Bí mật chiến lược hải quân, lý luận hải quân và thực hành tác chiến của Trung Quốc

Sự phát triển mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây đặt ra tập hợp các câu hỏi lớn liên quan đến tư tưởng chỉ đạo, lý luận quân sự và nghệ thuật quân sự của hải quân Trung Quốc. Một vấn đề được Phương Tây quan tâm (theo truyền thống) là Học thuyết quân sự Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông
Tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) không có thuật ngữ đặc biệtdành cho “học thuyết quân sự” và cũng không sử dụng một từ ngữ nào "tương đương” viện dẫn cho các lý luận quân sự cũng như các hoạt động tác chiến thực tế trên chiến trường. Vậy, PLA đã có những cơ sở căn bản gì cho các lý luận quân sự và các hoạt động tác chiến thực tế trên chiến trường? Để hiểu được điều này, cần phải hiểu được mối liên kết chặt chẽ giữa những lý luận quân sự và những hoạt động thực hành tác chiến của PLA để xác định được những khái niệm cơ bản trong các hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Trong PLA, lĩnh vực Khoa học Quân sự là sự liên kết chặt chẽ, tương quan lẫn nhau giữa "Lý luận quân sự căn bản” và "Lý luận quân sự ứng dụng” "Lý luận quân sự căn bản” chỉ rõ chủ trương, đường lối quân sự, nguyên tắc căn bản trong mọi hoạt động của QĐNDTQ.

Những quan điểm được nêu trong "Lý luận quân sự căn bản” có tính chất pháp điển hóa được phổ cập trong các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, trong các tài liệu học tập và nghiên cứu, trong các tài liệu mang tính tương đương học thuyết quân sự và trong các hoạt động huấn luyện như tư tưởng chỉ đạo chiến lược, quan điểm tư duy cho mọi hoạt động quân sự và các nguyên tắc chỉ đạo chiến thuật.

"Lý luận quân sự ứng dụng” chỉ ra những nội dung hoạt động cần thiết nhằm cụ thể hóa những tư tưởng chiến lược, quan điểm tư duy các hoạt động quân sự và các nguyên tắc chỉ đạo chiến dịch, chiến thuật trong các điều kiện tình huống. Khi Lý luận quân sự căn bản” chỉ rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Trung Quốc sử dụng lực lượng vũ trang trong mỗi cấp độ của chiến tranh trong khái niệm rộng. "Lý luận quân sự ứng dụng” sẽ vạch rõ, phương pháp cụ thể thực hiện điều đó như thế nào?!

Ba cấp độ xung đột của PLA

Lý luận cơ bản của PLA khẳng định 3 cấp độ của xung đột và những mô hình hoạt động tác chiến : Chiến tranh, chiến dịch và các trận chiến đấu. tương đương với các tư duy quân sự " Tư tưởng chiến lược, tư duy chiến dịch và các hình thức chiến thuật”.

Ba cấp độ "Xung đột" của PLA

Chiến tranh có thể là "khu vực” và "mở rộng". Chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang nhằm đạt được mục tiêu chính trị tổng thể của một quốc gia.

Chiến dịch được hiểu như là các hoạt động liên kết giữatiến hành các trận đánh cụ thể, những mục tiêu chiến thuật đặt ra trong mỗi trận đánh, và kết quả đạt được các mục tiêu tổng thể của quốc gia trong cuộc chiến tranh. Nội dung của mỗi cấp độ trong ba cấp độ xung đột được xác định " nội dung" bằng một mức độ hoạt động tác chiến khác nhau của "lý thuyết quân sự cơ bản" như hình dưới đây.

Những quan điểm cơ bản của chiến lược " Phòng thủ tích cực"

Lực lượng hải quân (PLAN) Là một thành phần của " PLA vĩ đại ", do đó nhiều thuật ngữ chiến lược và hoạt động của Hải quân, cấu trúc hạ tầng tư duy của hải quân cho việc phân tích của chiến tranh và các hoạt động tác chiến, và các vấn đề cơ bản của khoa học quân sự hải quân Trung Quốc phản ánh phổ quan sự áp dụng "phương pháp tiếp cận chung của PLA ".

