Báo Đức nói về tàu Kilo và tên lửa mới của Việt Nam

Báo Der Spiegel Online nhận định: Việt Nam đang tiếp nhận 50 tên lửa hành trình siêu thanh “sát thủ” chống tàu và tấn công mặt đất 3M-14E Klub cho hạm đội tàu ngầm SSK lớp Kilo 636.1. những tên lửa “chết người” này có khả năng đánh bại Trung Quốc
3M-54 Club (SS-N-27 Sizzler)
3M-54 Club (SS-N-27 Sizzler)

Theo thông tin đăng tải,  Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã cập nhật dữ liệu trên trang điện tử của mình, dựa trên nguồn tin có được từ công báo đăng ký vũ khí thông thường của Liên Hợp Quốc, cho thấy Nga đã bàn giao 28 tên lửa hành trình cho Việt Nam trong hai năm qua, dù con số chính xác về chủng loại tên lửa vẫn chưa được công khai.

Hệ thống các tên lửa Klub là loại tên lửa hành trình siêu thanh do Nga chế tạo, "được thiết kế nhằm tiêu diệt các mục tiêu được bảo vệ bởi hệ thống phòng không chủ động tinh vi và hiện đại cùng với những giải pháp tác chiến điện tử đối kháng mạnh," Deagel.com giải thích. Tổ hợp tên lửa là biến thể xuất khẩu của tên lửa"sát thủ chống tàu" Nga 3M-54 (định danh NATO: SS-N-27A "Sizzler"), có khả năng tiến hành những đòn tấn tầm xa vô cùng chính xác.

Các hãng truyền thông hoàn toàn không nắm được, các biến thể tên lửa hành trình cung cấp cho Việt Nam là 3M-54E Klub-S (tầm bắn khoảng 220km) hay 3M-54E1 (tầm bắn khoảng 300km) – nhưng cả hai biến thể này đều có thể phóng từ tàu ngầm -  phiên bản tấn công mặt đất gần như chắc chắn là  3M-54E1 (tầm 300km), mang đầu đạn nặng 450kg.

Việt Nam sở hữu tên lửa hành trình tấn công mặt đất đánh dấu một "sự thay đổi lớn"  một bước tiến vược bậc trong khả năng phòng thủ của Hải quân Việt Nam, Reuters trích dẫn bình luận của nhà phân tích hải quân Carl Thayer "Họ đã có được một công cụ răn đe mạnh mẽ hơn, làm phức tạp hơn những tính toán chiến lược của Trung Quốc," ông nói thêm.

Mục tiêu trọng tâm của tên lửa hành trình tấn công đất liền có thể là căn cứ hải quân Trung Quốc Tam Á trên đảo Hải Nam và các căn cứ quân sự (sân bay và quân cảng) mà Trung Quốc đang xây dựng trong vùng nước giàu tài nguyên dầu mỏ ở Biển Đông. Phương tiện mang phóng tên lửa hành trình mới của Việt Nam sẽ là sáu tàu ngầm có lượng giãn nước 4000 tấn lớp 636.1 Kilo - "Hố đen" tên gọi của Hải quân Mỹ cho loại tàu này do khả năng giảm độ ồn đến mức tối thiểu này, theo UNSI News.

Trang web naval-technology.com viết về tàu ngầm lớp 636 Kilo:

 Tàu ngầm diesel điện lớp 636.1 được thiết kế để tác chiến chống tàu ngầm (ASW) và chiến hạm nổi (ASuW), thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, đổ bộ và tuần biển. tàu ngầm lớp Type 636 được coi là một trong những tàu ngầm diesel chạy êm nhất trên thế giới. Tàu có khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương trên khoảng cách 3-4 lần lớn hơn đối phương có thể phát hiện chính nó.

Hải quân Việt Nam đã nhận hai tàu Kilo - HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2014, chiếc thứ ba, HQ-184 Hải Phòng, được tiếp nhận vào tháng Hai năm nay.

