Mỹ ngày càng có nhiều bàn luận nhiều về các lựa chọn quân sự chống lại Trung Quốc về các vấn đề quân sự, kinh tế, khoa học và chính phủ. Cuộc thảo luận này chủ yếu diễn ra sau những chiến thuật quân sự chiếm cứ lãnh thổ, lãnh hải trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông…Tạp chí Mỹ Forbes cho biết.
Thực tế này cũng bắt nguồn từ việc Trung Quốc ủng hộ Triều Tiên, nước đang đe dọa đến Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản với những phát biểu mang tính khiêu khích và việc phát triển vũ khí hạt nhân. Theo Forrbes, các hành động của Trung Quốc và đồng minh đe dọa đến sự ổn định quốc tế và các quy tắc của luật pháp quốc tế. Vì phương Tây nhìn nhận Trung Quốc đang ngày càng trở nên quyền lực và có lập trường công khai chống lại các giá trị phương Tây, Trung Quốc còn đe dọa đến các nguyên tắc văn minh nền tảng, được quy định trong hiến pháp các nước ở Mỹ và châu Âu.
Forbes cho rằng các lựa chọn quân sự chiến tranh chớp nhoáng như phong tỏa quân sự, Nhật Bản và Hàn Quốc tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ kéo theo nguy cơ leo thang không kiểm soát dẫn đến đối đầu quân sự. Do đó, các nước cần xem xét các động thái nguy hiểm này nên cân nhắc liệu những động thái có nguy cơ gây chiến tranh này có hợp lý hay không.
Lý thuyết chiến tranh chỉ ra rằng các quốc gia có trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ của nhân dân, tuân thủ luật pháp quốc tế và bảo vệ công lý. Các cuộc chiến tranh đều phải có nguyên nhân, và đó chỉ là biện pháp cuối cùng, và phải có chính nghĩa, có cơ hội thành công và có nguồn lực phù hợp để kết thúc.
Forbes chỉ ra một ví dụ: Trung Quốc vẫn chiếm đóng Đá Vành Khăn từ tay Philippine. Do đó, Philippine có quyền tự vệ, do đó có thể thực hiện tối đa khả năng của mình, kể cả yêu cầu thêm sự hỗ trợ từ Mỹ, đồng minh hiệp ước của nước này.
Bảo vệ đồng minh là tuân thủ theo luật pháp quốc tế, bảo vệ công lý và có ý định đúng đắn. Philippine là đồng minh hiệp ước của Mỹ theo Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951. Trung Quốc chiếm đóng Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa năm 1995. Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài thường trực The Hague năm 2013, điều này phù hợp với quy trình giải quyết tranh chấp của UNCLOS.
Điều này cũng thỏa mãn với điều kiện là biện pháp cuối cùng theo lý thuyết chiến tranh, cũng như theo điều khoản của Hiệp ước phòng thủ chung. Điều 1 của Hiệp ước quy định “Các bên, như đã được quy định trong điều 4 Hiến chương Liên hợp quốc, cam kết giải quyết các tranh chấp quốc tế có liên quan bằng các biện pháp hòa bình, không gây nguy hiểm đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế và tránh mối đe dọa trong quan hệ quốc tế hoặc sử dụng vũ lực trong các tình huống không phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc”.
Theo Forbes, trái ngược với những điều mà nhiều nhà bình luận nói trên báo chí, Trung Quốc không thể tuyên bố hành động phong tỏa, cách ly hoặc các biện pháp chống tiếp cận đến Đá Vành Khăn của Mỹ-Philippine là chiến tranh hay khơi mào chiến tranh. Thay vào đó, Trung Quốc đã vi chiếm đóng trái phép Đá Vành Khăn năm 1995 và do đó một cuộc phong tỏa sẽ là nỗ lực thực thi luật pháp quốc tế hợp lý. Tòa trọng tài thường trực The Hague đã bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý về cái gọi là “đường chín đoạn” ngang ngược ở Biển Đông của Trung Quốc vào tháng 7/2016.
Trung Quốc từ chối công nhận hay tuân theo phán quyết của tòa án quốc tế rằng việc chiếm giữ Đá Vành Khăn là vi phạm luật pháp quốc tế. Forbes nêu rõ rốt cuộc, Trung Quốc lại là nước duy nhất đi xâm chiếm ở đây. Việc Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng phi pháp Đá Vành Khăn do đó trở thành nguyên nhân cho việc phong tỏa, điều được coi là hành vi gây ra chiến tranh. Philippine đã dùng tất cả các biện pháp thông qua các tòa án, giờ đây phải thực hiện trách nhiệm với người dân bằng cách theo đuổi các biện pháp khác, bao gồm cả việc thực thi Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 với đồng minh Mỹ.