Nói cách khác, nó được diễn đạt bằng các thuật ngữ "quân đội" (khái niệm này chỉ lực lượng lục quân). Đây là một chủ để gây tranh cãi cho rằng các luận thuyết quân sự của hải quân Trung Quốc không bắt đầu giống như một cơ cấu tổ chức lực lượng cụ thể là Hải quân cho đến khi các lý luận quân sự tiếp cận đến cấp độ chiến thuật của các hoạt động tác chiến trong mỗi trận đánh trên chiến trường.

Như vậy, tất cả các tư tưởng chỉ đạo cơ bản về chiến lược hải quân và các khái niệm quan điểm cấp chiến dịch của PLA được áp dụng cho lực lượng Hải quân Trung Quốc, giai đoạn gần đây nhất, một quan điểm chiến lược khác của Trung Quốc, gần với tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Mỹ "Chiến lược quân sự quốc gia” được mang tên là "Những tư tưởng chỉ đạo chiến lược quân sự quốc gia trong giai đoạn mới”Những tư tưởng chỉ đạo chiến lược này bao gồm hai quan điểm chiến lược chính.

Quan điểm chỉ đạo chiến lược thứ nhất là: Biên chế cơ cấu tổ chức và hiện đại hóa quân đội, được nêu lên với tên gọi là "Xây dựng quân đội” Đây là các quan điểm tư tưởng chi đạo toàn bộ các nỗ lựcnhằm cải cách, hiện đại hóa PLA, bao gồm: nghiên cứu phát triển và mua sắm trang thiết bị, cải cách cơ cấu tổ chức, cơ cấu chỉ huy điều hành trong điều kiện thời bình và thời chiến.

Trong giai đoạn ngày nay, những tư tưởng chỉ đạo "Xây dựng quân đội” đối với lực lượng PLA được gọi là chương trình "Hai đổi mới” thúc đẩy và kêu gọi PLA tiến hành cải cách và hiện đại hóa quân đội:

- Từ một quân đội sẵn sàng chiến đấu trong các cuộc chiến tranh khu vực trong điều kiện thông thường chuyển hóa thành một lực lượng quân sự sẵn sàng chiến đấu và thắng trong các cuộc chiến tranh khu vực trong điều kiện tác chiến hiện đại, có sử dụng “công nghệ cao".

- Từ một quân đội có sức mạnh dựa trên số lượng thành một quân đội có sức mạnh dựa trên chất lượng chiến đấu cao.

- Kết quả tất yếu của hai đòi hỏi bức thiết được thể hiện trong các tài liệu và văn bản chỉ đạo của PLA làquân đội Trung Quốc cần phải chuyển đổi từ một một quân đội có sự tập trung quân số đông trở thành quân đội có sự hội tụ cao độ của khoa học và công nghệ.

Từ những năm đầu tiên của 2000x, PLA bắt đầu tập trung sự quan tâm và nỗ lực của quân đội nhằm xây dựng lực lượng vũ trang dựa trên cơ sở xây dựng hạ tầng của công nghệ thông tin và sự cơ giới hóa quân đội.

Quan điểm chỉ đạo chiến lược thứ 2 bao hàm những chỉ đạo hành động cụ thể, đảm bảo một góc nhìn sâu rộng và tổng quan về những phương pháp tiến hành một cuộc chiến tranh. Những tư tưởng chỉ đạo về phương pháp tiến hành chiến tranh có tính chất tổng quan thuộc cấp quốc gia.

Nội dung của những tư tưởng này không chỉ đạo cụ thế những định hướng cấp chiến dịch hoặc cấp chiến thuật cho những tình huống cụ thể. Các phương pháp tiến hành chiến trang thường gắn liền với nội dung đánh giá tình huống của một cuộc xung đột tiềm năng mà Trung Quốc có thể phải đối mặt trong tương lai gần. Ví dụ như một cuộc chiến tranh trên diện rộng hoặc một cuộc xung đột – chiến tranh trong khu vực, chiến tranh hạt nhân hoặc chiến tranh thông thường.

Nhưng chủ trương, đường lối và quan điểm "Những tư tưởng chỉ đạo chiến lược quân sự quốc gia trong giai đoạn mới” được hiểu như một khái niệm, một quan điểm hoàn toàn mới của PLA, đó là quan điểm "Chủ động phòng thủ” với những điều chỉnh nhằm tiến hành các cuộc chiến tranh khu vực trong điều kiện tác chiến công nghệ cao.

