Bright Side đã thu thập 10 ví dụ lịch sử lặp lại chính nó một cách kỳ lạ và bất ngờ nhất.
1. Vụ ám sát Lincoln và Kennedy
Mặc dù vụ ám sát cách nhau gần một thế kỷ (1865 và 1963), các nhà khoa học và những người quan tâm đã tìm thấy một số điểm tương đồng. Cả hai tổng thống đều bị ám sát bởi một phát súng bắn vào đầu. Vụ ám sát đều diễn ra ở nơi công cộng, ngài Lincoln bị bắn trong Nhà hát Ford và ông Kennedy bị bắn trong một chiếc xe limousine Lincoln.
Cả hai vụ nổ súng xảy ra vào thứ Sáu và đều liên quan đến một bí mật chính trị.
2. Hai vị nữ hoàng vĩ đại nhất nước Anh, Victoria và Elizabeth II
Người ta thường hay so sánh nữ hoàng Elizabeth II và bà cố của bà là nữ hoàng Victoria, quả thật họ có rất nhiều điểm chung, cả hai vị nữ hoàng đều rất thọ và nước Anh luôn rất phồn vinh trong thời gian họ tại vị. Victoria cai trị hơn 63 năm và là vị vua trị vì lâu nhất nước Anh trước năm 2015 và Elizabeth II đã phá vỡ kỷ lục này. Cả hai nữ hoàng đều quan tâm đến công nghệ hiện đại.
Cả hai đều trở thành nữ hoàng khi còn nhỏ, Victoria 18 và Elizabeth 25.
Cả hai nữ hoàng đã từng bị tấn công bởi một tay súng trong cung điện Buckingham. Cả hai đều có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và được người dân tôn kính.
3. Nữ chiến binh anh hùng, Joan of Arc và Emilia Plater
Hai cô gái trẻ này đã dẫn đầu đội quân quốc gia và chiến đấu với kẻ thù vì sự độc lập cho quê hương. Joan of Arc là một nữ anh hùng trong cuộc đấu tranh Pháp chống lại Anh trong thập niên 1420. Emilia Plater đã lãnh đạo quân đội Ba Lan chống lại Đế chế Nga trong cuộc nổi dậy năm 1830.
Họ đều từng bị từ chối bởi các quan chức quân đội và phải cố gắng hết sức để được gia nhập trong quân đội. Cả hai đều xuất thân từ các gia đình quý tộc, nhưng không phải là siêu giàu. Ngoài ra, cả hai đều đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quân đội và được coi là biểu tượng nữ quyền.
Thật không may, cả hai nữ anh hùng đều ra đi khi tuổi đời còn khá trẻ.
4. Josef Stalin và Genghis Khan
Hai người đàn ông nổi tiếng này từng cai trị các quốc gia lớn nhất trong thời đại của họ, Liên Xô và Mông Cổ. Cả Josef Stalin và Genghis Khan đều khét tiếng với sự tàn ác và thực hiện cải cách đất nước một cách đáng kể.
Hai ông đều trải qua một tuổi thơ trong nghèo đói và bất hạnh khi cha mất sớm. Cả hai người đều lấy bút danh, mô tả về chính bản thân họ: Stalin có nghĩa là “người thép” và Genghis Khan có nghĩa là “người cai trị vĩ đại”.
Cuối cùng, cái chết của cả hai nhà cầm quyền đều xoay quanh những tin đồn, bí ẩn, và thuyết âm mưu.
5. Napoleon và Charles XIV John
Bernadotte được sinh ra trong một gia đình trung lưu và đạt được sự nghiệp lừng lẫy trong quân đội. Lúc đầu, ông còn là một fan hâm mộ của nhà quân sự vĩ đại - Napoleon Bonaparte. Sau đó, cả hai đều trở thành bạn bè trong một thời gian.
Cả hai người đều trở thành vua mà không phải cần xuất thân dòng dõi hoàng gia. Napoléon trở thành hoàng đế Pháp sau khi lãnh đạo thành công cách mạng tư sản Pháp. Bernadotte trở thành một vị vua của Thụy Điển lấy danh hiệu Charles XIV John. Cả hai nhà cầm quyền đã mang lại những cải cách quan trọng cho quốc gia của họ và bắt đầu một kỷ nguyên mới.
6. Thảm họa Titanic và tàu Vasa
Nhiều người trên khắp thế giới thường so sánh thảm họa đắm tàu Titanic với Vasa.
Cả hai đều được xem là những chiếc thuyền động cơ có kích cỡ khủng, chất lượng tốt, xa hoa bậc nhất, nên khi xảy ra tai ương này, đã khiến rất nhiều người trên thế giới phải ngạc nhiên và bàng hoàng.
Nguyên nhân được cho là do các vấn đề xây dựng, tính hiện đại và kích thước của tàu. Ngoài ra, cả hai tàu chìm trong điều kiện thời tiết tốt và bi kịch của hàng ngàn hành khách là do tính thiếu an toàn và quá trình cứu hộ chậm trễ.
7. Đại suy thoái 1929 và Đại suy thoái 2009
Đây là hai cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu lớn nhất cho đến nay. Cả hai cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Mỹ và sau đó lan sang khắp thế giới. Chúng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như sự căng thẳng giữa Hy Lạp và EU hay sự gia tăng quyền lực chế độ Đức Quốc xã.
Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là một cuộc đại khủng hoảng có quy mô lớn nhất, mức độ trầm trọng nhất của thế giới tư bản chủ nghĩa.Từ thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng lan rộng ra tất cả các lĩnh vực khác trở thành cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội… Hàng triệu người thất nghiệp, hàng triệu người bị mất nhà cửa. Bong bóng bất động sản của Hoa Kỳ bị vỡ dẫn tới khủng hoảng tín dụng nhà ở và phát triển thành Đại khủng hoảng năm 2009.
8. Sự cố đèo Dyatlov và cuộc thám hiểm Bắc Cực của Andreé
Năm 1959, một nhóm sinh viên đã đi đến dãy núi Ural (Liên Xô) trong một chuyến thám hiểm kéo dài 2 tuần và đã bỏ mạng một cách bí ẩn. Một nhóm khác do SS Andree (Thụy Điển) dẫn đầu cố gắng tiếp cận Bắc Cực năm 1897 cũng không bao giờ quay trở lại.
Cả hai nhóm đều là những người nghiệp dư nhưng họ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Họ mang đủ quần áo ấm, vật dụng để sinh tồn trong một thời gian dài.
Các điều kiện thời tiết đã được phát hiện là không quá khắc nghiệt cho các chuyến đi. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu hình ảnh, mẫu DNA và các tài liệu khác tìm kiếm nguyên nhân của những thảm kịch này.
Theo Bright Side