Theo tin của Hải quân Mỹ, tham gia cuộc diễn tập có 47 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 quân nhân đến từ 26 quốc gia khác nhau. RIMPAC 2018 là cuộc tập trận thứ 26 kể từ khi nó được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1971. Và đây la lần đầu tiên Việt Nam được mời tham gia cuộc diễn tập. Còn Hải quân Trung Quốc không tham gia hoạt động này vì cách đây một tháng phía Mỹ đã rút lại lời mời Trung Quốc tham gia RIMPAC, bởi Bắc Kinh quân sự hóa trái phép các hòn đảo áp nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông.
Phải chăng sự tham gia của Việt Nam trong cuộc diễn tập là một dấu hiệu về việc chính sách đối ngoại của Việt Nam bắt đầu ngả về Mỹ? GS Dmitry Mosyakov, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông học, Viện Hàn lâm khoa học Nga đánh giá không có cơ sở nào để nói như vậy.
Giáo sư nhận xét: Đôi khi có ấn tượng rằng Việt Nam đang ngả theo hướng này hay hướng kia. Ví dụ, trong trường hợp với cuộc tập trận RIMPAC, một số người cho rằng có vẻ như Việt Nam ngả theo Mỹ...Trên thực tế, đây không phải là sự chuyển hướng chính sách đối ngoại mà là một lập trường rõ ràng có nguyên tắc. Mục đích của chính sách này là duy trì an ninh và ổn định chính trị ở Việt Nam, cũng như trong quan hệ với Mỹ và Mỹ.
Giáo sư Mosyakov tin chắc rằng, Việt Nam đang theo đuổi chiến lược tìm kiếm chỗ đứng trong kiến trúc luôn thay đổi của mối quan hệ Mỹ-Trung-Việt Nam để tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của đất nước. Ông Mosyakov nêu ví dụ: Gần đây một trạm kiểm soát mới đã mở cửa trên biên giới với Trung Quốc. Giáo sư đã tham dự lễ khai trương và đã tận mắt thấy hàng ngàn thương gia Việt Nam với hàng hóa của họ đi qua trạm kiểm soát đến Trung Quốc mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Giáo sư Mosyakov nhận định: Khi thực hiện đường lối chiến lược, trong một số tình huống Việt Nam xích lại gần hơn Trung Quốc, trong những tình huống khác là Mỹ. Nhưng trong mọi tình huống Hà Nội luôn cư xử theo cách có lợi cho chính Việt Nam. Do đó, không nên nói rằng, trong chính sách đối ngoại Việt Nam đang bắt đầu ngả theo hướng này hay hướng khác. Quốc gia này đang thực hiện chính sách đối ngoại đa phương, tập trung vào việc nhận được một số lợi ích nhất định từ cả Mỹ và Trung Quốc.
Thông tin từ Bộ Quốc phòng cho hay, Hải quân Việt Nam cử 8 sỹ quan tham mưu tham gia diễn tập trong khuôn khổ Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), từ ngày 1/7-31/7/2018. Ngoài 8 sĩ quan tham gia diễn tập, phía Việt Nam không cử tàu tham gia. Bộ Quốc phòng cho hay, 8 sỹ quan tham mưu được cử sang Hawaii, Hoa Kỳ tham gia một số nội dung trong khuôn khổ Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) từ ngày 1/7 - 31/7/2018, trọng tâm là diễn tập Sở chỉ huy hợp phần Hỗ trợ nhân đạo - giảm nhẹ thiên tai. Trước đó, nhận lời mời của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Hoa Kỳ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã 2 lần cử quan sát viên tham gia Diễn tập RIMPAC vào các năm 2012 và năm 2016. Việt Nam, Sri Lanka, Brazil và Israel là 4 nước lần đầu tiên tham gia tập trận RIMPAC. Các nước khác được mời tham gia RIMPAC 2018 gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Đức, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga và Anh. Chủ đề của tập trận RIMPAC năm nay là “Năng lực, Thích ứng, Đối tác”. Các quốc gia tham gia tập trận sẽ phô diễn nhiều khả năng và thể hiện sự linh hoạt của lực lượng hải quân. Tập trận RIMPAC 2018 sẽ do Phó Đô đốc John D Alexander, Chỉ huy Hạm đội 3 của Mỹ, dẫn đầu. Cuộc tập trận năm nay sẽ có các hoạt động bắn đạn thật đáng chú ý, trong đó máy bay của Không quân Mỹ sẽ phóng tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sẽ phóng tên lửa đối hạm và Lục quân Mỹ sẽ phóng tên lửa tấn công trên biển. Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Việt Nam, việc Hải quân nhân dân Việt Nam tham gia Diễn tập RIMPAC 2018 theo kế hoạch đã xác định từ trước với mục đích tăng cường giao lưu, học hỏi, nâng cao khả năng hợp tác, phối hợp giải quyết các vấn đề về hỗ trợ nhân đạo - giảm nhẹ thiên tai và cứu hộ cứu nạn trên biển; thể hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng của Việt Nam nói chung, Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng; góp phần khẳng định vai trò, vị thế, trách nhiệm của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác về an ninh hàng hải. |