" Chủ động phòng thủ” là quan điểm chiến lược cấp cao nhất, bao trùm lên mọi hoạt động quân sự của PLA trong điều kiện chuẩn bị chiến tranh thời bình và tiến hành chiến tranh thời chiến. Quan điểm này là định hướng tư duy chiến lược cho tất cả các quân, binh chủng và lực lượng đặc biệt, các tổ chức phục vụ quốc phòng, đương nhiên, nó cũng là định hướng tư duy chiến lược cho lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Phòng thủ ngoài khơi xa

Vào năm 1985, Ủy ban quân sự Trung ương Trung Quốc đã đưa ra định hướng chiến lược cho Lực lượng Hải quân Trung Quốc trong quan điểm " Chủ động phòng thủ” . Được hiểu với tên gọi là " Phòng thủ ngoài khơi” Lực lượng Hải quân Trung Quốc cũng đề cập đến khái niệm " Chiến lược phòng thủ tầm xa” hoặc có thể hiểu theo khái niệm " Chiến lược quốc phòng từ nước ngoài”

Chiến lược phòng thủ ngoài khơi xa của Trung Quốc

Những nghiên cứu sâu sắc và cụ thể hơn về Chiến lược phòng thủ ngoài khơi của Hải quân Trung Quốc chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn trong một bài viết khác, nhưng cơ bản, nó gắn chặt với quan điểm " Chủ động phòng thủ” đã được nêu trên, những tư tưởng chỉ đạo nói trên có thể được xem xét từ góc độ những tuyên bố đã nếu:

- "Nhìn chung, chiến lược quân sự của PLA là phòng thủ. PLA chỉ tấn công khi bị tấn công, nhưng những tư tưởngchỉ đạo tác chiến là chiến đấu tiến công.”

- " PLA không đặt giới hạn về mức độ, cường độ, lực lượng cũng như biên giới cho các cuộc tấn công của chúng ta chống lại kẻ thù.”

- " PLA kiên trì chờ đợi các điều kiện thuận lợi về tình hình trong và ngoài nước, cũng như điều kiện thời gian. Khi đó, PLA sẽ triển khai các hoạt động tấn công.”

- " PLA sẽ tập trung chủ yếu khai thác điểm yếu của đối phương để dành thắng lợi. "

- " PLA sẽ sử dụng sức mạnh quân sự của chính mình để tiêu diệt và vô hiệu hóa sức mạnh quân sự của đối phương. "

- "Những hoạt động tác chiến nhằm tiêu diệt kẻ thủ được tiến hành đồng thời song song cùng với những hoạt động phòng thủ bảo vệ lực lượng.”

Tư tưởng chỉ đạo chiến dịch của hải quân Trung Quốc

QĐNDTQ đưa ra 22 mô hình tác chiến cấp chiến dịch mà lực lượng vũ trang Trung Quốc có thể sẽ triển khai khi xảy ra xung đột, trong 22 sơ đồ tác chiến cấp chiến dịch đó, lực lượng hải quân Trung Quốc có 6 sơ đồ tác chiến cấp chiến dịch mà Hải quân có thể triển khai chiến đấu, các sơ đồ chiến dịch đó có thể được coi là một phần của một chiến dịch lớn hơn của tập hợp các lực lượng quân binh chủng hợp thành trên mọi không gian chiến trường, hoặc là một chiến dịch độc lập của lực lượng hải quân trong một không gian chiến trường. 6 sơ đồ tác chiến là:

- Chiến dịch phong tỏa biển: Là chiến dịch nhằm mục đích phong tỏa và ngăn chặn đối phương, cắt đứt hoặc giảm thiểu đến mức tối đa mọi hoạt động liên kết, quan hệ giữa đối tượng thù địch với thế giới bên ngoài.

- Chiến dịch tấn công đường giao thông vận tải biển (SLOC): Là chiến dịch nhằm mục đích phá hoại hoặc làm tê liệt các tuyến đường giao thông, vận tải trên biển của lực lượng thù địch.

- Chiến dịch tác chiến biển đối đất: Các đòn tấn công nhằm vào các mục tiêu căn cứ quân sự ven biển, các hải cảng quân sự và các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong đất liền của đối phương.

(Các chiến dịch tấn công có thể sử dụng vũ khí thông thường trên các chiến hạm hoặc vũ khí hạt nhân trên các hạm tầu trên biển.)

