Indonesia “chơi bài ngửa”, gia nhập mặt trận chống mối de dọa Trung Quốc

VietTimes -- Mới đây, thông tin Indonesia bắt giữ tàu cá Trung Quốc bị cảnh sát biển nước này ngăn cản đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Hiện tại, mặt trận chống Trung Quốc trên biển Đông không chỉ có Mỹ, Australia, Nhật Bản, Philippines, mà còn có cả Indonesia và Malaysia...
Tàu chấp pháp Indonesia hoạt động gần quần đảo Natuna
Tàu chấp pháp Indonesia hoạt động gần quần đảo Natuna

Mồi lửa châm ngòi cho sự kiện

Chiều ngày 19/3, tại vùng biển ở vị trí 6 độ vĩ bắc và 110 độ Kinh Đông, tàu chấp pháp Indonesia phát hiện ra một tàu đánh cá mang số hiệu “Quế Bắc Ngư 10078” của Quảng Tây Trung Quốc đang tác nghiệp đánh cá. Tàu chấp pháp Indonesia liền lập tức truy đuổi, sau đó lực lượng cảnh sát biển Indonesia đã bắt đi 9 người Trung Quốc – bao gồm cả thuyền trưởng, đồng thời áp giải tàu đánh cá Trung Quốc về căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna.

Báo chí Indonesia đưa tin, trong quá trình tàu chấp pháp Indonesia trở về quần đảo Natuna thì bị tàu của cảnh sát biển Trung Quốc lao tới, ngăn cảnh, cảnh cáo và đưa tàu “Quế Bắc Ngư 10078” đang bị áp giải đi. Bộ trưởng Bộ ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti cho biết, một tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép ở vùng biển thuộc chủ quyền của Indonesia, khi Indonesia chuẩn bị bắt giữ tàu cá này thì tàu của cảnh sát biển Trung Quốc lao tới ngăn cản, phía Indonesia sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Jakarta, yêu cầu phía Trung Quốc đưa ra lời giải thích về sự việc lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc ngăn cản lực lượng chấp pháp Indonesia bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc.

 
 Indonesia “chơi bài ngửa”, gia nhập mặt trận chống mối de dọa Trung Quốc ảnh 1

Yêu sách "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc khoanh vùng đe dọa đến chủ quyền quần đảo Natuna của Indonesia

Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì cho biết, tàu đánh cá Trung Quốc đang “hoạt động bình thường ở vùng biển đánh bắt cá truyền thống của Trung Quốc”. Bản tuyên bố chỉ ra rằng: “Ngày 19/3, tàu đánh cá của Trung Quốc vấp phải sự tấn công, gây rối của tàu vũ trang Indonesia, cảnh sát biển Trung Quốc đi tới hỗ trợ”. Phía Trung Quốc yêu cầu Indonesia cần lập tức trả tự do cho ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ, đảm bảo an toàn về tính mạng cho họ. Trung Quốc mong muốn Indonesia “giải quyết ổn thỏa” vấn đề này.

Trong vấn đề chủ quyền biển Đông, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tồn tại nhiều sự bất đồng. Tuy nhiên, về chủ quyền của quần đảo Natuna, Trung Quốc không có thắc mắc gì. Ngày 11/11/2015, Bộ trưởng An ninh Indonesia LuhutPanjaitan cho biết, Indonesia đang tìm biện pháp tiếp xúc với Trung Quốc. Indonesia cho rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để khẳng định việc nước này sở hữu chủ quyền một phần quần đảo Natuna: “Chúng tôi mong muốn sẽ tìm ra phương án giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, nếu không chúng tôi có thể kiện Trung Quốc lên tòa án hình sự quốc tế”.

