Báo Nhật “bóc mẽ” tuyên bố ngừng xây đảo ở biển Đông của Trung Quốc

Theo Diplomat: Bắc Kinh tuyên bố đã gần như hoàn thành việc bồi đắp các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực trên Biển Đông, điều này chính là bước dừng chiến thuật cho những hành động "quyết đoán hơn" nữa nhằm thống trị Biển Đông bằng vũ lực. 
Đảo nhân tạo của Trung Quốc, đã hình thành một đường băng quân sự có độ dài 3000m
Đảo nhân tạo của Trung Quốc, đã hình thành một đường băng quân sự có độ dài 3000m

Như bài viết đăng trên Diplomat, nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố: một số các công trình bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông sẽ sớm kết thúc. Xét tốc độ chóng mặt các hoạt động xâm phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong vài tháng qua, cộng đồng thế giới dễ bị cám dỗ để ​thở phào nhẹ nhõm.

Đây sẽ là một sai lầm bi thảm. Những quan sát thực tế cho thấy không có điều gì mới trong những động thái Bắc Kinh đang thực hiện hoặc không có tín hiệu nào làm suy giảm hoài nghi về những gì PLA sẽ làm ở Biển Đông.

Thứ nhất, thông báo mà thế giới nhận được không có gì mới. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang lưu ý rằng "các dự án bồi đắp xây dựng của Trung Quốc trên một số đảo đồn trú và rạn san hô... sẽ hoàn thành trong những ngày sắp tới" (nhấn mạnh quyền sở hữu). Từ khóa ở đây là "một số." Nội dung của thông báo đề cập đến việc hoàn thành một số, chứ không phải tất cả các tính năng kỹ thuật đặc trưng, ngôn ngữ không biểu thị bất cứ điều gì quốc tế chưa biết. Điều đó khá rõ ràng với những ai theo dõi các hoạt động bồi đắp và xây dựng công trình với những tính năng đặc trưng cho một tiền đồn, chẳng hạn đảo Đá Chữ Thập đã gần như hoàn chỉnh, trong khi tiến độ công việc ở những đảo khác như đảo Vành Khăn vẫn diễn ra với tốc độ cao. Thông báo này không khác như xác định hiện trạng, một hình thức hoàn toàn mang tính khiêu khích chứ không phải đưa ra bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào.

Thứ hai, ngay cả khi Trung Quốc đang hoàn tất một số hành động bồi đắp cải tạo đất, vì một cái gì đó mà tạm dừng không có nghĩa là những động thái phá hoại luật pháp quốc tế của Bắc Kinh có thể đưa vào quên lãng.

Hành vi cải tạo bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc là hành động bất hợp pháp, đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông với mức độ mà không có một bên có yêu cầu đỏi hỏi chủ quyền nào trên biển Đông thực hiện. Những nỗ lực của Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo từ những đảo đá ngầm ngập nước và rạn san hô, buộc các nước liên quan đưa ra những khiến nại, cáo buộc Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển  với nội dụng khẳng định rằng các quốc gia không thể đòi hỏi chủ quyền bằng những thủ đoạn này và tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho việc vẽ lại bản đồ quốc tế.

Theo giáo sư Carlyle Thayer trong một bài viết được đăng trên Diplomat, hành vi của Trung Quốc trong quá trình bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo - bao gồm xây dựng các yếu tố cấu thành căn cứ quân sự tiền đồn phục vụ cho các hoạt động quân sự, đe dọa tự do đường không và hàng hải đối với tàu thuyền và máy bay xung quanh khu vực – mâu thuẫn hoàn toàn với tinh thần Tuyên bố năm 2002 về nguyên tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông, khi các bên tranh chấp cam kết không làm phức tạp tình hình hoặc leo thang căng thẳng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình và ổn định khu vực.

Câu “..gần hoàn thành các hoạt động bồi đắp của Trung Quốc không làm thay đổi tính bất hợp pháp và cưỡng bức của các hành động đã thực hiện ở Biển Đông, cộng đồng quốc tế phải tiếp tục kiềm chế Bắc Kinh trong sức nóng sự phản kháng quyết liệt ở điểm này. Thả lỏng Trung Quốc khi họ tạm thời hạ tốc độ các hoạt động thay vì tập trung toàn bộ sự phản kháng vào các hành vi phạm pháp của Trung Quốc trong việc xâm chiếm và mở rộng chủ quyền sẽ tạo ra nguy cơ đe dọa tính hiệu quả của pháp lý quốc tế bằng việc sử dụng hành động bạo lực trắng trợn thay đổi hiện trạng nhằm có lợi cho mình, gây tổn thất nặng nề vị thế các bộ luật quốc tế, đe dọa trực tiếp hòa bình và ổn định trên Biển Đông, biển Hoa Đông và những vùng nước khác sau biển Đông.