- Chiến dịch chống lực lượng hải quân đối phương: Là các chiến dịch có mục tiêu là tiêu diệt và đánh thiệt hai lực lượng hải quân (các chiến hạm ngầm và nổi) của đối phương. Đây là mô hình chiến dịch mang bản chất của các chiến dịch hải chiến trên thế giới.

- Chiến dịch bảo vệ các tuyến đường vận tải biển: Chiến dịch được tiến hành bởi các hạm đội có mục đích bảo vệ các tuyến vận tải đường biển và các tầu vận tải biển trên các tuyến đường vận tải.

- Chiến dịch bảo vệ các căn cứ: Chiến dịch tiến hành nhằm mục đích phòng thủ chống lại các đòn tấn công trên diện rộng của lực lượng thù địch, phá hủy tuyến phong tỏa của đối phương, thực hiện cứu hộ lục lượng quân ta hoặc lực lượng đồng minh. Chiến dịch phòng thủ cũng nhằm mục đích chống lại các đòn tấn công bằng tầu ngầm, chiến hạm nổi, chống thủy lôi, các đòn tấn công từ trên không hoặc trên đất liền, đồng thời thực hiện phòng thủ chống vũ khí hủy diệt lớn..

Ba tấn công và ba phòng thủ trong các hoạt động tác chiến cấp chiến thuật

Trong 22 mô hình tác chiến cấp chiến thuật, PLA tập trung huấn luyện ba phương thức tác chiến cấp chiến thuật, các phương thức tác chiến này được gọi ngắn gọn là " Ba tấn công, ba phòng thủ”.Ba tấn công là các đòn tấn công tiêu diệt xe tăng, tấn công tiêu diệt máy bay và tấn công tiêu diệt lực lượng đổ bộ đường không. Ba phòng thủ là phòng chống vũ khí hóa học, phòng chống vũ khí sinh học và phòng chống vũ khí hạt nhân.

Vào năm 1999 Lực lượng quân đội Trung Quốc đã triển khai các khái niệm tác chiến mới " Ba tấn công mới” bao gồm có các đòn tấn công bằng máy bay tàng hình, bằng tên lửa hành trình và bằng máy bay trực thăng chiến đấu, đồng thời cũng đưa ra ba hình thức tác chiến phòng ngự mới. " Ba phòng thủ mới” đề cập đến bảo vệ mục tiêu chống các đòn tấn công chính xác, gây nhiễu điện từ, các hoạt động trinh sát điện tử và các đòn tấn công điện tử.

Lực lượng hải quân Trung Quốc cũng phải tích cực tham gia xây dựng và huấn luyện với những giải pháp tiến hành chiến tranh với các quan điểm tác chiến mới " Ba tấn công và Ba phòng ngự”.

Các văn bản chỉ đạo

Trong lực lượng Hải quân Trung Quốc, tư tưởng chỉ đạo về các hoạt động tác chiến và công tác huấn luyện tác chiến theo các phương châm được nêu được thực hiện bằng văn bản, khẩu hiệu và tài liệu hướng dẫn tác nghiệp.

Văn bản chỉ đạo cao nhất, hướng dẫn triển khai các công tác chỉ đạo thực hiện các định hướng về các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch trong Hải quân Trung Quốc làĐại cương chiến dịch (gangyao). Các tài liệu cấp độ thấp hơn trong tiến chình đổi mới công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu là Đề cương công tác đào tạo huấn luyện quân đội và đánh giá chất lượng, Văn bản hướng dẫn huấn luyện quân sự , điều lệnh tác chiến và các tài liệu huấn luyện giảng dạy và học tập.

Một điều quan trọng là lực lượng Hải quân Trung Quốc đã ban hành một bộ văn bản, tài liệu hướng chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đã được sửa đổi theo tư duy chiến lược chiến dịch và chiến thuật hoàn toàn mới tình từ thời điểm kết thúc Kế hoạch năm năm lần thứ 9 (1996 – 2000).

Đại cương chiến dịch (Gangyao)

Đại cương chiến dịch là tài liệu có tính pháp quy trong quân đội và là tài liệu chính thức của quân đội bao hàm các nội dung về tư tưởng chỉ đạo, tư duy chiến dịch, trong nhiều trường hợp đánh giá, tài liệu này có thời gian sử dụng tương đối dài (từ 5 năm đến 10 năm), từ nguồn tài liệu này được xuất bản các bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết hơn.

