Trang tin Sina (Trung Quốc) ngày 23/5 cho rằng cách đây không lâu Bangladesh công khai cho biết muốn nhập khẩu 14 máy bay chiến đấu J-10B của Trung Quốc. Thông tin này làm cho dư luận khá bất ngờ, vì trước đó Bangladesh chưa từng bày tỏ quan tâm đến J-10, cũng không có thông tin đàm phán gì.
Tuyên bố của Bangladesh đã khiến cho Ấn Độ không vui. Quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Bangladesh là điều mà Ấn Độ không muốn nhìn thấy. Trước đây, Ấn Độ cũng luôn phản đối Bangladesh nhập khẩu trang bị của Trung Quốc.
Để mở rộng vai trò ảnh hưởng ở Bangladesh, tháng 4/2017, Ấn Độ quyết định cung cấp một khoản viện trợ tổng trị giá 5 tỷ USD cho Bangladesh, trong đó có ít nhất 500 triệu USD là viện trợ quân sự.
Để nâng cao vai trò ảnh hưởng của mình. Điều này rõ ràng họ muốn hỗ trợ Bangladesh mua sắm máy bay chiến đấu mới. Bangladesh đương nhiên phải từ bỏ J-10B.
Vì vậy, thông tin mới nhất cho biết, Bangladesh tuyên bố cuối cùng đã lựa chọn mua máy bay chiến đấu Su-30SME làm máy bay chiến đấu mới.
Máy bay chiến đấu Su-30SME có tính năng tiên tiến, giá cả cũng cao. Theo tài liệu do Ấn Độ cung cấp, đơn giá máy bay chiến đấu Su-30MKI do Ấn Độ lắp ráp sản xuất đã lên tới 200 triệu USD.
Bangladesh lại chưa từng sử dụng máy bay chiến đấu Sukhoi, cần tăng cường đào tạo cán bộ, cộng với mua sắm không ít linh kiện dự trữ, cho dù lựa chọn phiên bản đơn giản thì đơn giá thực tế cũng trên 100 triệu USD.
Do hiện nay đã có người khác hỗ trợ tài chính, Bangladesh đương nhiên sẵn sàng lựa chọn máy bay chiến đấu Su-30SME với tính năng tốt hơn và đắt hơn.
Thông tin từ phía Nga cho biết: Bangladesh sẽ đặt mua trước 8 máy bay chiến đấu Su-30SME, có thể mua thêm 4 chiếc sau đó. Ấn Độ chi tiền lớn, đã thực hiện được mục tiêu: Trung Quốc không bán được máy bay chiến đấu J-10.
Sina cho rằng Ấn Độ có đáng làm như vậy hay không là một vấn đề lớn. Bởi không loại trừ khả năng Bangladesh có ý định làm "động tác nhỏ", công khai tuyên bố đặt mua J-10 để ép Ấn Độ chi tiền.
Từ lâu, không quân Bangladesh luôn sử dụng máy bay chiến đấu do Trung Quốc và Nga chế tạo, mua sắm máy bay chiến đấu mới đương nhiên phải nhập từ Trung Quốc hoặc Nga, nếu không cần xây dựng hệ thống bảo đảm mới, rất tốn tiền.
Ban đầu, dư luận cho rằng Bangladesh sẽ lựa chọn giữa máy bay chiến đấu Kiêu Long của Trung Quốc và MiG-29 của Nga, kết quả chọn trước J-10, sau đó đổi sang Su-30, đây là điều khá bất ngờ.
Su-30SME là phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu Su-30SM hiện có của Quân đội Nga. Vào đầu thế kỷ này, Nga đã xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-30MKI cho Ấn Độ.
Sau khi Ấn Độ sử dụng dài hạn, Nga đã khắc phục những khiếm khuyết trong thiết kế, nghiên cứu chế tạo ra Su-30SM. Phi công Nga đánh giá máy bay này là: Không cảm giác được bất cứ vấn đề gì!
Dựa vào cánh mũi và động cơ véc-tơ, máy bay này đã có khả năng tác chiến kiểm soát trên không rất mạnh, cho nên Su-30SM được gọi là máy bay chiến đấu có khả năng cơ động cao. Do đó chớ xem thường khả năng không chiến của nó.
Nhưng, định vị chính thức của nó là: máy bay tấn công, áp dụng thiết hai chỗ ngồi, phi công phía sau là người điều khiển vũ khí.
Ngoài một khẩu pháo 30 mm, máy bay này có 12 điểm treo ngoài, lượng đạn mang theo 8 tấn, vũ khí không đối đất, các loại tên lửa và đạn dẫn đường, hầu như có thể sử dụng mọi vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Nga.
Su-30SM có tầm hoạt động lên đến 3.000 km. Nếu tiến hành tiếp dầu 2 lần thì tầm hoạt động lớn nhất có thể đạt 8.000 km.
Theo yêu cầu của Ấn Độ, Su-30MKI đã lắp rất nhiều thiết bị điện tử hàng không của phương Tây. Trong khi đó, Su-30SM lại hoàn toàn sử dụng thiết bị do Nga chế tạo, cho thấy Nga có tiến bộ về công nghệ điện tử, hiện có thể trang bị thiết bị ngắm chuẩn hồng ngoại và laser, dùng để bắt được và tấn công các mục tiêu mặt đất.
Radar điều khiển hỏa lực mới của Su-30SM Nga có thể đồng thời bắt và bám theo 15 mục tiêu trên không, đồng thời có thể 1 lần tấn công 4 mục tiêu.
Su-30SM là một trong những máy bay chiến đấu ném bom ưu việt nhất trên thế giới hiện nay. Những năm gần đây nó lại được kiểm nghiệm tính năng ưu việt thông qua chiến đấu thực tế ở khu vực Trung Đông. Bản thân Quân đội Nga cũng đã mua sắm rất nhiều, coi nó là loại máy bay tác chiến chủ yếu.