Biển Đông nóng, Mỹ tính xây tổ hợp căn cứ nổi “đấu” Trung Quốc

VietTimes -- Đối phó với những đảo nhân tạo và khả năng Trung Quốc sẽ quyết đoán hơn trong việc tiếp tục xây dựng các căn cứ tiền đồn, các nhà phân tích quân sự Mỹ đề xuất triển khai căn cứ nổi và phát triển dự án Tổ hợp căn cứ nổi trên biển Đông như một biện pháp ngăn chặn Bắc Kinh
Căn cứ Hải quân Mỹ cơ động trên biển
Căn cứ Hải quân Mỹ cơ động trên biển

Tiếp theo những giải pháp đã nêu Các nhà phân tích quân sự Mỹ đề xuất các giải pháp cứng rắn hơn:

4. Duy trì sự hiện diện Lực lượng cảnh sát biển Mỹ và quốc tế có ý nghĩa quan trọng trên Biển Đông. Bắc Kinh đã sử dụng các tàu cảnh sát biển, tàu thương mại và dân sự để tiến công vào vùng nước mà họ tuyên bố phi pháp về vấn đề chủ quyên, đe dọa các nước láng giềng trong khu vực trên Biển Đông trong nhiều năm qua, đồng thời tránh được những phản ứng của giới quân sự quốc tế mà các chiến hạm hải quân có thể kích động.

Hoa Kỳ và các đối tác, đồng minh có thể chống lại chiến thuật này bằng phương án duy trì sự hiện diện của lực lượng Cảnh sát biển thường xuyên và có thể quan sát được trên các phương tiện truyền thông quốc tê. Chỉ có Mỹ mới có khả năng bảo vệ an ninh biển trên phạm vi toàn cầu, nhưng ở một số khu vực và một số đồng minh, đối tác quốc tế có thể cùng tham gia hỗ trợ. Khi Trung Quốc đã tự chứng minh, tàu Cảnh sát biển ít khiêu khích hơn tàu chiến, chiến thuật sử dụng tàu Cảnh sát biển của Mỹ và các đồng minh, đối tác có thể đối đầu với tàu vỏ trắng Trung Quốc theo phương pháp tương tự với ít nguy cơ leo thang quân sự hơn.

5. Tăng cường hoạt động quân sự của Mỹ trên Biển Đông. Mỹ cần thường xuyên tuần tra định kỳ trên Biển Đông với tàu sân bay lớp Nimitz trong cụm tàu sân bay tấn công, thỉnh thoảng với tàu đổ bộ trực thăng hạng nặng. Mỹ cần phải khẳng định rằng, trên vùng nước Biển Đông và Biển Hoa Đông, cụm tàu sân bay tấn công chủ lực hoặc cụm tàu đổ bộ luôn có khả năng triển khai lực lượng (bao gồm cả lính thủy đánh bộ) trên biển Đông ít nhất sáu lần trong 12 tháng.

Không quân Mỹ có thể tiến hành bay tuần tiễu thường xuyên hơn trong khu vực Biển Đông, bao gồm với B-1, B-2 và B-52. Mỹ cần tăng cường hoạt động giám sát tình trạng và diễn biến trên quần đảo Trường Sa, bao gồm cả phương án bay trực tiếp trên các đảo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở độ cao lớn (Mỹ xác định đây là không phận quốc tế). Washington có thể giảm nguy cơ leo thang quân sự không chủ ý bằng cách kêu gọi sự tham gia của quốc tế và công bố các hoạt động này thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phương án này không chỉ cung cấp một tín hiệu quan trọng về ý định của Mỹ kiên quyết bảo vệ tự do hàng hải, mà còn đảm bảo một lực lượng đáng kể của quân đội Mỹ có khả năng tấn công ngay lập tức trong tình huống của một cuộc xung đột, lực lượng này có thể bù đắp sự mất cân bằng lực lượng khi Trung Quốc sử dụng những hòn đảo nhân tạo.

6. Triển khai các căn cứ nổi của Mỹ trên Biển Đông. Washington có thể đáp trả động thái bồi đắp các đảo nhân tạo của Bắc Kinh bằng cách xây dựng các căn cứ nổi tạm thời, có khả năng duy trì sự hiện diện của Mỹ và các nhóm quốc tế.