Nếu so sánh tài liệu này với những tài liệu của hải quân Mỹ, Đại cương chiến dịch (Gangyao) có thể được đánh giá là Học thuyết quân sự Hải quân Trung Quốc. Vào năm 1999 lực lượng Hải quân Trung Quốc lại phát hành lại tài liệu Gangyao cùng vào thời điểm PLA phát hành các tài liệu Đại cương chiến dịch (Gangyao) cho Lục quân, Không quân và lực lượng Tên lửa chiến lược số II SAC. Đồng thời cũng trong giai đoạn này, PLA lần đầu tiên phát hành tài liệu Đại cương chiến dịch hiệp đồng liên quân và tài liệu Đại cương hậu cần kỹ thuật chiến dịch hiệp đồng liên quân.

Đề cương công tác đào tạo huấn luyện và đánh giá chất lượng

Vào tháng 6 năm 2001, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang PLA đã ban hành Đại cương huấn luyện, đào tạo và đánh giá chất lượng cho các lực lượng mặt đất OMTE đã được sửa đổi cho phù hợp với tính hình mới, tài liệu như thông lệ, được mật hóa, và trong các lực lượng PLA được gọi với cái tên đơn giản là Đề cương (dagang).

Sau 3 năm nghiên cứu và biên tập, Hải quân Trung Quốc cũng xuất bản cho lực lượng bản OMTE đã được sửa đổi và bổ sung vào tháng giêng năm 2002. Trong tháng 4 năm 2002 lực lượng không quân Trung Quốc cũng ban hành văn bản OMTE sửa đổi và bổ xung. Một điều đặc biệt là, các bản đề cương "dagang” trước đây cụm từ đánh giá chất lượng không có, nó chỉ được bổ xung sau này khi các bản đề cương mới được ban hành.

Theo các tài liệu đã ban hành, OMTE của Hải quân bao gồm các tài liệu được quy chuẩn hóa (điều lệnh hóa) sử dụng cho từng binh chủng, từng lớp, loại tầu theo biên chế tổ chức của từng đơn vị đế tiến hành huấn luyện tác chiến.

Các tài liệu của OMTE được phân chia theo ngành, hạng ngạch, lớp và loại tầu , theo chức năng nhiệm vụ và theo tính chất đặc thù của công nghệ quân sự. Nội dung của các tài liệu bao hàm: tư tưởng chỉ đạo, đối tượng đào tạo huấn luyện, nội dung, thời gian dự kiến và mục tiêu đạt được sau quá trình đào tạo huấn luyện.

Tài liệu OMTE quy định các thủ tục thực hiện nội dung chương trình huấn luyện đào tạo, soạn thảo các kế hoạch huấn luyện, các chủ đề và trọng tâm, quy định các trương trình huấn luyện, tổ chức các hoạt động huấn luyện, đào tạo, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo. Một số nội dung của OMTE được Hải quân Trung Quốc triển khai cho các đơn vị đến mức độ chi tiết như sau:

- Các đơn vị được trang bị với mỗi lớp, mỗi loại tàu ngầm Hải quân và chiến hạm nổi
- Các đơn vị được trang bị với mỗi loại máy bay không quân Hải quân, vũ khí phòng không (AAA), và tên lửa phòng không (SAM).
- Lực lượng phòng thủ bờ biển, các đơn vị pháo binh phòng thủ bờ biển và các đơn vị tên lửa chiến thuật phòng thủ bờ biển.
- Lực lượng lính thủy đánh bộ của hải quân.
- Các đơn vị hậu cần kỹ thuật hải quân.
- Các đơn vị phòng chống vũ khí hủy diệt lớn.

Các khái niệm cơ bản về huấn luyện quân sự

Căn cứ theo các khái niệm cơ bản về huấn luyện quân sự được xây dựng bởi 4 Bộ tham mưu của các lực lượng vũ trang, lực lượng Hải quân Trung Quốc cũng xây dựng và phát triển tài liệu huấn luyện cho lực lượng tương tự, những khái niệm không tương đương được Hải quân phát triển dựa trên những nguyên tắc cơ bản của huấn luyện quân sự.

