5 “đòn hiểm” giúp Mỹ chặn đứng Trung Quốc tại Biển Đông

Càng ngày, Trung Quốc càng lộ rõ ý đồ độc chiếm, biến Biển Đông trở thành vùng nước mà Bắc Kinh có thể áp đặt mọi điều kiện với các nước láng giềng, đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực kinh tế năng động nhất thế giới và phá vỡ các mối quan hệ của Mỹ với châu Á.
Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trên Biển Đông
Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trên Biển Đông

Vậy bằng cách nào, trong thực tế, Mỹ và các quốc gia thân thiện có thể thách thức những đòi hỏi “chủ quyền” vượt quá khuôn khổ luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên vùng biển và bầu trời Biển Đông? Bằng cách triển khai các đòn tấn công ngoại giao nhỏ của riêng mình. Bằng cách tuyên bố rằng không ai có quyền đơn phương ngăn chặn tự do trên biển và làm cho Trung Quốc lộ mặt kẻ bá quyền luôn tìm cách bắt nạt những nước nhỏ yếu hơn. Và bằng cách kết hợp cả hai giải pháp này!

Bắc Kinh, tất nhiên sẽ sử dụng lực lượng hàng hải phi quân sự của sức mạnh hải quân hùng hậu trên biển để bảo vệ những tuyên bố về “chủ quyền” phi pháp của mình. Các lãnh đạo Bắc Kinh sẽ đưa lực lượng tàu cảnh sát biển (Coast Guard) và các nhóm tàu thực thi pháp luật khác của Trung Quốc với số lượng lớn vào hoạt động mạnh mẽ tại vùng biển tranh chấp. Lực lượng hải quân và cảnh sát biển của khu vực Đông Nam Á quá thưa thớt về số lượng và quá thiếu trang bị để chống lại hạm đội tàu “vỏ trắng” khổng lồ của Trung Quốc.

Các tàu Trung Quốc có thể đâm húc, hoặc chiếm một khu vực lớn. Lực lượng hàng hải Trung Quốc giành phần thắng bởi trọng lượng của thép chứ không phải tính theo sức mạnh của hỏa lực pháo binh, tên lửa.

Đây thực sự là một điều tồi tệ nhất theo quan điểm của các nước có tranh chấp với Trung Quốc, các nước này cũng sẽ tổn thất nặng nề nếu như họ đưa lực lượng hải quân ra để xua đuổi các hạm tàu phi quân sự hoặc các tàu cá “dân sự” của Bắc Kinh.

Họ sẽ được miêu tả như là những kẻ gây chiến nếu triển khai các tàu được trang bị pháo binh và tên lửa và rất dễ trở thành cái cớ biện minh cho một cuộc tấn công lớn của Trung Quốc, điều đó vượt ra khỏi tầm kiểm soát và tình huống trở nên vô cùng tồi tệ. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến 5 phương pháp liên kết phối hợp để tăng cường sức mạnh làm thất bại những hành động bạo lực cực đoan của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

1. Ngoại giao chiến hạm tác chiến ven bờ

Những chiếc khu trục hạng hạng nhẹ của Mỹ -- định danh Littoral Combat Ship -- thuộc chương trình phát triển tàu khu trục hạng nhẹ có thể là phương tiện nền tảng cơ bản lý tưởng cho sứ mệnh này. Các chiến hạm nhỏ thế hệ mới này không phải là những tàu có tải trọng lớn, có nghĩa là các hạm tàu dùng để đối đầu với lực lượng hải quân đối phương theo các nhiệm vụ của hải quân.

Khinh hạm LCS Freedom Mỹ

Được phát triển trong thời bình, chúng được trang bị các loại vũ khí hạng nhẹ, giúp Mỹ khỏi mang tiếng là theo đuổi chủ nghĩa bá quyền hay cố tình áp đặt tâm lý chiến tranh lạnh.

Tuy nhiên, những chiến hạm này đủ mạnh để không chiếc tàu vỏ trắng nào của Trung Quốc dám gây sự. Bắc Kinh sẽ phải đưa các khu trục hạm của PLAN đối phó với các LCS. Sẽ cực kỳ kinh khủng với truyền thông khi Trung Quốc là người vung cái dùi cui lớn đầu tiên, họ chính là người gây chuyện !?