Tàu Indonesia (trái) đối đầu với tàu của cảnh sát biển Trung Quốc

Về vấn đề này, một số nhà phân tích Trung Quốc chỉ ra rằng, nhìn trên bản đồ, địa điểm xảy ra vụ va chạm nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra yêu sách. Địa điểm này cách quần đảo Natuna của Indonesia 133 km, nằm ngoài lãnh hải của Indonesia, nằm ở vùng đặc quyền kinh tế mà Indonesia đưa ra chủ trương. Mặc dù tàu cá của Trung Quốc tác nghiệp đánh cá trong phạm vi đường lưỡi bò, nhưng  các bãi Vạn An – thuộc phía Tây Bắc của Trung Quốc trên 100km, áp dụng khái niệm của Công ước biển Quốc tế cũng nằm trong vùng đặc quyền của Trung Quốc.

Indonesia tăng gấp đôi binh lực để đối phó

Ngay sau khi xảy ra vụ va chạm, Bộ trưởng ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti đã tổ chức họp báo, công khai chỉ trích Trung Quốc. Sáng ngày 21/2, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã triệu tập tham tán công sứ - đại biện lâm thời của Trung Quốc Tôn Vĩ  Đức tại Jakarta và đưa ra công hàm nêu rõ vụ việc.

Indonesia đã nhiều lần bắt giam ngư dân Trung Quốc, tuy nhiên lần này, vụ tranh chấp được nâng lên cấp độ ngoại giao là điều khá bất thường. Nhiều năm qua, trong vấn đề biển Đông, Indonesia luôn tỏ ra hết sức thận trọng, giữ thái độ trung lập, về cơ bản không tham gia và các vụ tranh cãi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, quốc gia này lại liên tiếp có những hành động phản đối Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.

Ngày 24/2 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho biết,  nước này sẽ gia tăng binh lực đồn trú tại quần đảo Natuna lên gấp đôi so với hiện tại, quy mô lên tới 4.000 người để ngăn ngừa “mối đe dọa từ phương Bắc”. Tháng 11/2015, Bộ trưởng Indonesia cho biết, nếu không thể cùng Trung Quốc giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ của quần đảo Natuna thông qua đối thoại, có thể sẽ kiện Trung Quốc lên tòa án hình sự quốc tế. Tháng 10/2015, trong thời gian thăm Mỹ, tổng thống Indonesia Joko Widodo và tổng thống Obama đã phát biểu tuyên bố chung sau hội đàm: “Hai nước bày tỏ sự lo ngại trước cục diện leo thang trên biển Đông”. Tháng 3/2015, trước khi sang thăm Bắc Kinh, ông Joko Widodo cho biết đường lưỡi bò mà Trung Quốc thiết lập là hoàn toàn vô căn cứ.

Các nước đang bao vây Bắc Kinh?

Không chỉ Indonesia là nước thay đổi thái độ, quay sang lên án Trung Quốc, mà ngay cả Malaysia cũng như vậy. Ngày 15/3, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein cho biết, một mình Malaysia không thể đơn phương ngăn cản hành động của Trung Quốc, mà cần phải cùng Australia, Philippines và Việt Nam thảo luận các vấn đề biển Đông có liên quan.

Ngày 25/2, Australia công bố Sách Trắng quốc phòng năm 2016, tăng cường quân lực để đối đầu với Trung Quốc. Ngoài ra, Australia còn thảo luận với Mỹ vấn đề đưa máy bay oanh tạc B-1 và máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ tạm thời đồn trú ở miền Bắc nước này.

Hai quốc gia tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là Philippines và Việt Nam càng không thể thờ ơ. Ngày 18/3, Philippines và Mỹ ký kết hiệp định cho phép quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philippines, trong đó có một căn cứ nằm ở đảo Palawan, áp sát quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tháng 4/2015, Philippines cùng Mỹ tổ chức cuộc tập trận chung có tên gọi “Vai sánh vai” được tổ chức thường niên giữa hai nước. Ngày 21/3, lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua, tàu ngầm của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sang thăm vịnh Subic của Philippines và tổ chức diễn tập trên vùng biển chung. Tháng 2/2015, lần đầu tiên  hai nước Nhật Bản và Philippines ký kết hiệp định vũ khí quân sự, tháng 3/2013, Philippines cho biết, sẽ thuê 5 máy bay TC-90 của Lực lượng phòng ngự Nhật Bản để tăng cường tuần tra trên biển Đông.