Căn cứ di động viễn chinh ESB - USNS Lewis B. Puller

Phương án này hướng tới việc triển khai một hoặc nhiều căn Căn cứ di động viễn chinh (Expeditionary Mobile Bases - ESB) (trước đây gọi là Dàn Căn cứ nổi) trên Biển Đông, Đây có thể là dàn nổi dạng phà tự hành, có chức năng hoạt động như căn cứ nhỏ cơ động, có thể triển khai một số lực lượng nhất định theo yêu cầu nhiệm, bao gồm cả căn cứ máy bay trực thăng và lực lượng hoạt động đặc biệt.

Mỹ cũng có thể tái khởi động lại chương trình phát triển Tổ hợp căn cứ di động ngoài khơi xa (JMOB). Trong tương lai, một loạt các JMOBs có thể là căn cứ di động trong khu vực (tương tự như các giàn khoan dầu nổi liên kết lại với nhau), đủ lớn để các máy bay vận tải lớn có thể cất hạ cánh và doanh trại cho hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn binh lính. Trung Quốc cũng đang nhận định phát triển các căn cứ di động này có tiềm năng, nhưng Bắc Kinh đã đạt được nhiều mục đích trong chương trình bồi đắp đảo, do đó kế hoạch phát triển căn cứ nổi này đang ở cấp độ tiền khả thi.

Dự án căn cứ nổi kiểu JMOB

 Ưu điểm lớn nhất của các căn cứ kiểu ESB và JMOB là những cơ sở hạ tầng di động này có thể hỗ trợ các nhóm các hoạt động phi chiến đấu ít có tính khiêu khích hơn, ví dụ như hỗ trợ nhận thức miền hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, cứu trợ nhân đạo. Lực lượng của các căn cứ nổi, kết hợp với Cảnh sát biển và các thủy thủ đoàn của tàu dân sự - từ các nước khác cũng như từ Mỹ có thể làm giảm nguy cơ khiến Trung Quốc cáo buộc đây là sự leo thang quân sự để có những động thái cực đoan.

Tổ hợp căn cứ di động ngoài đại dương JMOB

Những căn cứ này có giá trị lưỡng dụng đối với Mỹ, trong điều kiện thời bình có thể hỗ trợ nhiệm vụ quan trọng thường xuyên (trong đó có các cuộc tuần tra Cảnh sát biển quốc tế), trong điều kiện gia tăng căng thẳng ở mức đối đầu có thể tạo điều kiện cho Hải quân Mỹ có được khả năng nhanh chóng triển khai lực lượng trong khu vực trước nguy cơ xung đột..

Không một phương án nào trong số các phương án được nêu là hoàn hảo, có nhiều liên quan đến rủi ro và sự cân bằng lợi ích, nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ xung đột. Nhưng nếu tiếp tục với tình trạng hiện tại, sự lựa chọn chính sách kém hiệu quả hiện này cũng sẽ đưa đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu không kiểm soát được tình hình, chỉ trong năm năm nữa Bắc Kinh sẽ có một chuỗi các căn cứ, sân bay, quân cảng trên các đảo nhân tạo trên biển Đông từ hướng bờ biển Việt Nam đến các đảo Palawan Philippines.

Không có nghi ngờ về việc những đảo nhân tạo - tiền đồn này sẽ phục vụ như bàn đạp nhằm triển khai sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên toàn bộ khu vực. Mỹ cần phải đưa ra quyết định khó khăn: hoặc chấp nhận hành động của Trung Quốc như một sự đã rồi, hoặc kiên quyết chống lại những hành động quyết đoán hơn nữa. Những đề xuất này cung cấp một luận điểm cho những cuộc  hội đàm sâu sắc, có nội dung và kết quả hơn giữa Mỹ với đối tác và đồng minh trong khu vực về những động thái quyết đoán bỏ qua luật pháp quốc tế ngày càng tăng của Trung Quốc trong tình huống không bị ngăn chặn trên vùng biển Nam Trung Quốc.

Tác giả: Trung tướng nghỉ hưu David W. Barno và tiến sĩ Nora Bensahel là thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương.

TTB