2. Điều Cảnh sát biển Mỹ tới Biển Đông

Trung Quốc không phải là nước châu Á duy nhất đưa vào vùng biển cả liên đoàn tàu vỏ trắng đa năng. Cũng giống như các lực lượng bảo vệ pháp luật hàng hải khác, Cảnh sát biển Mỹ (US Coast Guard) có nhiệm vụ chủ chốt là giám sát lãnh hải, phần lãnh thổ nước của đất nước và vùng đặc quyền kinh tế.

Nhưng cảnh sát biển Mỹ cũng là một lực lượng hoạt động ở nước ngoài trong chính sách đối ngoại của Mỹ, cung cấp hỗ trợ trú ẩn tạm thời và tìm kiếm cứu nạn, ngăn chặn và bắt giữ những kẻ buôn lậu phi pháp cũng như những loại hình tội phạm khác. Trong thời gian chiến tranh, Cảnh sát biển sẽ sáp nhập vào Hải quân Hoa Kỳ và trở thành lực lượng thê đội II.

Tàu cảnh sát biển Mỹ

Đưa những tàu cảnh sát biển Mỹ vào vùng nước biển Đông sẽ giúp gia tăng sức mạnh đối đầu với những tuyên bố “bạo lực” từ phía Trung Quốc. Các đơn vị tăng phái Cảnh sát biển Mỹ nên tham gia tuần tra chung cùng với những hạm tàu Cảnh sát biển khu vực Đông Nam Á đồng thời gia tăng quảng bá sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông, sẽ đạt được rất nhiều mục đích trong đó có cả mục đích kiềm chế các hoạt động bạo lực của tàu vỏ trắng hoặc ngư dân Trung Quốc.

Cần gia tăng sự hiện diện của Cảnh sát biển Mỹ trên những tuyến vận tải thương mại đường biển châu Á. Trong điều kiện mua sắm thiết bị dân sự dành cho các hoạt động của chính phủ, như các xuồng cao tốc, hãy sơn và trang trí các xuồng này với màu sắc đỏ sẫm, trắng, màu xanh của cảnh sát biển Mỹ, đặt các xuồng cao tốc này lên các hạm tàu đang hoạt động trong vùng tranh chấp, lựa chọn này cần được đàm phán với các nước đồng minh và đối tác. Đây không phải là lần đầu tiên ngành hàng hải Mỹ mua sắm tầu biển theo cách "nóng và đột xuất" như vậy. Và thực ra, đây cũng từng là một tập quán phổ biến trong hải quân khu vực châu Á.

3. Sử dụng video trong tuyên truyền

Đòn tấn công nhỏ, công bố thông tin trên diện rộng là nguyên tắc định hướng cho hoạt động này. Những hoạt động đấu tranh tuyên truyền của Đông Nam Á đối đầu với Trung Quốc thời gian qua thụ động và kém hiệu quả đến mức đáng ngạc nhiên. Cần phải tuyên truyền thật sự thuyết phục và phải đi thật sâu vào các sự kiện nhằm vạch rõ bộ mặt thật của kẻ khiêu khích.

Tại sao Manila không sử dụng các nhà ngoại giao mà lại sử dụng tờ báo điện tử New York Times để đưa lên một bộ phóng sự ảnh về việc quân đội Philippines neo đậu trên vùng nước quốc gia Ayungin Shoal, đang có những tranh chấp với Trung Quốc? Tại sao lại quá khó khăn để tìm thấy hình ảnh về tình hình đối đầu ở bãi cạn Scarborough? Những thông tin này cần phải có ở khắp mọi nơi. Lực lượng hải quân và không quân Mỹ không được lặp lại những sai lầm này.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân Mỹ đã cho phép CNN truyền trực tuyến video cảnh Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Các lực lượng phải thu thập và lưu trữ mọi tài liệu khi có những hoạt động đối đầu, tương tác với không quân, hải quân Trung Quốc. Các tài liệu phải có đầy đủ dữ liệu về bản đồ, tọa độ GPS và các thông tin khác về hoạt động của Mỹ. Được trang bị thông tin như vậy, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ mới có khả năng đáp trả một cách đầy đủ và thuyết phục những cách tuyền truyền thêu dệt và vụ lợi của Trung Quốc. Hãy để cộng đồng thế giới tự lựa chọn xem có nên tin những cái loa tuyên truyền của Trung Quốc hay không.

