VietTimes
– Khi nhận thấy các dấu hiệu không an toàn cho trẻ em hoặc phát hiện trường hợp
trẻ em bị xâm hại, người dùng có thể sử dụng ứng dụng tổng đài 111 để thông
báo cho cơ quan chức năng.
Một ấn phẩm dạng truyện tranh hướng dẫn các kỹ năng số cơ bản để các bạn trẻ Việt Nam, nhất là những học sinh tiểu học, trung học tự bảo vệ mình trước nguy cơ trên mạng dự kiến sẽ được Cục An toàn thông tin cho ra mắt.
VietTimes – Việc trẻ em thích xem các chương trình của người
lớn, hát các bài về tình yêu đôi lứa, tạo cảm giác phản cảm đặt ra yêu cầu về sự kết nối giữa
các bộ ngành và xã hội để thực hiện hệ sinh thái phù hợp với nhận thức, lứa tuổi
của trẻ, tạo ra sân chơi, sức hút lành mạnh cho trẻ khi hoạt động trên mạng
xã hội.
VietTimes -- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em cho rằng: Chúng ta thường nghĩ hằng năm chỉ có mấy nghìn vụ xâm hại trẻ em được ghi nhận trên hơn 25 triệu trẻ em, trong khi theo cách tiếp cận của quốc tế thì có tới 68% số trẻ em được khảo sát bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, không chỉ bằng roi, vọt mà cả bằng những câu nói, thái độ gây tổn thương,...
VietTimes – Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết đang mở tài khoản @Vì trẻ em để thông tin các nội dung hướng dẫn kĩ năng sống cần thiết, bao gồm cách bảo vệ trẻ em và ứng phó với các tình huống nguy hiểm, cho người dùng là các bậc phụ huynh, những người anh, người chị trong gia đình.
VietTimes -- Tính từ đầu năm 2015 đến tháng 6/2019, trên địa bàn TP. Hà Nội có 322 trẻ em bị xâm hại, trong đó, bị bạo lực là 51 trẻ (49 vụ); bị xâm hại tình dục: 29 trẻ (23 vụ); bị mua bán: 7 trẻ (2 vụ); trẻ em bị bỏ rơi hoặc bị bỏ mặc là 235 trẻ (235 vụ).
VietTimes -- Trong 2 năm 2017 – 2018, toàn quốc có 3.221 trẻ em bị bạo lực,
xâm hại; hết 3 tháng đầu năm 2019, đã có thêm 325 trẻ rơi vào diện này. Đáng
chú ý, đa số gặp tổn hại về thể chất, tinh thần do bị chính người thân trong
gia đình gây ra, khi áp dụng các biện pháp trừng phạt để răn dạy trẻ.
VietTimes -- Sáng nay (3/6), Quốc hội đã “bấm nút” chọn chuyên đề giám sát năm 2020. Theo đó, 79,13% số đại biểu Quốc hội nhất trí tiến hành giám sát năm 2020 với chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
VietTimes -- Riêng những tháng đầu năm 2019, số vụ việc quấy rối, xâm hại phụ nữ, trẻ em liên tiếp xảy ra trong thời gian ngắn nhưng chưa được xử lý kịp thời, mức xử phạt chưa nghiêm, chưa đủ tính răn đe, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Vì thế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ điều tra, kiên quyết xử lý nghiêm hành vi quấy rối tình dục, xâm hại trẻ em.
VietTimes – Một quy tắc đơn giản, giúp trẻ nhận diện, tránh xa những đối tượng nguy hiểm và bảo vệ chính mình đã tương đối phổ biến là "quy tắc 5 ngón tay". Tuy nhiên, ghi nhận từ thực tế tại một trường Tiểu học trên địa bàn Hà Nội cho thấy, nhiều em vẫn chưa nắm được quy tắc và nguy cơ đối mặt với nguy hiểm cũng vì thế mà tăng lên.
VietTimes -- Các số liệu trẻ em bị bạo hành được cập nhật qua Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (năm 2017 và 2018) cho thấy, hơn 59% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là người quen, hàng xóm; 21,12% đối tượng là người thân; giáo viên, nhân viên nhà trường chiếm hơn 6%; các đối tượng khác gần 14%.