Ấn Độ sẽ triển khai 50% máy bay chiến đấu Rafale ở bang Arunachal

VietTimes -- Ấn Độ sở dĩ mạnh tay chi tiền mua sắm máy bay chiến đấu Rafale chủ yếu là do dùng để thay thế máy bay chiến đấu cũ và tăng cường khả năng tấn công hạt nhân đường không, răn đe các đối thủ.
Cụm máy bay chiến đấu Rafale của Không quân Pháp ở căn cứ. Ảnh: Cankao
Cụm máy bay chiến đấu Rafale của Không quân Pháp ở căn cứ. Ảnh: Cankao

Tờ Tin tức Trung Quốc ngày 21/10 cho hay ngày 23/9 tại New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian đã ký kết thỏa thuận mua bán 36 máy bay chiến đấu Rafale. Hợp đồng này trị giá 7,9 tỷ EURO (khoảng 8,8 tỷ USD), là hợp đồng mua sắm vũ khí lớn nhất trong vài chục năm qua của Ấn Độ.

Căn cứ vào thỏa thuận song phương, lô máy bay chiến đấu đầu tiên sẽ bàn giao cho Ấn Độ trước năm 2019, 36 máy bay chiến đấu sẽ bàn giao toàn bộ trong vòng 6 năm.

Theo hãng tin AFP Pháp, Không quân Ấn Độ hiện nay có khoảng 32 phi đội máy bay chiến đấu, mỗi phi đội có 18 máy bay chiến đấu. Sau khi toàn bộ 36 máy bay chiến đấu Rafale được bàn giao, Không quân Ấn Độ sẽ có thêm 2 phi đội máy bay chiến đấu.

Máy bay chiến đấu Rafale là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4+ có 2 động cơ, tính cơ động cao, đa dụng, do Công ty chế tạo máy bay Dassault Pháp thiết kế, chế tạo.

Do nó có các khả năng như không chiến, tấn công đối hải và đối đất, nên được gọi là máy bay chiến đấu có "chức năng toàn diện nhất" trên thế giới.

Không quân và Hải quân Pháp trang bị các phiên bản máy bay chiến đấu Rafale khác nhau, hơn nữa đều có biểu hiện rất tốt trong thời gian phục vụ.

Máy bahy chiến đấu Rafale-M của Hải quân Pháp (ảnh tư liệu)
Máy bahy chiến đấu Rafale-M của Hải quân Pháp (ảnh tư liệu)

Máy bay chiến đấu Rafale trước sau đã tham gia các hành động chi viện cho Mỹ trong chiến tranh Afghanistan, hành động không kích Libya của NATO, hành động không kích lực lượng vũ trang cực đoan IS ở Mali - châu Phi được Liên hợp quốc trao quyền, cùng với hành động báo thù của Quân đội Pháp đối với IS ở Syria vào năm 2015 – hành động này diễn ra sau khi Thủ đô Paris Pháp bị tấn công khủng bố.

Vào sáng ngày 30/9, 8 máy bay chiến đấu Rafale Pháp còn cất cánh từ tàu sân bay Charles De Gaulle R91 ở giữa Địa Trung Hải, thực hiện nhiệm vụ, phối hợp với tác chiến chống khủng bố ở Iraq.
Những năm gần đây, Ấn Độ không ngừng mua sắm máy bay quân sự của nước ngoài bằng các phương thức khác nhau, tăng cường sức mạnh trên không.

Tờ Sputnik Nga ngày 19/7 dẫn lời giám đốc Victor N.Kladov của Bộ phận hợp tác quốc tế và chính sách khu vực thuộc Tập đoàn công nghệ Nga (Rostec) cho biết Ấn Độ có kế hoạch "trước thuê, sau mua" đối với máy bay chiến đấu Su-30MKI, máy bay trực thăng Ka-226 và máy bay ném bom tầm xa Tu-22M.

Đồng thời, Không quân Ấn Độ đã xác định mua sắm máy bay trực thăng vận tải hạng nặng CH-47F và máy bay trực thăng tấn công AH-64D Longbow do Công ty Boeing Mỹ nghiên cứu chế tạo.