Hãng Reuters cũng khẳng định, chiếc Kilo thứ tư đang trên đường về Việt Nam, chiếc thứ năm đang trong quá trình thử nghiệm cấp nhà nước ở St. Petersburg, chiếc thứ sáu và cũng là chiếc cuối cùng đang được hoàn thành và sẽ chuyển giao cho phía Việt Nam vào năm 2016. Hà Nội và Moscow đã ký hợp đồng trị giá 2,6 tỷ đô la  nhằm xây dựng và hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm Việt Nam từ năm 2009.

Sau khi nhận chiếc tàu ngầm lớp Kilo cuối cùng và đưa vào biên chế, Việt Nam sẽ có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Nhiệm vụ trọng tâm của hạm đội là hoạt động như một lực lượng răn đe, ngăn chặn nhưng chuyến “phiên lưu quân sự” của Trung Quốc trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên như giáo sư Carl Thayer phân tích trên trong The Diplomat ““Can Vietnam’s Maritime Strategy Counter China?” có đặt ra một vấn đề lớn, liệu Việt Nam có thể phát triển Học thuyết quân sự cũng như các tư duy chiến thuật mới, sử dụng hiệu quả các phương tiện và vũ khí hiện đại? lực lượng Hải quân Việt Nam có nhanh chóng tích hợp một lực lượng tàu ngầm hiện đại vào chiến lược hải quân chung để có thể đối mặt (vis á vis) chống lại chiến lược can thiệp, khiêu khích và cưỡng đoạt chủ quyền của Bắc Kinh?

"Quan điểm của các nhà phân tích quân sự đang dao động từ hoài nghi đến lạc quan thận trọng về khả năng Việt Nam phát triển thành công chiến lược chống can thiệp nhằm ngăn chặn Trung Quốc vùng nước có chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam", ông Thayer nói và kết luận.

 Mục đích của học thuyết chống can thiệp, khiêu khích và cưỡng đoạt chủ quyền của Việt Nam được xây dựng để răn đe, ngăn chặn Trung Quốc từ triển khai các chiến hạm PLAN ở ngay giai đoạn đầu của nguy cơ xung đột, ví dụ như yểm trợ các hạm tàu thực thi pháp luật dân sự đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc ngăn chặn âm mưu phong tỏa các đảo của Việt Nam trên biển Đông.

Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu lịch sử phát triển lực lượng hải quân Việt Nam, các nhà phân tích quân sự có một cái nhìn khá bi quan về khả năng Việt Nam có thể phát triển một học thuyết hải quân ngăn chặn hiệu quả chiến lược can thiệp, khiêu khích và cưỡng đoạt chủ quyền của Bắc Kinh trên các vùng nước chủ quyền của Việt Nam.

Một ví dụ: Zachary Abuza, nhà khoa học chính trị tại Đại học Simmons ở Boston, tác giả của hai bài báo, được đăng trên cogit ASIA, blog của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, có những đánh giá tiêu cực về khả năng quân sự ngày càng tăng của Việt Nam. Từ bài viết đầu tiên, Abuza nhận định: lực lượng nòng cốt của hải quân Việt Nam bao gồm có 11 tàu hộ tống và 5 tàu hộ vệ tên lửa lỗi thời được trang bị vũ khí cũ Xô viết, Abuza cho rằng “ cần phải mất nhiều năm để hiện đại hóa các loại phương tiện, vũ khí trang bị cũng như phát triển học thuyết, các tư duy chiến dịch chiến thuật khai thác sử dụng các loại phương tiện chiến tranh mới” và kết luận “ vũ khí tối ưu nhất của Việt Nam hiện nay là ngoại giao và luật pháp quốc tế.” Nhưng ông Abuza đã có nhầm lẫn khi cào bằng 4 chiếc Tarantul V (Molniya) mang tên lửa điều khiển và một chiếc hộ tống hạm BPS-500 mà Việt Nam nhận được từ thời Xô viết. Hiện nay số lượng Tarantul 1219.1 đã nhiều hơn do Việt Nam tự đóng theo lisence của Nga, còn chiếc BPS-500 cũng đã được nâng cấp 2013. Ngoài ra, Abuza cũng nhầm lẫn khi cho rằng Việt Nam mua 6 tàu khu trục từ Ấn Độ, Việt Nam không mua một tàu nào của Ấn Độ. Ấn Đô có hứa sẽ tài trợ một khoản ngân sách khoảng 100 triệu đô la để mua 6 tàu tuần biển hạng nhẹ, nhưng thương vụ này vẫn chưa có kết quả.

