1975 – 2015 Bài học cho các chính khách phương Tây

Ngày 30.04.2015 người Việt Nam kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc đấu tranh trường kỳ dành thắng lợi, mang lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương. Báo "Truyền thông tự do" đăng tải bài viết về giá trị bài học Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế giới.
1975 – 2015 Bài học cho các chính khách phương Tây

Từ Việt Nam đến Ukraine

Sau bản thỏa thuận hòa bình Minsk – 2 là hòa bình mong manh ở Đông Ukraine với những vụ xung đột nhỏ, 300 lính thủy đánh bộ Mỹ, nghị quyết của quốc hội Mỹ yêu cầu cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, những cuộc tấn công tự sát ở Afanistan, các cuộc không kích và cuộc chiến nay thắng mai thua của Iraq, chiến tranh nhiều phe hủy hoại Syria, IS mở rộng ở Libya, Boko Haram tiếp tục chém giết ở Nigeria. Người Mỹ có mặt hầu hết trên các điểm nóng của thế giới và không có điểm nóng nào có xu hướng suy giảm.

Ngày 30.04 năm nay, người Việt Nam tổ chức những hoạt động kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước, mang lại hòa bình trên mảnh đất Đông Dương sau hơn 20 chảy máu. Đây hoàn toàn không phải thắng lợi của một hệ tư tưởng hoặc một tư tưởng “dân chủ” nào đó. Mà là ngày hội hòa bình của một đất nước, một khu vực. Vấn đề chiến thắng hay vị trí vai trò của người Mỹ trong cuộc chiến này, được xếp vào hàng thứ hai trong các phát biểu của lãnh đạo nhà nước. Nội dung nổi bật được nêu lên, đó là vấn đề hòa bình và độc lập dân tộc.

Vai trò người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

15.01.1973 Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ra lệnh chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự chống lại nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Một lễ cuốn cờ buồn nản kết thúc cuộc chiến tranh dài nhất của Mỹ tiến hành trong thế kỷ XX. Dù có ưu thế vượt trội về sức mạnh quân sự, cuộc phiêu lưu này đã cam chịu thất bại.
Vì sao Charlie lao vào mảnh đất Việt?

Thực tế  Pháp sau Thế chiến II tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam đội quân hùng hậu là điều dễ hiểu và tự nhiên đối với mẫu quốc, nguồn lợi nhuận mà họ thu được cho đến gần đây vẫn được bổ sung ngân sách từ các thuộc địa. Một trong những thuộc địa của Pháp là Việt Nam, đất nước giàu tài nguyên khoáng sản.

Cuộc viễn chinh của Mỹ chính thức bắt đầu vào năm 1965, giải thích câu hỏi, những động cơ gì thúc đẩy người Mỹ can thiệp vào một đất nước có quá nhiều đau khổ này  là vấn đề vô cùng khó khăn. Mỹ chính thức tuyên bố viện trợ cho Pháp trong  nỗ lực của Paris lấy lại quyền sở hữu thuộc địa từ tay người bản địa dưới khẩu hiệu “vãn hồi hòa bình”. Từ cuối những năm 50 Mỹ đã ủng hộ Pháp trong cuộc chiến tại Việt Nam, cung cấp cho họ vũ khí, cố vấn quân sự và các phân đội nhỏ quân đội. Mặc dù có vẻ nghịch lý khi các lãnh đạo của một đất nước đi đầu trong truyền bá tự do và xóa bỏ chế độ nô lê lại mang vũ khí, cơ sở vật chất chiến tranh và nhân sự đi ủng hộ những kẻ thực dân. “Tiêu chuẩn kép” của Mỹ đã được thực hiện ngay từ thời điểm này.

Khi Paris hiểu được sự vô nghĩa trong cuộc chiến tranh này và quyết định rút chân ra khỏi vũng lầy – có sự thúc đẩy của Washington- Mỹ tiếp tục chính sách can thiệp vào Việt Nam với một định hướng chiến lược hoàn toàn không rõ ràng với một khẩu hiệu mơ hồ là “ngăn chặn sự lan tỏa của chủ nghĩa cộng sản”.

Thông qua các kế hoạch Mỹ, Việt Nam trở thành hai nhà nước không chính thức do ràng buộc bởi hiệp định Geneve, miền Bắc trở thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Nam thành lập chính quyền Sài Gòn dưới sự chỉ đạo và cố vấn của Mỹ, nỗ lực quét sạch những người yêu nước, gia tăng sức mạnh quân sự với ý đồ trở thành một mặt trận tiền phong chống CNCS.