Máy bay trực thăng vận tải hạng nặng CH-47F do Mỹ chế tạo (ảnh tư liệu)
Máy bay trực thăng vận tải hạng nặng CH-47F do Mỹ chế tạo (ảnh tư liệu)

Không chỉ như vậy, Ấn Độ thậm chí chuẩn bị nhập khẩu dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-16 của Công ty Lockheed Martin Mỹ, hy vọng sản xuất máy bay chiến đấu Mỹ tại nước này.

Đồng thời Công ty Boeing Mỹ cũng bày tỏ đồng ý sản xuất máy bay chiến đấu F-18 ở Ấn Độ.

Lần này Ấn Độ sở dĩ mạnh tay chi tiền mua sắm máy bay chiến đấu Rafale như vậy chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân:

Một là dùng để thay thế máy bay chiến đấu không ngừng lão hóa của Không quân Ấn Độ.

Hiện nay, về máy bay chiến đấu, Không quân Ấn Độ mặc dù có 230 máy bay chiến đấu Su-30MKI mua của Nga, nhưng còn có rất nhiều máy bay chiến đấu cũ cần gấp tiến hành nâng cấp, cải tạo hiện đại hóa.

Trong đó có 66 máy bay chiến đấu MiG-29, 57 máy bay chiến đấu Mirage-2000, 139 máy bay chiến đấu Jaguar, 85 máy bay chiến đấu MiG-27 và hơn 100 máy bay chiến đấu MiG-21.

Trong tình hình máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas MKI do Ấn Độ tự chế tạo chỉ có thể thay thế máy bay chiến đấu MiG-21, Không quân Ấn Độ cần có máy bay chiến đấu mới để lấp khoảng trống sức mạnh có thể xuất hiện.

Vào ngày 31/3/2016, trang tin Rediff Ấn Độ dẫn lời Phó Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ, Trung tướng B.S. Dhanoa giới thiệu về tình hình diễn tập Iron Fist cho rằng, ít có người công khai thừa nhận việc phô diễn hỏa lực của Không quân Ấn Độ chứng minh "không đủ về số lượng để triển khai không chiến toàn diện ở hai chiến tuyến".

Máy bay chiến đấu F-16C Block 52 của Quân đội Mỹ (ảnh tư liệu minh họa)
Máy bay chiến đấu F-16C Block 52 của Quân đội Mỹ (ảnh tư liệu minh họa)

Hai là tăng cường khả năng tấn công hạt nhân đường không của Ấn Độ. Có tờ báo cho rằng Ấn Độ sở dĩ lựa chọn máy bay chiến đấu Rafale là do nó có khả năng trở thành phương tiện tiến hành tấn công hạt nhân đường không.

Tờ Indian Express ngày 18/9 cho rằng nhân tố mang tính quyết định để Không quân Ấn Độ lựa chọn mua sắm máy bay chiến đấu Rafale là do nó "có thể dùng làm phương tiện vận chuyển chiến lược đường không", tức là máy bay chiến đấu Rafale sẽ được dùng để chở vũ khí hạt nhân trong chiến đấu.

Trước đó, khả năng tấn công hạt nhân của Không quân Ấn Độ chủ yếu là do máy bay chiến đấu Mirage-2000 thực hiện. Không quân Ấn Độ rất có thể đặt kỳ vọng vào máy bay chiến đấu Rafale có thể lắp tên lửa hành trình hạt nhân để thực hiện nhiệm vụ tấn công hạt nhân chiến lược hoặc chiến thuật trong tương lai.

Căn cứ vào ý tưởng, khi được trang bị máy bay chiến đấu Rafale trong tương lai, Không quân Ấn Độ sẽ dựa vào máy bay chiến đấu này để tiến hành răn đe mang tính khu vực.

Ngay từ đầu tháng 4/2016, một nguồn tin từ Không quân Ấn Độ cho biết 18 trong số 36 máy bay chiến đấu Rafale sẽ được triển khai ở căn cứ không quân Ambala, gần biên giới với Pakistan.

Ngoài ra, 18 chiếc còn lại sẽ được triển khai ở một căn cứ không quân thuộc khu vực bang Arunachal, Ấn Độ - nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Vì vậy, Ấn Độ có ý đồ rất rõ ràng, việc mua sắm máy bay chiến đấu Rafale giúp Ấn Độ tăng cường khả năng tác chiến đường không có ý nghĩa không thể coi thường.

Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)