Thứ ba, điều chắc chắn là những động thái trước của Trung Quốc bao giờ cũng là chỉ số cho hành động trong tương lai, thông báo này nếu đánh giá tốt nhất cũng chỉ là thủ đoạn hoãn binh nhằm kéo dài thời gian, thu được lợi ích ngoại giao ngắn hạn, đảm bảo chuyến đi của ông Tập không nằm trong mưa đá của sự công kích, chứ không phải là một thay đổi cách tiếp cận tổng thể của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. 

Chiến lược hai mũi nhọn của Trung Quốc, khái quát hóa trong thuật ngữ  "gia tăng quyết đoán" ở Biển Đông được xây dựng để thay đổi các điều kiện thực tế trên vùng nước tranh chấp, tăng cường vị thế của Trung Quốc đồng thời củng cố quan hệ kinh tế với các quốc gia láng giềng nhằm lôi cuốn các nước này tiệm cận hơn với quỹ đạo Trung Quốc, buộc các nước này phải suy nghĩ lại về những thách thức của Bắc Kinh. 

Để đạt được chiến lược này, Bắc Kinh điều chỉnh những hành động thực tế và các động thái dự phòng trong quá trình gia tăng và giảm thiểu căng thẳng để cân đối lợi ích của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở Biển Đông, duy trì đủ thiện chí với các nước láng giềng. Ví dụ, sau giai đoạn nóng bỏng trên Biển Đông, chiếm giữ bãi cạn Scarborough giữa năm 2012, tiếp theo là chiến dịch '”tấn công quyến rũ', xả hơi nước van an toàn cuối năm 2013, công bố khuôn khổ mới trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Nhưng chỉ bảy tháng sau đó, lợi dùng thời cơ thuận lợi (bùng nổ xung đột Ukraine), Trung Quốc lại thổi bùng sự căng thẳng bằng việc di chuyển giàn khoan dầu nước sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam với cả một hải đoàn tàu quân sự hỗn hợp.

Có thể thấy được Trung Quốc đang chuyển sang một giai đoạn mới, nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng và giảm nguy cơ hình thành phong trào phản đối Bắc Kinh ở Biển Đông trong thời gian ngắn. Từ cuối năm ngoái, Trung Quốc đã chịu rất nhiều áp lực từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ và các nước ASEAN, tình hinh đối thoại Shangri-La mới đây đã phản ánh rõ điều nay. Hơn nữa, Trung Quốc đang chuẩn bị hàng loạt các cuộc gặp và hội thảo quan trọng, Bắc Kinh sẽ thoải mái hơn nếu vấn đề Biển Đông không thống trị các cuộc thảo luận và cản trở sự phát triển tình hình trong nhiều lĩnh vực khác, bắt đầu với Đối thoại Chiến lược và Kinh tế thường niên (S & ED) ở Washington, DC vào cuối tuần này, trước chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng Chín. 

Bất kể động thái của Trung Quốc hiện nay chỉ nhằm làm dịu tình hình căng thẳng. Đối với cộng đồng quốc tế, điều quan trọng là xác định  những tuyên bố của Bắc Kinh trong thời gian này là vô nghĩa và đó chỉ là những điều chỉnh chiến thuật đơn thuần chứ không phải là bước thay đổi chiến lược.

Thứ tư, việc Trung Quốc tạm dừng bồi đắp đảo không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ ngừng xây dựng các căn cứ quân sự với đầy đủ các tính năng kỹ chiến thuật, đó mới là mối quan tâm và lo ngại sâu sắc nhất. Trước khi thông báo đưa một danh sách dài các "mục đích dân sự" biện minh cho những hành động bồi đắp đảo như phương tiện truyền thông Trung Quốc đã công bố, câu đầu tiên vẫn là "đáp ứng các nhu cầu quân sự quốc phòng cần thiết."

Đây không phải là những phân tích quá mức như Trung Quốc tuyên bố. Các quan chức hải quân Mỹ khẳng định có những bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang quân sự hóa các đảo tiền tiêu này, một số thông tin đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cuối tháng trước, Mỹ thông báo rằng các phương tiện trinh sát đã phát hiện hai khẩu pháo cơ động được bố trí trên một trong những đảo nhân tạo mới mà Trung Quốc bồi đắp. Chứng cứ này bổ sung thêm các bằng chứng mà thế giới đã biết về những gì mà Trung Quốc đang xây dựng, bao gồm cả đường băng quân sự cho các chiến đấu cơ và máy bay vận tải.

Khi Trung Quốc thông báo đã gần như hoàn thành một số các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông, cộng đồng quốc tế đã nắm được những định hướng tiếp theo của những hành động nhằm vẽ lại chủ quyền, hiểu sâu sắc hơn về ý đồ của Bắc Kinh. Những tuyên bố mang tính khiêu khích này cho thấy, không có tiến bộ hơn những gì Bắc Kinh đang làm và cũng không có điều gì khiến các nước trong khu vực giảm bớt được sự quan ngại và lo lắng cho những điều Bắc Kinh sẽ tiến hành tiếp theo trong thời gian tới.  

Theo: QPAN