Mục đích mà hàng chục triệu người Việt Nam muốn đạt tới là độc lập tự do đã bị phá hủy, cùng với những chính sách khốc liệt của chính quyền Sài Gòn qua các thời kỳ với phong trào cách mạng đã trở thành ngọn lửa làm bùng cháy cuộc chiến tranh du kích trên mọi miền. Chính quyền Sài Gon, ngay từ thời điểm ban đầu đã gắn liền với sự diệt vong tất yếu.

Trong tình huống ban đầu, Washington với những lợi ích chính trị mà Việt Nam hoàn toàn không có liên quan ngoài chủ nghĩa dân tộc đã triển khai một cuộc leo thang thành chiến tranh quy mô lớn. Thực tế, đó là cuộc chiến tranh của hai hệ thống chính trị mà Liên Xô và Trung Quốc không thể không bị cuốn vào. Nói cách khác, đây là vùng đất nóng trong Chiến tranh Lạnh.

 Đứng trước nguy cơ mất Việt Nam có nghĩa là đe dọa ngay Trung Quốc và hệ thống XHCN, cả Liên Xô và Trung Quốc đều tham gia vào cuộc chiến tranh dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó Liên Xô viện trợ vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh, cố vấn và các chuyên gia quân sự.

Ngay từ giai đoạn đầu tiên vào năm 1965, Washington đã có kế hoạch cho Ngũ giác đài một siêu sứ mệnh: đè bẹp sức kháng cự của chiến tranh du kích ở Miền Nam, đánh chiếm miền Bắc. Nhưng kết quả lại hoàn toàn đảo ngược.

Những bị cáo tiềm năng của Tòa án quốc tế

Kế hoạch bình định thất bại. Gần một năm,  lực lượng US Marines – lính thủy đánh bộ Mỹ đẩy cuộc chiến tranh với lực lượng du kích của Mặt trận dân tộc Giải phóng dần đến biên giới với Việt Nam. Nhưng sau đó mật độ cuộc đụng độ tăng dần, cường độ tấn công dữ dội với tham gia đoàn quân chính quy Bắc Việt Nam. Lực lượng Quân Giải Phóng đã chiến đấu không chỉ ở phía nam qua khu phi quân sự, mà còn được sự hỗ trợ thân thiện với Lào và Campuchia. Cuộc chiến đấu bốc lửa ngay quanh ngoại vi Sài Gòn và các thành phố, thị trận khác.

Đến lúc đó, “tiêu chuẩn kép” dân chủ hoàn toàn bị phá vỡ, quân đội Mỹ với quân số hơn nửa triệu người, bắt đầu sử dụng mọi biện pháp và mọi thứ vũ khí mà các hiệp ước, hiệp định quốc tế đã cấm. Từ bom napalm, bom casset đến các loại vũ khí có sức hủy diệt mọi sinh vật và môi trường sống khác. Trong 8 năm, “chất độc mầu da cam” hỗn hợp chất làm rụng lá và thuốc diệt cỏ đã phun lên 16% diện tích miền Nam. Kết quả là, Việt Nam gánh chịu hậu quả đột biến gen của hàng triệu trẻ em sinh ra với mọi khuyết tật.  Người Mỹ cũng đã ném tới 14 triệu tấn thuốc nổ lên lãnh thổ Việt Nam.

Lính Mỹ, lao vào một môi trường hoàn toàn xa lạ, gặp phải sức chống đối quyết liệt. Những căng thẳng và chết chóc của cuộc chiến đã làm mất hoàn toàn nhân tính. Điển hình là vụ thảm sát 550 người ở  Mỹ Lai, bao gồm cả trẻ em, phụ nữ và người già. Nạn nhân vô tội của cuộc chiến tranh này là hơn 2 triệu dân thường, trong đó ¼ là trẻ em.

Tòa án quốc tế năm 1967 tại Stockholm, kể từ khi có đủ điều kiện hoạt động của họ tại Việt Nam:

"Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ lực và hệ quả là, về hành vi xâm lược và tội ác chống lại hòa bình. Hoa Kỳ vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế được quy định trong Hiệp ước Paris, Hiến chương Liên hợp quốc và các điều trong hiệp đinh Geneva về Việt Nam năm 1954. Hành động của Mỹ được xác định chiểu theo Điều 6 của Hiến chương Nuremberg và chịu sự xét xử của luật pháp quốc tế.

