Các công ty lớn dừng các dự án nghiên cứu AI tốn kém

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Từng có thời điểm các công ty công nghệ dường như có thể thử nghiệm bất kỳ dự án nghiên cứu nào họ muốn mà không phải lo lắng về chi phí.

Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Trong quá khứ, các nhà nghiên cứu dự án DeepMind và những công ty công nghệ khác có rất nhiều thời gian để theo đuổi những dự án nghiên cứu có khả năng đột phá mà không phải đắn đo về chi phí. Vào năm 2020, Google đã xóa khoản nợ 1,3 tỉ USD của DeepMind như một dấu hiệu cho thấy cam kết của họ.

Tuy nhiên, trong kỷ nguyên ChatGPT, rõ ràng là các ưu tiên này đã bị đảo lộn hoàn toàn. Đối với các nhà lãnh đạo công nghệ, bây giờ tất cả chỉ xoay quanh doanh thu, lợi nhuận.

Kể từ khi ra OpenAI ra mắt ChatGPT , cuộc đua thương mại hóa AI đã tăng tốc trong lĩnh vực công nghệ. Vào thời điểm đó, ChatGPT đã khiến người dùng phấn khích về những ứng dụng thực sự của AI trong đời sống, đồng thời thúc đẩy các đối thủ cạnh tranh buộc phải đưa ra các giải pháp thay thế hoặc có nguy cơ hụt hơi trong thị trường đầy tiềm năng này.

Ví dụ mới nhất về các công ty ưu tiên lợi nhuận là Meta. Theo báo cáo tài chính mới đây, công ty đã loại bỏ một nhóm nghiên cứu quan trọng về protein - như một phần của chương trình tái cấu trúc quy mô lớn của họ mà ông Mark Zuckerberg gọi là "Năm hiệu quả".

Mặc dù, không thể phủ nhận việc sử dụng AI để giải quyết vấn đề về protein là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng có thể giúp các nhà khoa học hiểu được tất cả các loại bệnh như Alzheimer và Parkinson.

Thay vào đó, Meta dường như đang ưu tiên những thứ có khả năng giúp họ kiếm tiền. Trong bản báo cáo tài chính mới đây của Meta, ông Zuckerberg đã nói với các nhà phân tích rằng nội dung do AI đề xuất đã giúp tăng thời gian người dùng sử dụng Facebook lên tới 7%.

Thời gian sử dụng tăng lên cũng giúp số tiền kiếm được từ quảng cáo tăng theo, vốn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu 32 tỉ USD mà Meta kiếm được trong quý 2.

Áp lực kiếm tiền cũng dần xuất hiện ở nhiều doanh nghiệp khác, khi Google thành lập một đơn vị kết hợp mới với DeepMind vào tháng 4 để cung cấp các tài liệu nghiên cứu về AI, giúp "cải thiện đáng kể cuộc sống của hàng tỉ người" và cả các sản phẩm xoay quanh công nghệ này.

Điều đáng chú ý là vào tháng trước, Meta đã phát hành Llama 2, mô hình ngôn ngữ lớn mới như một công cụ mã nguồn mở, miễn phí sử dụng cho các doanh nghiệp và hiện đã có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Phó Chủ tịch AI của công ty, Joelle Pineau, cũng cho biết Meta "vẫn cam kết" với Nhóm nghiên cứu AI cơ bản (FAIR) của mình, nhóm tiến hành "nghiên cứu khám phá dựa trên khoa học mở".

Tuy nhiên, Meta đang thực hiện các động thái để thương mại hóa AI theo nhiều cách nhất có thể. Tờ Financial Times đã đưa tin vào đầu tháng này rằng công ty đang chuẩn bị tung ra các chatbot hướng tới người tiêu dùng tương tự như ChatGPT ngay trong tháng tới.

Cuộc đua kiếm tiền từ AI đang dần nóng lên trong khi đó những nghiên cứu mang tầm vĩ mô hơn đang dần hạ nhiệt.

Theo Business Insider