Trong bài viết thứ 2, Abuza đã đề cập đến thực tế Việt Nam đã có không ít hơn 10 chiếc Molniya cả cũ lẫn mới đóng, 2 khu trục hạm hạng nhẹ Gepard 3.9 tàng hình (Project 11661) mang tên lửa có điều khiển (3M24 Uran [ định danh NATO SS-N-25 Switchblade] chống tàu), hai chiếc tiếp theo với tính năng chống ngầm vượt trội đang được đóng, hai tàu hộ vệ tên lửa tàng hình lớp  Sigma ( trang bị tên lửa chống tàu Exocet ), 6 chiếc tàu tấn công nhanh Svetlyak mang tên lửa chống tàu. Như vậy về phương tiện trang bị, Hải quân Việt Nam đã và đang trở thành một lực lượng có sức mạnh đáng gờm trên biển. Nhưng theo so sánh tương quan lực lượng thì rõ ràng lực lượng hạm tàu nổi của Việt Nam chưa đủ sức mạnh để đối đầu với Trung Quốc.

Abuza đã đưa ra 4 tiêu chí để xác định để khẳng định lực lượng có khả năng răn đe, ngăn chặn hiệu quả là: Lực lượng đáng tin cậy, tỷ lệ tương xứng, thông tin liên lạc thông suốt, các mục tiêu cụ thể có giá trị lớn”, dựa trên thực tế hiện có, ông cho rằng tiêu chí thứ nhất và thứ hai của Việt Nam có điểm tốt, tiêu chí thứ Ba chưa rõ ràng và tiêu chí thứ Tư là điểm liệt. Từ tiêu chí thứ Tư, nhà khoa học chính trị xã hội cho rằng Việt Nam không đủ năng lực để gây thiệt hại cho cường quốc láng giềng của mình trong một cuộc xung đột, đặc biệt là xung đột kéo dài bằng các biện pháp kể cả về quân sự cũng như kinh tế. Đây là một lỗ hổng lớn trong khả năng răn đe, ngăn chặn. Hơn thế nữa, Trung Quốc có thể leo thang chiến tranh, gây thiệt hại cho Việt Nam và tư đó đe dọa sự xụp đổ của hệ thống lãnh đạo đất nước.

Các nhà phân tích khác có quan điểm tích cực hơn đã nhận định:  chiến lược răn đe, ngăn chặn và chống thâm nhập của Việt Nam không xây dựng để đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh kéo dài của hai lực lượng Hải quân và Trung Quốc cũng không có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh như vậy. Mục đích của chiến lược là ngăn chặn Trung Quốc triển khai lực lượng gây xung đột bằng phương pháp đe dọa gây tổn thất lớn cho Hải quân Trung Quốc (PLAN) khi họ muốn triển khai lực lượng chiến hạm của họ để hỗ trợ các đội tàu thực thi pháp luật dân sự (cảnh sát biển, kiểm ngư).

Lyle Goldstein, giáo sư tại Naval War College Mỹ, đã tham khảo ý kiến đánh giá của Trung Quốc về khả năng quân sự Việt Nam để xác định chiến lược răn đe ngăn chặn Việt Nam có thực sự đáng tin cậy . Goldstein nhấn mạnh: các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc đã theo dõi chương trình hiện đại hóa  của Việt Nam "cực kỳ chặt chẽ" và có "sự tôn trọng lớn đối với Việt Nam nói chung", bao gồm cả lực lượng không quân và hải quân.

Goldstein nhấn mạnh rằng: các tàu ngầm lớp Varshavyanka- Việt Nam “có thể tiến hành các đòn tấn công chết người với ngư lôi hoặc tên lửa hành trình chống hạm." Zhang Baohui, chuyên gia an ninh tại Đại học Lĩnh Nam. Hồng Kông cũng đồng tình với nhận định này . Ông khẳng định: các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc rất lo ngại về tàu ngầm Việt Nam. "Theo lý thuyết," ông lưu ý, "Việt Nam sẽ đánh đúng vào điểm yếu nhất, khi họ đưa lực lượng tàu ngầm vào các hoạt động tác chiến."

Mặc dù vậy, Goldstein cho rằng các nhà phân tích Trung Quốc đã xác định hai điểm yếu lớn trong chiến lược quân sự hải dương của Việt Nam: Điểm yếu thứ nhất là: " Trinh sát – tình báo và cảnh báo sớm, xác định mục tiêu ưu tiên, quản lý điều hành tác chiến". Điểm yếu thứ Hai là:  thiếu kinh nghiệm trong điều hành khai thác sử dụng và phát huy sức mạnh của hệ thống vũ khí hiện đại, phức tạp. Những điểm yếu được nhận đinh công với ưu thế số đông đã khiến các quan chức quốc phòng Trung Quốc tin rằng "Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang "với Việt Nam.

Từ đó Goldstein kết luận: "chiến lược ưu tiên nhất của Việt Nam đối với Trung Quốc là sự tự tin: có đủ lực lượng để răn đe đồng thời nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp."

Gary Li, Brian Benedictus, Robert Farley, Collin Koh và Siemon Wezeman đưa ra những đánh giá lạc quan thận trọng của chiến lược chống can thiệp, khiêu khích và cướng đoạt của Việt Nam.

Gary Li, từng là nhà phân tích cao cấp của IHS Fairplay ở London, hiện là một chuyên gia an ninh hàng hải  IHS ở Bắc Kinh từ một năm trước đã đánh giá lợi thế vị trí địa lý đã gia tăng sức mạnh của hải quân của Việt Nam, nhận định rằng đường bờ biển của đất nước như " một tuyến bắn kéo dài " mà ưu thế tuyệt đối nằm trong lực lượng pháo binh và tên lửa phòng thủ bờ biển của Hải quân.

Trong một đánh giá mới đây , Li nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng vị trí địa lý của Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Li nhấn mạnh: Việt Nam có chủ quyền trên số lượng lớn nhất các đảo ở Trường Sa. Trung Quốc "sẽ phải hành tiến trên khoảng cách rất lớn để kết thúc được những yêu sách lãnh thổ của mình." Theo ông Li:

"Việt Nam, nhìn từ góc độ địa hình tác chiến, sẽ chiến đấu ngay trước cửa nhà mình. Hạm đội tàu hộ tống, khinh hạm tên lửa có điều khiển và tàu ngầm mang tên lửa hành trình có thể tấn công và rút lui về các căn cứ của họ theo ý muốn, trong khi hạm đội Trung Quốc sẽ ở thế yếu khi phải tác chiến trên biển lớn không có điểm tựa phòng ngự. "

Brian Benedictus, phân tích các tính năng kỹ chiến thuật của hộ tống hạm frigate Gepard 3.9, khinh hạm tên lửa Molnyia, tàu ngầm Kilo 636.1 và các phương tiện phòng thủ bở biển và hải đảo, nhận định và đánh giá các chiến thuật tác chiến truyền thống của quân đội Việt Nam, đặc biệt là lực lượng không quân cho rằng: Tất cả các phương tiện tác chiến hiện đại của Việt Nam, dù số lượng ít hơn nhiều lần so với hạm đội Trung Quốc, đều có ưu thế tấn công nhanh trên một không gian chiến trường rộng lớn, dưới sự yểm trợ mạnh của không quân và tên lửa phòng không đa tầm. Tàu ngầm Kilo Việt Nam với các tên lửa hành trình có tầm bắn xa đến 300 km, được bảo vệ bằng hệ thống tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích đa nhiệm có khả năng tấn công bất ngờ từ bất cứ điểm nào trên khu vực bờ biển Việt Nam. Tàu ngầm Kilo có thể gây những tổn thất đáng kể cho hạm đội tàu Trung Quốc khi triển khai các hoạt động tác chiến quy mô lớn trên biển Đông.

Cũng theo nhận định của Brian: Trung Quốc có 2 mục tiêu tương đối dễ bị tổn thương, đó là căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam và căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm (xâm chiếm của Việt Nam). Trong tình huống xung đột gia tăng, hai căn cứ này sẽ là mục tiêu để Việt Nam tập trung hỏa lực tối đa của các loại tên lửa tầm xa, đây chính là yếu điểm chết người mà Trung Quốc không có khả năng che chắn được. Chỉ cần 1 trong hai căn cứ bị hủy diệt, mọi mục tiêu Bắc Kinh đặt ra trong xung đột thành vô nghĩa.

Robert Farley củng cố lập luận của Li và Benedictus trong một bài báo với tiêu đề:  “năm loại vũ khí Việt Nam mà Trung Quốc nên quan ngại”. Theo ông, đó là máy bay tiêm kích đa nhiệm Sukhoi, tàu ngầm Kilo, tên lửa hành trình P-800 Onyx, S-300 SAM và địa hình tự nhiên của Việt Nam. Farley đồng thuận với Li và Benedictus kết luận:   "Việt Nam không muốn xung đột toàn diện với Trung Quốc ... Đặc biệt Việt Nam không muốn đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh đắt tiền công nghệ cao bằng những  phương tiện vũ khí trang thiết bị đắt tiền mà Việt Nam đã mua. Nhưng Trung Quốc phải nhận thức rằng Việt Nam có thể đánh. Quân đội Việt Nam, trong cơ cấu tổ chức biên chế hiện nay, được xây dựng để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu dân tộc “thiên triều” của Trung Quốc. "

Collin Koh, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore “School of International Studies” cho rằng Hải quân Việt Nam sẽ sử dụng tàu ngầm Kilo như một lực lượng ngăn chặn chống xâm nhập ở những vùng nước nóng thuộc quần đảo Trường Sa, ông cho rằng:  "Ngăn chặn, chống xâm nhập có nghĩa là tạo ra rào cản tâm lý bằng cách gây cho lực lượng hải quân mạnh hơn của kẻ thù một cảm giác chưa bao  giờ thực sự biết tàu ngầm của ta hiện đang ở đâu trong vùng tác chiến. Đó là chiến tranh phi đối xứng cổ điển thường được sử dụng nhằm chống lại đối thủ mạnh và tôi nghĩ rằng Việt Nam hiểu rất rõ. Câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể hoàn thiện được năng lực tác chiến ngầm?"

Siemon Wezeman, từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm lạc quan hơn Collin Koh đã nhận định: Việt Nam đã có hai tàu ngầm Kilo, họ sẽ có một hạm đội hoàn chỉnh với các thủy thủ đoàn được huấn luyện, họ có kinh nghiệm tác chiến tốt từ các cuộc chiến tranh, tôi cho rằng khả năng răn đe, ngăn chặn chiến lược can thiệp, khiêu khích và cưỡng đoạt chủ quyền của Trung Quốc đã trở thành một thực tế và càng ngày càng hoàn thiện hơn.

Từ những nhận định, đánh giá của các chuyên gia quân sự nước ngoài, có thể nhận thấy. Việc Việt Nam tiếp nhận các tên lửa hành trình chống tàu và tấn công mục tiêu mặt đất đã gần như hoàn thiện hệ thống phòng thủ bờ biển, hải đảo bằng các lực lượng tấn công nhanh như khinh hạm Molnyia, tiêm kích đa nhiệm Sukhoi, khả năng ngăn chặn và chống ngầm cũng như phòng không tầm gần của tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, Sigma, khả năng tấn công bất ngờ từ hạm đội tàu Kilo cũng như năng lực yểm trợ và tấn công mặt nước của các tổ hợp tên lửa đạn đạo, hành trình đa chủng loại mà lực lượng chủ lực là các tổ hợp tên lửa chống tàu Bastion. Hơn thế nữa, Việt Nam đang đàm phán với Ấn Độ để có khả năng sở hữu các tên lửa Bramosh phiên bản đường không.

Với hệ thống vũ khí trang bị hiện đại đang được bổ sung và cập nhật, Việt Nam thể xây dựng Học thuyết quân sự hải dương mới và đưa vào thực tiến các động thái ngăn chặn chiến lược can thiệp, khiêu khích và cưỡng đoạt chủ quyền. Với một hệ thống Kiểm soát, điều hành, tình báo – trinh sát và truyền thông hoàn chỉnh, Việt Nam có thể răn đe, ngăn chặn và đánh thắng bất cứ một cuộc phiên lưu quân sự của bất cứ thế lực nào, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ.

Theo: QPAN