Hoa Kỳ chà đạp những quyền căn bản của người dân Việt Nam. Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã trở thành kẻ đồng phạm trong tội ác này ... hành động của Mỹ ở Việt Nam có đủ điều kiện và yếu tố cấu thành tội ác chống nhân loại và không thể được xem như là hệ quả đơn giản của chiến tranh xâm lược. "

Vô nhân đạo, ma túy, đào ngũ
Đến năm 1968, quân đội miền Bắc Việt Nam phối hợp với du kích Vmiền Nam bắt đầu tiến hành các chiến dịch lớn rất thành công. Thời điểm này, một khúc ngoặt quan trọng trong tâm tư của tướng lĩnh Mỹ. Sự thay đổi này hình thành bởi sự gia tăng cường độ phong trào chống chiến tranh ở Mỹ liên quan đến cuộc chiến tranh  vô nghĩa vẫn tiếp tục, càng ngày càng nhiều nạn nhân trong quân đội Mỹ trở về trong quan tài thiếc - trong 10 năm chiến tranh chết 58.000 quân nhân và bị thương 300 nghìn người... Sự bùng phát dữ dội đến nỗi người lính trở về từ chiến tranh giật huy chương và ném chúng vào Nhà Trắng.

Số lượng người trốn tránh nghĩa vụ quân sự tăng rất nhanh. Năm 1975, khi những người trốn quân dịch được xá lỗi, con số đã đạt được là 30 nghìn người. Một cơn sốt khác là cơn sốt né tham gia quân đội bằng tất cả những lý do có thực và bịa đặt. Một ví dụ thú vị là chính Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng tránh quân dịch khi còn trẻ.

Điều thú vị là vào đêm trước chuyến thăm Việt Nam, diễn ra vào năm 2000, tổng thống Clinton cho biết: "Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải xin lỗi Việt Nam khi tiến hành cuộc chiến tranh với anh ta, và không ai có quyền nói rằng 58 nghìn lính Mỹ và 3 triệu người Việt Nam chết trong cuộc chiến tranh đó vô ích. "Điều đó đã gây ra những phản ứng rất tiêu cực từ các cựu chiến binh cuộc chiến tranh Việt Nam. Tóm lại, quân đội Mỹ đã phải chịu một cơn suy thoái năng nề.
Phong trào chống chiến tranh trong xã hội Mỹ cùng với những thất bại trên chiến trường đã buộc chính quyền Mỹ phải có những sách lược mới, cuối những năm 60-x lực lượng quân sự Mỹ dần giảm xuống nhằm thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm thay mầu da xác chết, nhưng điều đó đã làm gia tăng sức mạnh của Quân Giải Phóng.

Đến cuối năm 1972, người Mỹ đã chắc chắn về một thảm bại cầm chắc ở Việt Nam, ngày 15.01.1973 Tổng thống Mỹ  Richard Nixon ra lệnh chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống Miền Bắc Việt Nam.  Ngày 27 .01 Hiệp ước Paris được ký kết, theo đó quân đội Mỹ phải rời khỏi đất nước nhiệt đới này trong vòng hai tháng.

Nam Việt Nam tồn tại trong hai năm.  30.04. 1975, lực lượng Quân Giải phóng và Quân đội nhân dân Việt Nam đã cắm lá cờ Giải phóng tại Dinh Độc lập ở Sài Gòn. Trên bản đồ thế giới, một đất nước mới thống nhất và độc lập - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hình thành trọn vẹn.
Liên Xô – đất nước đã đóng góp nhiều nhất vào cuộc chiến tranh giải phóng của Việt Nam
Trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, CCCP đã viện trợ cho Việt Nam những loại vũ khí chủ lực như các tổ hợp tên lửa phòng không Dvina S-75, pháo phòng không các cỡ nòng, các loại máy bay chiến đấu nổi tiếng như MiG 17, MiG 21, các loại vũ khí, trang thiết bị, phương tiện chiến tranh cho lục quân và với số lượng nhỏ các tàu phóng lôi cho hải quân để có thể đủ sức mạnh chống lại các loại vũ khí hiện đại và siêu hiện đại của kẻ thù.

Đóng góp công sức cho chiến thắng này, đã có hơn 10 nghìn tướng lĩnh, quân nhân xô viết tham gia với các vai trò khác nhau, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tham vấn, huấn luyện, đào tạo cho các cán bộ chiến sĩ Việt Nam trong khai thác sử dụng vũ khí trang thiết bị hiện đại. Có khoảng gần 50 người đã hy sinh, đại đa số lại là dân sự, thực hiện các sứ mệnh phục vụ dân sinh và xã hội.

