Mỹ cũng duy trì rất nhiều lựa chọn cho các phương tiện ném bom hạt nhân. Là một phần của bộ ba hạt nhân, Mỹ có khoảng 94 máy bay có khả năng ném bom hạt nhân (B-2 và B-52), hơn 400 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Minuteman III và 12 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio. Gần đây, Mỹ còn trang bị các tên lửa đạn đạo được phóng từ tàu ngầm Trident II hiện đại hơn, vốn được cải tiến mạnh mẽ so với những tên lửa đạn đạo được phóng từ đất liền. Thật vậy, như Keir Lieber và Daryl Presshave thừa nhận: "Năm 1985, một đầu đạn ICBM của Mỹ có dưới 60% cơ hội phá hủy một hầm ngầm điển hình… Giờ đây, một cuộc tấn công bằng nhiều đầu đạn vào một hầm ngầm bằng cách sử dụng một tên lửa Trident II sẽ có 99% cơ hội phá hủy nó".
Tuy nhiên, quả bom hạt nhân nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của Mỹ có lẽ là B61-12 mới.Người ta đã viết nhiều về B61-12, hầu hết trong số đó tập trung vào chi phí khổng lồ của nó. Và vì một nguyên nhân hợp lý - đó là dự án bom hạt nhân đắt nhất mọi thời đại.
Xét về khả năng hủy diệt tuyệt đối, B61-12 không được coi là vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất của Mỹ. Quả bom này có công suất phá hủy tối đa chỉ 50-kiloton, tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT. Trong khi đó, bom hạt nhân B83 có công suất tối đa 1,2 triệu tấn (1.200 kiloton). Tuy nhiên, điều làm cho cho B61-12 trở thành loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của Mỹ là tính khả dụng của nó. Tính khả dụng này xuất phát từ sự kết hợp của tính chính xác và hiệu xuất thấp của nó. Về mặt lịch sử, B61-12 là quả bom hạt nhân dẫn đường đầu tiên của Mỹ.
Mặc dù B61-12 có năng suất tối đa là 50 kiloton, nhưng hiệu suất này có thể được hạ xuống khi cần thiết để đáp ứng bất cứ nhiệm vụ cụ thể nào. Trong thực tế, lực nổ của quả bom có thể được giảm xuống bằng điện tử thông qua một hệ thống quay số hiệu suất.
Sự kết hợp giữa độ chính xác và năng suất thấp làm cho bom hạt nhân B61-12 được dùng nhiều nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Đó là bởi vì độ chính xác là nhân tố quan trọng mang tính quyết định nhất đến sự sát thương của vũ khí hạt nhân.
Như một học giả giải thích: "Tạo ra một vũ khí với độ chính xác gấp đôi thì nó cũng có độ sát thương giống như tạo ra một đầu đạn có sức mạnh gấp 8 lần. Nói cách khác, chế tạo một quả tên lửa có độ chính xác gấp đôi sẽ chỉ cần 1/8 một phần tám năng lượng nổ để có cùng độ sát thương". Hơn nữa, bụi phóng xạ hoạt động theo định luật nghịch đảo của Newton.
Trong thực tế, điều này có nghĩa là: bom càng có độ chính xác cao, năng suất cần thiết để tiêu diệt bất kỳ mục tiêu cụ thể nào sẽ giảm đi. Do đó, một quả bom có độ chính xác hơn và năng xuất thấp hơn có thể được sử dụng mà không cần phải lo sợ việc sát hại dân dân thường một cách bừa bãi và hàng loạt bằng lực nổ hay bụi phóng xạ.
Bằng cách sử dụng một mô hình máy tính của Lầu Năm Góc, Lieber và Press ước tính rằng một cuộc tấn công phản lực của Hoa Kỳ nhằm vào một hầm ngầm chứa ICBM của Trung Quốc bằng cách sử dụng vũ khí có năng suất cao phát nổ trên mặt đất ở bất cứ đâu sẽ khiến 3-4 triệu người thiệt mạng. Nhưng nếu sử dụng vũ khí có năng suất thấp và nổ ở trên không (kiểu bom), con số tử vong sẽ giảm xuống dưới 700.
Sự hủy diệt của bom hạt nhân đã khiến con người rất hiếm khi sử dụng nó kể từ những năm 1940, nhưng B61-12 đang khuyến khích xu hướng này.
Công Thuận theo Báo Tin Tức