01/2013,Philippinesđệ đơn lên tòa án trọng tài TT LHQ nhằm thuyết phục tòa tuyên bố rằng đường chín đoạn mà Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông là vô giá trị và trái với luật pháp quốc tế.
Từ ngày 7/7 đến 13/7, Toà Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, tiến hành nghe giải trình của Philippines xung quanh vụ kiện.
Vì hội đồng trọng tài quyết định tổ chức các phiên điều trần kín nên những hình ảnh bên trong phiên tòa ít được tiết lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên, trang tinRapplercủa Philippines hôm qua đăng tải một số bức ảnh do PCA gửi tới qua thư điện tử nhằm cung cấp thêm cái nhìn khái quát về phiên xử.
Theo PCA, đoàn Philippines tới tham dự phiên tòa gồm khoảng 60 người. Thẩm phán Philippines Antonio Carpio cho biết, trong phần tranh luận, Manila yêu cầu PCA tuyên bố "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là vô giá trị, trái với quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Luật sư trưởng Florin Hilbay dẫn đầu đoàn Philippines tới tranh tụng tại tòa.
BàAbigailValte, phát ngôn viên tổng thống Philippines, hôm4/7 nhấn mạnh Manila có cơ sở pháp lý mạnh mẽ đối với vụ kiện, đồng thời tự tin cho rằng tòa án sẽ đưa ra phán quyết theo hướng có lợi cho Philippines.
Trung Quốc trong khi đó vẫn từ chối tham dự với lý lẽ PCA không đủ thẩm quyền xem xét vụ kiện. Nhưng, theo giới quan sát, Bắc Kinh vẫn tích cực "vận động hành lang" để giành lợi thế nhất định.
Từ trái qua, giáo sư Bernard Oxman, Alan Boyle và Lawrence Martin, ba thành viên trong hội đồng cố vấn của Philippines.
Theo cây bút Prashanth Parameswaran củaThe Diplomat, vụkiện lần này mang ý nghĩa quan trọng vì đây là nỗ lực mạnh mẽ để gỡ rối tranh chấp Biển Đông theo quy định của pháp luật, chứ không phải là cách tiếp cận kiểu "lý lẽ thuộc về kẻ mạnh" mà Trung Quốc sử dụng trong vài năm qua.
Về lý thuyết, phiên điều trần chỉ giới hạn xoay quanh câu hỏi về thẩm quyền của tòa án, nhưng Philippines đã đưa ra các tuyên bố vượt xa phạm vi hạn hẹp đó để nhấn mạnh ý nghĩa tột cùng của vụ kiện.Manila cho rằng vụ kiện này là phép thử cho tính thiết thực của luật pháp quốc tế.Ngoại trưởng Philippines Rosario nhấn mạnh vụ kiện không chỉ quan trọng đối với Philippines mà còn với "pháp trị trong quan hệ quốc tế" nói chung, đặc biệt là việc thực thi UNCLOS.
Hội đồng trọng tài The Hague lắng nghe các luận điểm từ phía Philippines.
Bắc Kinhtin vụ kiện nhằm giải quyết vấn đề chủ quyền đối với các thực thể trên Biển Đông, vì thế tòa án không có thẩm quyền thụ lý. Còn với Philippines, vụ kiện nhằm yêu cầu trọng tài phán quyết xem yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có tuân thủ UNCLOS hay không, và vấn đề này hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của tòa.
Luật sư nổi tiếng thế giới Paul Reichler, chủ tịch ủy ban cố vấn Philippines, phát biểu tại tòa.
Theo ông Reichler, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cùng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) không xung đột với quyền giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế trọng tài của UNCLOS. Lý do là bởi DOC không phải là thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý và trong DOC không có điều khoản nào đi ngược cơ chế trọng tài. Còn TAC cũng nêu rõ về việc tìm các "biện pháp khác" để giải quyết tranh chấp.
Các thành viên phái đoàn Philippines, gồm Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima, Thẩm phán Tòa án tối cao Antonio Carpio và Phó thư ký điều hành các vấn đề pháp lý Menardo Guevarra ( từ trái qua).
Giáo sư Philippe Sands QC, cố vấn phái đoàn Philippines.
Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Australia và các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện đứng về phía Philippines trong vụ kiện. Các thượng nghị sĩ hàng đầu của Mỹ cũng ca ngợi nỗ lực của Manila trong việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, theoAFP.
Thành viên phái đoàn Philippines, Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte và Thư ký điều hành Paquito Ochoa.
Địa điểm diễn ra các thủ tục tố tụng nằm bên trong Cung điện Hòa bình 100 năm tuổi ở The Hague. Đây cũng là trụ sở chính của Tòa án Công lý Quốc tế.
Toà án cho hay Bắc Kinh có thời hạn đến ngày 17/8 để hồi đáp và tòa sẽ đưa ra phán quyết về thẩm quyền thụ lý vụ kiện trong năm nay.
Tòa án cho phép quan sát viên từ các nước Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản tham dự phiên điều trần.
Thẩm phán Thomas Mensah (giữa), chủ tịch đầu tiên của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, chủ trì phiên tòa. Ngoài ra, hội đồng trọng tài còn có sự góp mặt của các thẩm phán (từ trái qua) Jean-Pierre Cot của Pháp, Stanislaw Pawlak đến từ Ba Lan, Ruddiger Wolfrum của Đức và giáo sư Alfred H. A. Soons của Hà Lan.
Vũ Hoàng theo VnExpress