4 Thượng tướng Trung Quốc vừa tập trận phi pháp ở Hoàng Sa là những ai?

VietTimes -- Theo lịch sử diễn tập trước đây của Quân đội Trung Quốc, trong diễn tập ba hạm đội lớn của hải quân, Tư lệnh Hải quân có mặt đốc chiến là phù hợp nhưng lần này tại sao lại có mặt cả Tư lệnh Chiến khu miền Nam?
4 viên sĩ quan Quân đội Trung Quốc lon Thượng tướng đồng thời tham gia chỉ đạo cuộc tập trận của ba hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc trên vùng biển phía bắc Biển Đông từ ngày 5 đến ngày 11/7/2016. Cuộc tập trận này tổ chức bất hợp pháp cả ở vùng biển quần
4 viên sĩ quan Quân đội Trung Quốc lon Thượng tướng đồng thời tham gia chỉ đạo cuộc tập trận của ba hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc trên vùng biển phía bắc Biển Đông từ ngày 5 đến ngày 11/7/2016. Cuộc tập trận này tổ chức bất hợp pháp cả ở vùng biển quần

Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại có trụ sở tại Mỹ ngày 10/7 cho rằng cuộc tập trận phi pháp của ba hạm đội lớn Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông trong tuần qua là một cuộc tập trận trên biển có quy mô lớn nhất sau cải cách quân sự của Quân đội Trung Quốc, cũng là hoạt động cọ xát lần đầu tiên sau khi hoàn thành xây dựng hệ thống chỉ huy mới của Quân đội Trung Quốc.

Bài báo dẫn nguồn tin từ Trung Quốc cho biết, trong cuộc tập trận này xuất hiện tới 4 viên sĩ quan có quân hàm Thượng tướng bao gồm: Đô đốc Ngô Thắng Lợi - Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Miêu Hoa - Chính ủy Hải quân, Thượng tướng Vương Quan Trung - Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên quân thuộc Quân ủy Trung ương, và Thượng tướng Vương Giáo Thành - Tư lệnh Chiến khu miền Nam.

Theo lịch sử diễn tập trước đây của Quân đội Trung Quốc, trong diễn tập ba hạm đội lớn của hải quân, Tư lệnh Hải quân có mặt đốc chiến là phù hợp nhưng lần này tại sao lại có mặt cả Tư lệnh Chiến khu miền Nam?

Tàu khu trục Hợp Phì Type 052D Hạm đội Nam Hải làm tàu chỉ huy trong cuộc tập trận. Binh sĩ tàu khu trục Hợp Phì đang tìm kiếm mục tiêu quân xanh. Ảnh: Sina.
Tàu khu trục Hợp Phì Type 052D Hạm đội Nam Hải làm tàu chỉ huy trong cuộc tập trận. Binh sĩ tàu khu trục Hợp Phì đang tìm kiếm mục tiêu quân xanh. Ảnh: Sina.

Một vấn đề cần hiểu rõ là tư tưởng quan trọng trong cải cách quân đội Trung Quốc: "quân chủng chủ yếu xây dựng, chiến khu chủ yếu chiến đấu". Ba hạm đội lớn gồm Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải là ba đơn vị chủ lực của Hải quân Trung Quốc, chức trách xây dựng thường xuyên của các hạm đội thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. 

Việc xây dựng thường xuyên (hàng ngày) tức là phải tổ chức biên chế, quản lý về con người, vũ khí và hậu cần khi chưa thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, từ đó có thể cung cấp lực lượng đủ tiêu chuẩn và chi viện chiến đấu cho cơ quan chỉ huy chiến khu trong thời chiến.

"Chiến khu chủ yếu chiến đấu" có nghĩa là khi tham chiến, chiến khu thống nhất chỉ huy các quân chủng dưới quyền tiến hành tác chiến liên hợp hoặc thống nhất chỉ huy các quân chủng dưới quyền diễn tập thống nhất. Các chiến khu có trách nhiệm tiến hành chuẩn bị cho đánh trận.

Tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành Type 054A tham gia tập trận. Ảnh: Sina.
Tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành Type 054A tham gia tập trận. Ảnh: Sina.

Khu vực Biển Đông là phương hướng chiến lược của Chiến khu miền Nam, triển khai tập trận ở đây là thực hiện chức trách chỉ huy liên hợp của Chiến khu miền Nam. 

Nhưng, trong ba hạm đội lớn tham gia tập trận chỉ có Hạm đội Nam Hải thuộc Chiến khu miền Nam, Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải lần lượt thuộc Chiến khu miền Bắc và Chiến khu miền Đông. 

Theo nhận định của tờ báo của cộng đồng người Hoa tại Mỹ, trong cuộc tập trận, Chiến khu miền Nam tiến hành chỉ huy thống nhất đối với Hạm đội Nam Hải là "hợp tình, hợp lý". Vậy Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải có thể nghe chỉ huy hay không?

Điều này đòi hỏi phải có sự xuất hiện của Tư lệnh và Chính ủy Hải quân. Các quân chủng phụ trách cung cấp lực lượng đủ tiêu chuẩn và chi viện chiến đấu cho cơ quan chỉ huy chiến khu, tập trận cũng không ngoại lệ. 

Tàu khu trục tên lửa Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải tham gia tập trận. Ảnh: Sina.
Tàu khu trục tên lửa Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải tham gia tập trận. Ảnh: Sina.

Sau khi thể chế lãnh đạo chỉ huy có sự thay đổi, từng có quan điểm nghi ngờ khả năng chiến khu và lực lượng quân chủng thích ứng với hai thể chế lãnh đạo mới: Có người lo ngại hai bên tranh quyền quản lý nên sẽ cản trở nhau, có người lo hai bên không thống nhất được và tự hành động theo ý mình, còn có người sợ hai bên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi sự việc nảy sinh. 

Quan điểm mang tính đại diện nhất chính là: Chiến khu "một không quản người, hai không quản tiền", vậy các đơn vị có thể nghe chỉ huy hay không?

Sau cải cách quân đội, Trung Quốc thường đề cập đến thực hiện chỉ huy liên hợp, tức là phải thoát khỏi tư duy cố hữu "lực lượng ai xây dựng thì người đó định đoạt".

"Chủ yếu xây dựng" và "chủ yếu chiến đấu" có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, đều nhằm múc đích chuẩn bị cho đánh trận. 

Lần này, người đến đôn đốc tác chiến (phi pháp) ở Biển Đông còn có một viên Thượng tướng, đó là Vương Quan Trung, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Sự xuất hiện của ông ta có liên quan đến sự thay đổi chức vụ của ông ta.

Lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển tham gia tập trận. Ảnh: Sina.
Lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển tham gia tập trận. Ảnh: Sina.

Trước khi cải cách quân đội, ông ta là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, sau cải cách quân đội thì ông ta là Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp - Quân ủy Trung ương. Chiến khu chỉ huy liên hợp đương nhiên cần đến Bộ Tham mưu liên hợp điều người đến chỉ đạo.

Vương Quan Trung còn có một chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Ủy ban động viên quốc phòng quốc gia. Động viên quốc phòng được tiến hành khi có chiến tranh, chuẩn bị cho chiến tranh. 

Chức trách của ủy ban này là phối hợp quan hệ giữa kinh tế và quân sự, quân đội và chính phủ, nhân lực và vật lực trong công tác động viên quốc phòng để tăng cường thực lực quốc phòng, nâng cao khả năng chuyển đổi giữa thời bình và thời chiến cho quân đội của Trung Nam Hải. 

Chức trách này cũng đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của "liên hợp", không chỉ có liên hợp giữa các đơn vị, mà còn có liên hợp giữa quân đội và địa phương.

Theo Đa Chiều, ngoài ý nghĩa răn đe các nước nhỏ, phản ứng lại hoạt động của quân đội Mỹ... bốn sĩ quan lon Thượng tướng của quân đội Trung Quốc tham gia đốc chiến "liên hợp" lần này chính là một biểu hiện sinh động nhất của tư duy cải cách quân đội.