Ngày 05.04.2016, Indonesia công khai trên truyền thống cảnh phá hủy 23 tàu cá của Malaysia và Việt Nam nhằm ngăn chặn tình huống đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của mình. Sự kiện này xảy ra một ngày sau khi truyền thông Việt Nam thông báo chính quyền bắt giữ một tàu cá Trung Quốc do xâm nhập nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam. Cùng tuần đó, một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã dùng sức mạnh giải thoát một tàu cá Trung Quốc từ lực lượng thực thi hải pháp Indonesia.
Những sự cố trên đây cho thấy những tình huống mới, thường xuyên diễn ra trên Biển Đông.
Trên vùng nước chiến lược của đại dương này, từ lâu những sự cố hàng hải quốc tế - bảo gồm cả tổn thất sinh mạng – đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây.
Căng thẳng biển Đông tiếp tục tăng nhiệt khi Trung Quốc có những động thái cứng rắn và khiêu khích thường xuyên hơn nhằm khẳng định quyền lực trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, các nước láng giềng trong khu vực bắt đầu bị đẩy lùi. Năm 2014, Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu khổng lồ trên vùng biển đang tranh chấp với Việt Nam, dẫn đến vụ đụng độ giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam. Từ năm 2013 đến năm 2015, Trung Quốc nạo vét cát đá từ đáy biển Đông bồi đắp hơn 2.900 mẫu đất đảo nhân tạo với mục đích rõ ràng là xây dựng căn cứ quân sự. Tàu Trung Quốc và Philippines đã gia tăng cấp bình phương gần bãi cạn Scarborough, Bãi Cỏ Mây và nhiều nơi khác.
Bên cạnh những mâu thuẫn giữa các quốc gia tranh chấp về chủ quyền biển đảo là sự đối đầu căng thẳng mới xuất hiện giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông với những tình huống với các tàu của hai nước ngày càng có những hành động thách thức nhau, như nhà báo Helene Cooper đã miêu tả lại chuyến hành trình gần đây của cô trên tàu USS Chancellorsville, thực hiện chuyến tuần tra tự do hàng hải trên biển Đông tháng 3.2016.
Khi căng thẳng tiếp tục gia tăng, hoàn toàn có khả năng nảy sinh sự cố leo thang ngoài ý muốn. Với những mâu thuẫn chủ quyền kéo dài nhiều năm và những tranh chấp tài nguyên mà không nơi nào có ngoài đường chân trời, các nước trong khu vực cần phải tìm giải pháp để hạ nhiệt căng thẳng hiện nay.
Để đạt được một kết quả như vậy, Mỹ phải thúc đẩy Trung Quốc và các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông như Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam hình thành một hệ thống các quy tắc phòng ngừa sự cố “xung đột không chủ ý” trên Biển Đông.
Thứ nhất, các nước trong khu vực cần xây dựng một hệ thống nhận biết phạm vi hàng hải (Maritime domain awareness - MDA) nhằm quy định minh bạch các khu vực hoạt động của tàu thuyền. Nguồn thông tin được chia sẻ giữa các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp các dữ liệu cần thiết. Hệ thống có thể được theo dõi tại một trung tâm cụ thể, có sự tham gia của đại diện tất cả các nước có tranh chấp trên biển Đông.
Trung tâm thông tin mới, thậm chí có thể được phát triển trên một cơ chế hiện có như Trung tâm Thông tin Hợp nhất của Singapore hoặc Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo.
Thứ hai, các quốc gia tranh chấp phải tiến hành một bước rất khó khăn trong quan hệ đối ngoại, đưa ra cam kết không đáp trả mọi sự xâm nhập vào vùng biển chủ quyền được công nhận bằng vũ lực, mà chỉ dùng các biện pháp ngoại giao.
Các nước ven bờ biển Đông cùng với Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về cách cư xử của các bên trên biển Đông vào tháng 11.2002, Trung tâm mới sẽ giúp thực hiện Tuyên bố này bằng cách cung cấp điều kiện cho các nước liên quan có khả năng giám sát và phản ứng ngay với sự cố trong thời gian thực, có thể tiến hành thương lượng ngay lập tức khi tình huống leo thang.
Thứ ba, các nước phải thoả thuận đưa vào hiện thực Quy định cách ứng xử trong những tình huống va cham ngoài chủ ý đối với tất cả các tàu thuyền. CUES là một bộ văn bản thỏa thuận có 21 bên tham gia ký vào năm 2014 trong có tất cả các bên có liên quan trên Biển Đông, đưa ra các hướng dẫn nhằm ngăn ngừa những sự cố ngoài ý muốn giữa các lực lượng hải quân và tránh leo thang căng thẳng khi sự cố xảy ra. Đó sẽ là một bước tiến xa hơn nếu các hướng dẫn và quy định này được áp dụng cho nhiều sự cố va chạm giữa Cảnh sát biển và các tàu đánh cá.
Thứ tư, các quốc gia phải xây dựng một cơ cấu tổ chức thực hiện sứ mệnh xét xử các sự cố trên biển nhằm quyết định làm thế nào để có thể tiến hành một vụ khởi kiện khi sự cố đã xảy ra. Hiệu quả nhất sẽ là một cơ cấu tổ chức mới bao gồm các thành viên có liên quan đến biển Đông và trong cơ chế quản lý có các đại diện từ năm quốc gia có tranh chấp. Cơ quan quốc tế khu vực này có thể được đặt tại Trung tâm nhận biết phạm vi hàng hải (MDA), nơi có thể nhận được thông tin theo thời gian thực, cho phép quyết định nhanh nhất để xác định hướng giải quyết sự cố trong tương lai.
Thứ năm, để thực hiện các thỏa thuận có thể nêu trên, cần phải thuyết phục Trung Quốc nhận thức được, đó là vì lợi ích của chính quốc gia này nhằm giảm căng thẳng trên biển Đông.
Đó là nơi Mỹ phải thực hiện sứ mệnh của mình. Washington cần cung cấp cho Bắc Kinh (và ngược lại từ phía Trung Quốc) một sự hiểu biết rõ ràng, trung thực về thế trận an ninh của Mỹ trên Biển Đông. Điều Mỹ phải làm rõ là sẽ kiên quyết thực hiện các động thái cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia trong khu vực, bao gồm cả việc tăng cường thế trận quân sự - quốc phòng trên biển Đông.
Mỹ cũng cần gia tăng nguồn tài trợ cho các hoạt động nhận biết phạm vi hàng hải MDA ở Đông Nam Á bằng cách mở rộng những chương trình tài trợ quân sự nước ngoài với các quốc gia như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Cùng với khả năng phát triển của Trung Quốc, các quốc gia này cần nâng cao khả năng nhận biết những gì xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của đất nước mình.
Tất nhiên, không một nội dung nào trong những bước đã nêu là đơn giản. Nhưng khi căng thẳng gia tăng, chính quyền các nước ngay lập tức sẽ phải tìm cách thỏa hiệp để bảo vệ hòa bình và ổn định. Một hệ thống phòng ngừa sự cố là bước đi đầu tiên cần thiết và bước này sẽ không thể thực hiện mà không có sự tham gia của Mỹ.
Tác giả Michael H. Fuchs là thành viên cao cấp tại Trung tâm Phát triển Mỹ, Phó trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương
TTB
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu