Anh phê phán Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, xích lại gần ông Donald Trump

VietTimes -- Báo chí Mỹ đưa tin cho biết, chính quyền Anh đã lên tiếng phê phán Ngoại trưởng Mỹ John Kerry Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nổi giận vì từ chối phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đòi Israel chấm dứt xây dựng những khu định cư của người Do Thái.
Anh phê phán Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, xích lại gần ông Donald Trump (ảnh minh họa)
Anh phê phán Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, xích lại gần ông Donald Trump (ảnh minh họa)

Anh cũng đã lên tiếng phê phán Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về việc nhà ngoại giao Mỹ mô tả chính phủ Israel có lập trường thiên hữu nhất trong lịch sử Israel.

Truyền thông Mỹ cho rằng tuyên bố của Anh có thể được xem là một hành động đưa Thủ tướng Theresa May xích lại gần hơn với ông Donald Trump.

Trước đó, một trong những cuộc đối đầu gay gắt nhất của Mỹ với Israel kể từ cuộc khủng hoảng Suez năm 1956, ông Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói trong một bài diễn văn rằng Israel gây nguy hại cho hy vọng hòa bình ở Trung Đông bằng cách xây dựng những khu định cư ở vùng Bờ Tây và Đông Jerusalem bị chiếm đóng.

Mặc dù Anh biểu quyết đồng tình với nghị quyết của Liên Hiệp Quốc khiến ông Netanyahu nổi giận và nói rằng những khu định cư trong những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng là bất hợp pháp, song một phát ngôn viên của bà May nói rằng rõ ràng những khu định cư chắc chắn không phải là vấn đề duy nhất trong cuộc xung đột.

Phát ngôn viên của bà May nói rằng Israel đã đương đầu quá lâu với mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và chỉ tập trung vào những khu định cư thôi không phải là cách tốt nhất để đạt được hòa bình giữa người Do Thái và người Ả-rập.

Vương Quốc Anh cũng tỏ ra bất đồng với mô tả của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng liên minh của ông Netanyahu có lập trường thiên hữu nhất trong lịch sử Israel...

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ ngạc nhiên về phát biểu từ văn phòng của bà May và nói rằng phát biểu của ông Kerry nhất quán với chính sách của chính nước Anh. 

Bộ Ngọa giao Mỹ cũng gửi lời cảm ơn tới các nước Đức, Pháp, Canada, Jordan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Saudi, Qatar và Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả-rập về sự ủng hộ của họ.