Chiến dịch phong tỏa của Mỹ- Philippine sẽ là biện pháp tối thiểu, đáp ứng các trách nhiệm quốc gia và thực hiện các cam kết đồng minh. Có lập luận cho rằng phong tỏa sẽ là hành vi gây chiến của Mỹ và Philippines và do đó là không hợp lý. Các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Trung Quốc sẽ là các công cụ tối thiểu khác cần được thực hiện đồng thời và sẽ được biện minh bởi lập luận tương tự, Forbes nhấn mạnh.
Tuy nhiên chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi. Xác suất cuộc phong tỏa của Mỹ sẽ gây ra các cuộc đụng độ vũ trang là rất nhỏ. Dù cho có đụng độ vũ trang, khả năng leo thang lớn dẫn đến chiến tranh lớn hơn vẫn rất nhỏ.
Forbes nhận định khả năng một chiến dịch phong tỏa dẫn đến chiến tranh lớn do đó rất nhỏ. Trung Quốc gần như liên tục có các tranh chấp biên giới thời hiện đại, nhưng chỉ một số tranh chấp mới phải sử dụng bạo lực. Các tranh chấp biên giới được quân sự hóa với Nga năm 1969 và láng giềng năm 1979 không tiến triển đến mức chiến tranh hạt nhân dù Nga và Trung quốc là hai cường quốc hạt nhân.
Nếu đụng độ quân sự diễn ra, Trung Quốc sẽ nhanh chóng tìm cách giảm căng thẳng vì công nghệ hạt nhân của Mỹ cao hơn và thống trị nấc leo thang căng thẳng. Lý thuyết Herman Kahn về ưu thế leo thang dự đoán rằng trong chiến tranh, bên rõ ràng yếu hơn sẽ rút lui trước và rút lui sớm. Do đó khả năng cuộc phong tỏa (đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông) dẫn đến chiến tranh là rất thấp và điều này thỏa mãn điều kiện rằng phương tiện tương ứng với kết thúc và sẽ có hội thành công. Tất cả những điều kiện chính của lý thuyết này trong trường hợp Mỹ tiến hành phong tỏa đều đã được thỏa mãn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cố gắng xây dựng hình ảnh hùng mạnh hơn. Nhưng Mỹ và các nước đồng minh ở EU hiện nay mạnh hơn Trung Quốc về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Rõ ràng Trung Quốc vẫn lạc hậu hơn về vũ khí hạt nhân, vì vậy Trung Quốc không muốn nguy cơ leo thang quân sự trên quy mô lớn. Điều này có thể thay đổi trong 5 đến 10 năm tới, và đó là lí do vì sao cần phải ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc hiện nay thông qua các biện pháp hòa bình như trừng phạt kinh tế, và nếu cần thì phong tỏa hải quân, Forbes nhận xét.
Tiến sĩ Gerrit van der Wees, từng là một nhà ngoại giao Hà Lan và là giáo sư tại Đại học Geogre Mason đã viết rằng: “Theo những trao đổi của tôi với các nhà ngoại giao ở các nước Đông Nam Á, tôi biết rằng họ quan ngại sâu sắc về các động thái của Trung Quốc và đang ngấm ngầm hoan nghênh sự hiện diện quân sự và các tuyên bố mạnh hơn của Mỹ trong khu vực”.
Theo Forbes, Trung Quốc đang hành động như một kẻ bắt nạt ở châu Á, vì thế khu vực này đang tìm kiếm sự hiện diện quân sự mạnh hơn của Mỹ và tìm đối trọng để chống lại tham vọng của Trung Quốc. Bắt đầu bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế ít nguy hiểm và có sức thuyết phục hơn sẽ là cách làm chiến lược. Nhưng Trung Quốc cũng cần phải được nhắc nhở rằng nếu diễn ra việc phong tỏa chung của Mỹ và Philippine ở Đá Vành Khăn cũng là điều hoàn toàn hợp lý.
Logic tương tự cũng có thể được áp dụng với các tranh chấp của Trung Quốc với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.... Do đó theo Forbes, cách tốt nhất với Trung Quốc là thực hiện các bước đi chủ động và đơn phương là lặng lẽ rút quân đội khỏi vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác và để giảm căng thẳng trong khu vực. Đây là cơ hội để Trung Quốc giữ thể diện và giảm nguy cơ chiến tranh.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu