Trước đó, Keangnam là trung tâm của một bê bối tham nhũng có liên quan tới Thủ tướng Hàn Quốc Lee Wan-koo và những nguồn viện trợ then chốt tới tổng thống Park Geun-hye trong nhưng dự án xây dựng tại 4 quốc gia nói trên trong những năm gần đây. Cụ thể, tập đoàn này đang thực hiện một dự án xây dựng Hệ thống thu gom, xử lý nước thải trị giá 29,1 tỷ won tại Việt Trì, Việt Nam.
Những ngân hàng lớn cung cấp tín dụng cho Keangnam – Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hàn quốc, Tập đoàn Thương Mại Hàn Quốc và ngân hàng Shinhan cho biết số phận của các dự án nước ngoài của tập đoàn này chưa thể xác định được. Lãnh đạo Ngân hàng Shinhan, một trong những đơn vị cấp tín dụng cho biết họ vẫn đang xem xét tình hình tài chính của Keangnam để ra quyết định tiếp theo.
Tập đoàn xây dựng Keangnam đã bị hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán Hàn Quốc vào hôm nay (15/4) sau khi nguồn vốn thâm hụt nghiêm trọng do hoạt động kinh doanh thua lỗ, đồng nghĩa với việc tập đoàn cần thêm vốn từ các ngân hàng hoặc phải thu hút được nhà đầu tư mới để tiếp tục duy trì các dự án nước ngoài cũng như trong nước.
Trong khi đó, Keangnam đang dính vào một vụ kiện tại Madgascar với nguy cơ phải nộp 110 tỷ won tiền phạt, Cục Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSS) cho biết.
Thành lập năm 1951, Keangnam là một trong công ty xây dựng đầu tiên của Hàn Quốc mở rộng quy mô sang thị trường nước ngoài. Vào những năm 70, tập đoàn đã phát triển quy mô kinh doanh tới khu vực Trung Đông, Sri Lanka, Cameroon và Malaysia. Tháng 2/1973, Keangnam trở thành doanh nghiệp xây đựng đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc.
Theo Báo Kinh Tế Đô Thị