Ngày 8/3, chủ tịch nước Trương Tấn Sang của Việt Nam tham dự lễ khánh thành cảng quốc tế Vịnh Cam Ranh, tuyên bố mở cửa vịnh Cam Ranh cho tàu thuyền quốc tế, rất có thể Việt Nam sẽ hợp tác với các nước trên biển Đông và Mỹ để đối phó với Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ, ngày 24/2, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ tiết lộ, sẽ mời Ấn Độ tham gia khai thác tài nguyên trên biển Đông. Việt Nam còn mua 20 đạn pháo phản lực tinh nhuệ Extra và Accular của Israel để tăng cường hoạt động phòng ngự trên biển Đông.

Indonesia buộc tội một tàu Trung Quốc đánh bắt cá trái phép

Xét trên cục diện tổng thể của biển Đông, Indonesia  “chơi bài rắn” với Trung Quốc cũng giống như Việt Nam, Philippines, Australia và Malaysia.

Indonesia liên tiếp chơi bài khó với Trung Quốc, một phần là do mối lo ngại của Indonesi về quần đảo Natuna. Trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từng khẳng định, quần đảo Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia, Trung Quốc không bàn cãi gì. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ: Quần đảo Natuna rất gần “đường lưỡi bò”, vùng đặc quyền kinh tế mà phía Indonesia đưa ra chủ trương có một phần nằm đè lên “đường lưỡi bò”.

Trung Quốc không hề đưa ra ranh giới rõ ràng về “đường lưỡi bò”, kể cả Trung Quốc công nhận quyền sở hữu quần đảo Natuna thuộc về Indonesia, trong vấn đề vùng đặc quyền kinh tế, cả Bắc Kinh và Jakarta vẫn tồn tại mâu thuẫn, mối lo ngại của Indonesia vẫn rất khó xóa bỏ. Huống chi công tác xây dựng trái phép của Trung Quốc trên biển Đông ngày càng diễn ra ráo riết hơn, Bắc Kinh đã bố trí tên lửa HQ-9 và máy bay tiêm kích J-11 trên đảo Phú Lâm, đường bay trên đá Gạc Ma đã hoàn công, trung tâm chỉ huy hàng không dân dụng sắp được khánh thành ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, các chuyến bay của máy bay dân dụng sử dụng sân bay Phú Lâm sắp được khai trương.

Trung Quốc dùng sức mạnh để thay đổi hiện trạng, “ỷ mạnh hiếp lớn”. Trong bối cảnh này, Indonesia lựa chọn giữ lập trường thống nhất với Việt Nam, Philippines cũng là để liên kết sức mạnh của các nước Đông Nam Á, cùng gây sức ép cho Trung Quốc.

Một điều quan trọng hơn là, Mỹ đã liên kết được nhóm liên minh trên biển Đông chống lại Trung Qốc, hiện tại Bắc Kinh đang phải đối mặt với sức ép chưa từng có. Với vai trò là quốc gia lớn ở biển Đông, thái độ của Trung Quốc sẽ gây sức ép cho Trung Quốc. Dĩ nhiên là Indonesia không đủ sức mạnh để đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, nhưng đây cũng là thời cơ tốt để Jakarta “chơi bài ngửa” với Bắc Kinh. Đặc biệt sau khi Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế và giành được hiệu quả dư luận quốc tế nhất định, Jakarta muốn  Bắc Kinh đưa ra một thẻ bài đủ nặng để dập tắt cơn thịnh nộ của Indonesia trong vấn đề biển Đông.

Đ.Q