4. Nắm chắc luật pháp

Trung Quốc thường tuyên bố lập trường nhanh và mạnh hơn Mỹ mỗi khi có một đối đầu hay va chạm nào đó trên vùng biển hoặc vùng trời khu vực. Sở dĩ như vậy là do những phát ngôn viên Trung Quốc bao giờ cũng biết ngay lập tức là cần phải phát ngôn những gì.

Họ có một định hướng tuyên truyền rõ ràng -- Trung Quốc luôn đúng, Mỹ chắc chắn là sai -- và sau đó tìm kiếm các sự kiện để củng cố cho luận điểm tuyên truyền của mình.

Phi hành đoàn trên chiếc P-8 Poseidon tuyên bố với Trung Quốc, họ đang bay trên không phận quốc tế

Hải quân Mỹ vốn tuân thủ luật nghiêm ngặt thì thường mất thời gian để nghiên cứu kỹ các sự kiện rồi sau đó mới đưa ra một báo cáo công phu nghiêm cẩn dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế.Trong khoảng thời gian đó Bắc Kinh đã kịp diễn giải thành công toàn bộ câu chuyện theo ý riêng của mình.

Chúng ta cần nhớ: đây là một hình thức chiến tranh (pháp lý) với Trung Quốc, chứ không phải là một bài luận bình thản bàn về tính trang nhã của luật pháp. Hãy suy nghĩ theo định hướng này và hoạt động của Mỹ trong thực hiện những công việc hữu quan sẽ được cải thiện mạnh mẽ.

Phát ngôn viên Mỹ cũng phải thành thạo luật biển và rành rẽ về vai trò quốc tế của Mỹ trong sứ mệnh giám sát trưởng của tự do hàng hải quốc tế. Họ sẽ phải có những phản ứng truyền thông chuẩn xác, và đặc biệt là phải mau lẹ như Bắc Kinh, hoặc hơn. Ai tốc độ cao, người đó sẽ chiến thắng.

5. Vung cây gậy lớn

Bắc Kinh hiểu rõ rằng cần phải kết hợp biện pháp ngoại giao phủ dụ với một cây gậy lớn răn đe quân sự. Những đối thủ tranh chấp yếu hơn của Trung Quốc biết rõ, ngay cả khi họ gây rối được đòn tấn công ngoại giao của Trung Quốc thì Bắc Kinh vẫn còn một cây gậy lớn dự trữ, thể hiện trong lực lượng chiến hạm PLAN, các phi đoàn máy bay, lực lượng tên lửa răn đe chiến lược.

Hải quân Mỹ cơ động trên biển Đông

Việc vô hiệu hóa sự chênh lệch sức mạnh vật lý có ý nghĩa then chốt trong hoạt động ngăn chặn xung đột. Vì vậy, những việc then chốt cần làm là bố trí lực lượng hải quân Hoa Kỳ xung quanh vành đai biển Đông; thương thảo với đồng minh -- Úc và các nước khác -- để có quyền tiếp cận các vị trí trọng yếu trên vùng biển liền kề khu vực; xây dựng các liên minh và đồng minh đủ mạnh để sẵn sàng đối mặt sòng phẳng với Trung Quốc. Liệu như vây có là đòi hỏi quá cao? Quả có cao ! Nhưng đó là lý do tại sao giới ngoại giao và giới quan chức hải quân được trả lương khủng. Vì vậy, hãy thực hiện sứ mệnh của mình !

* Học giả James Holmes là giáo sư v chiến lược ti Naval War College, làđng tác gi ca cuốnSao đỏ trên Thái Bình Dương, cuốn sách hay nhất năm 2010 theo bình chọn của tạp chíAtlantic Monthly. Ông cũng giữchuyên mc an ninh quc gia cho một số tờ báo và tạp chí uy tín hàng đầu thế giới.

Trịnh Thái Bằng, theo QPAN