Huấn luyện diễn tập của hải quân Trung Quốc

Các nguyên tắc chỉ bao gồm 16 ký tự, xắp xếp thành 4 bộ ký tự. Nhưng khái niệm tổng quan về của hải quân Trung quốc được viết theo những khái niệm cơ bản của huấn luyện tác chiến của lực lượng của Hải quân:

- Gắn kết chặt chẽ huấn luyện với các tình huống chiến đấu thực tế.

- Huấn luyện với thực tế khắc nghiệp của chiến trường chống lại lực lượng thù địch đối phương.

- Thực hiện nghiêm ngặt kỷ luật chiến trường trong huấn luyện.

- Triệt để áp dụng khoa học và công nghệ trong quá trình huấn luyện.

Các tài liệu văn bản quy định huấn luyện Hải quân

Lực lượng hải quân có một hệ thống các văn bản và tài liệu, với nhiều tên gọi khác nhau khi dịch ra ngôn ngữ nước ngoài như là các nguyên tắc và các quy định. Các bộ tư lệnh của các vùng chiến thuật có thể đưa ra những nguyên tắc và các quy định riêng.

Chỉ có 4 Bộ tư lệnh quân chủng và bộ tổng tham mưu có thể đưa ra những nguyên tắc huấn luyện tác chiến chung. Một đơn vị chiến đấu nhỏ nhất như Trung đoàn cũng có thể đưa ra những quy định tác chiến riêng biệt của đơn vị theo biên chế trang bị và thực tế chiến trường.

Các tài liệu huấn luyện

Lực lượng Hải quân Trung quốc sử dụng các tài liệu huấn luyện giảng dạy dựa trên các tài liệu căn bản theo đề cương chi tiết huấn luyện quân đội. Hệ thống các tài liệu đề cương chi tiết này được soạn thảo bởi các viện nghiên cứu hàng đầutương tự như Học viện sĩ quan hải quân hay Học viện khoa học quân sự PLA (AMS).

Từ góc độ lý luận quân sự có thể nhận thấy, các nguồn văn bản, tài liệu trong lực lượng hải quân Trung Quốc là sự kế thừa và phát triển của Nghệ thuật chiến tranh Nhân dân trong thời kỳ nội chiến, được tăng cường và bổ xung các kiến thức và kinh nghiệm tác chiến của hải quân nước ngoài. PLAN chưa hoàn toàn thoát ra khỏi quan điểm Chiến tranh nhân dân, do đó những động thái nhằm tăng cường sự hiển diện của PLAN cũng như khả năng chiến đấu hoàn toàn nằm trong khái niệm này.

Các động thái mang tính khiêu khích mở rộng: tuyên bố mập mờ về đường 9 đoạn, tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vùng nhận dạng phòng không ESADIZ, diễn tập bắn đạn thật thường xuyên, xây dựng căn cứ tiền đồn trên đảo nhân tạo…đều nằm trong chiến lược chung là mở rộng địa bàn kiểm soát theo kiểu “lục quân” cổ điển của nghệ thuật quân sự Trung Quốc, nằm trong chiến lược phát triển sức mạnh hải quân như một quân chủng chứ không phải là một lực lượng viễn dương.

Tư tưởng chiến lược hải quân PLA cho thấy điểm mạnh là khả năng dùng sức mạnh quân sự khống chế khu vực, từng bước sử dụng sức mạnh mềm ép lực lượng đối đầu tương đương (Mỹ) phải lùi bước, khó có nguy cơ xảy ra chiến tranh cường quốc nhưng cũng có khả năng dành thắng lợi nhanh chóng trong các xung đột với các nước láng giềng.

Điểm yếu nhất của chiến lược phát triển hải quân PLA là khả năng dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang các nước láng giềng nhằm ngăn chặn xung đột, thế trận phòng thủ của Trung Quốc trên biển sẽ trở thành da báo, mất khả năng ngăn chặn tiếp cận và xâm nhập. Điều này khiến Trung Quốc buộc phải lao vào cuộc chạy đua vũ trang số lượng lớn với chi phí ngày càng tăng. PLA sẽ phải đối đầu với sự suy thoái tiềm lực quốc phòng.

Bài viết của trang Globalsecurity, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực học thuyết quân sự, cơ cấu tổ chức và biên chế lực lượng quân đội các nước.

Trịnh Thái Bằng theo TPO