Người Mỹ đã trả một cái giá quá cao cho cuộc chiến tranh không rõ ràng mục đích. Chỉ riêng có không quân, theo thông tin từ phía bên kia đã có 3374 chiến đấu cơ các loại bị bắn hạ, 5086 trực thăng chiến đấu. Chưa tính đến 300 chiếc máy bay do quân đội Sài Gòn khai thác sử dụng, con số tổn thất trong suốt cuộc chiến không rõ ràng. Phía Việt Nam mất khoảng 150 máy bay chiến đấu trong không chiến, không tính số lượng tổn thất do các nguyên nhân không phải chiến tranh.

Sau khi giải phóng, Việt Nam thu lại được khoảng 550 xe tăng Mỹ, 1200 xe thiết giáp, 1100 máy bay chiến đấu, 500 trực thăng và khoảng 80 hạm tàu các loại.

Không có động lực của cuộc chiến
Trong mối tương quan lực lượng và binh khí kỹ thuật, với phương tiện chiến tranh và hỏa lực vượt trội nhiều lần, đặc biệt là hỏa lực không quân, sự thất bại thật sự không đơn giản.
Thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam hoàn toàn không phải do “sự thiếu hiểu biết” của các tướng lĩnh, dù họ cố thanh minh rằng họ không có kinh nghiệm chiến tranh trong rừng nhiệt đới với các lực lượng không chính quy.
Nguyên nhân chủ yếu ở đây là sự khác biệt rất lớn về động lực tiến hành chiến tranh giữa những lính Mỹ và những người Việt Nam, bao gồm từ quân nhân đến những người dân thường. Nếu như người Việt chiến đấu vì nền độc lập, thì lính Mỹ không thể giải thích nổi vì sao họ phải chết trên một chiến trường xa lạ, rất xa quê hương của họ vì một điều gì đó mà họ gọi là “dân chủ” Mỹ. Một người cộng sản đã nói với sử gia người Mỹ David Hekvortu:

"Chúng tôi biết rằng dự trữ bom đạn và tên lửa sẽ cạn kiệt trước tinh thần chiến đấu của chiến sĩ chúng tôi. Chúng tôi đã yếu hơn về mặt vật chất, nhưng tinh thần chiến đấu và ý chí mạnh hơn bạn. Chiến tranh của chúng tôi là chính nghĩa, các bạn - không. Thủy quân lục chiến của bạn biết điều đó cũng như người dân Mỹ hiểu điều đó. "

Chính vì vậy từ đó đã phát sinh tính vô nhân đạo, đảo ngũ và nghiên ngập ma túy trong quân đội Mỹ. Những chiếc quan tài thiếc chở về từ Đông Nam Á đã gieo mầm cho sự bất bình và đối kháng, không những chỉ trong giới trẻ, thanh niên đến độ tuổi nhập ngũ và sinh viên. Chi phí quân sự khổng lồ gây mất bình tĩnh cho cả những nhà tài chính và cộng đồng những người Mỹ, yêu nước một cách bảo thủ. Trong một trạng thái tinh thần như vậy, không một quốc gia nào có thể thắng trong một cuộc chiến tranh.

Từ Việt Nam đến Ukraine, người Mỹ đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh khác nhau, với nhiều hình thức và khẩu hiệu khác nhau, nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh trở thành một nỗi sợ hãi có ích cho xã hội Mỹ khi cường quốc này muốn có một cuộc phiên lưu quân sự mới. Mặc dù các lãnh đạo của siêu cường quốc “khác biệt” chỉ sau chiến tranh Lạnh lại lao vào cuộc chiến Afganistan, Iraq và tham gia nhiều cuộc xung đột khác cho đến Ukraine, nước Mỹ hiện nay đang dần tiến đến tình hình nội bộ của năm 1973, nhưng sẽ phức tạp hơn rất nhiều do có quá nhiều hậu quả để lại trên vùng đất Trung Đông đẫm máu.

Người Mỹ khó lòng có thể rút lui trong các cuộc chiến ngày này, vì tình huống của các khu vực đó: Afganistan, Libya, Syria, Iraq sẽ nhanh chóng trở thành không kiểm soát được.

Từ chiến tranh Việt Nam có một bài học: trong cuộc chiến du kích trường kỳ, chiến thắng của các siêu cường là điều không thể. Không có vũ khí hiện đại nào dành được thắng lợi ở Afanistan, ở Iraq và ngày nay, ở Ukraine, những kết quả có thể kiến tạo được hòa bình chỉ có thể tìm thấy thông qua đối thoại chính trị.

 Theo: QPAN