F-16 Falcon khi được nâng cấp lên phiên bản Viper có thể phục vụ trong không lực Mỹ và các quốc gia đồng minh trong nhiều năm tới. Nhưng bây giờ F-16 có những đối thủ tiềm năng, đơn cử là Su-35, mà trong nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hơn cả "Ưng chiến."
Bình luận viên quân sự Dave Majumdar trong một bài viết đăng tải trên The National Interest cho rằng, F-16 cần phải có một chương trình nâng cấp nhằm đạt được những tiêu chuẩn kỹ thuật ngang bằng và vượt trội hơn so với Su-35. Trong bài viết của mình Dave Majumdar phân tích.
Trong quá trình huấn luyện chiến đấu của không quân Mỹ, máy bay chiến đấu Su-27 ("Flanker" theo mã hiệu NATO) được sử dụng để huấn luyện không chiến như "đối thủ ngang tầm". Su-27 được coi là chiếc tiêm kích có những tính năng kỹ thuật tốt nhất mà phi công Mỹ có thể phải đối mặt.
Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-35 là phiên bản hiện đại hóa sâu của "Flanker", dòng máy bay này không phổ biến như Su-30, nhưng là chiến đấu cơ mạnh mẽ nhất trong các dòng chiến đấu cơ mà kẻ thù tiềm năng của nước Mỹ có hiện nay.
Khi chiếc tiêm kích này được điều khiển bởi phi công đã trải qua huấn luyện bài bản và giàu kinh nghiệm, có được sự hỗ trợ tốt nhất của các dịch vụ mặt đất, máy bay sẽ là một mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm cho bất cứ chiếc tiêm kích hiện đại nào của phương Tây. Ngoại lệ duy nhất chỉ có thể là F-22 và F-35 do hệ thống trang thiết bị điện tử hiện đại và ứng dụng công nghệ tàng hình. Nhưng trong một số trường hợp, khi có chiến thuật đúng và chỉ huy thông minh, máy bay Nga vẫn có thể chiến đấu với các phi cơ tiên tiến của Mỹ..
Những năm tới, các máy bay F-16 Viper là "lực lượng tác chiến" chủ chốt của Mỹ và các quốc gia đồng minh. Nhược điểm chính chính của chiếc chiến đấu cơ này là thiếu radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA - Active electronically scanned array) và không có khả năng sử dụng tên lửa "không-đối-không" tầm xa AIM-120 trên những độ cao mà F-15 Eagle có thể thực hiện.
Hệ thống radar AESA rất cần thiết để phát hiện theo dõi tên lửa hành trình và các mục tiêu khó tiếp cận khác. Liên hiệp Các tiểu vương quốc Ả rập thông nhất UAE đã trang bị cho F-16E/F radar AESA APG-80 hiện đại, nhưng đội bay của UAE có số lượng rất nhỏ.
Lực lượng không quân Mỹ cũng lên kế hoạch nâng cấp 300 chiếc F-16 trong khuôn khổ chương trình nâng cấp Hệ thống điện tử hàng không chiến thuật bằng các công cụ tiện ích - Combat Avionics Programmed Extension Suite (CAPES), nhưng chương trinh bị hủy bỏ do cắt giảm ngân sách.
Hiên nay, không chiến đối với F-16 Viper là nhiệm vụ thứ yếu, nhưng khi được trang bị radar AESA, F-16 Falcon có thể đối đầu với Su-35 trong không chiến tầm xa. Nhưng những cuộc không chiến như vậy sẽ có rất nhiều vấn đề.
Trong cận chiến, hiệu quả tác chiến sẽ suy giảm phụ thuộc vào kỹ năng chiến đấu của phi công và đặc điểm vũ khí sử dụng. Cuộc đối đầu giữa tên lửa tầm gần R-73 và AIM-9X trong cận chiến ở khoảng cách nhìn thấy đối phương bằng mắt thường sẽ dẫn đến tình huống khó tránh khỏi là hủy diệt lẫn nhau trên cơ sở kỹ thuật bay không chiến.
Tác chiến trong điều kiện này,Su-35 của Nga có lợi thế hơn nhờ khả năng siêu cơ động. Tất nhiên, một phi công có kinh nghiệm và giờ bay lớn trên F-16 vẫn có thể vô hiệu hóa những tính năng ưu việt của dòng Su.