Virus chủng Delta lây lan ở 98 quốc gia, WHO nói thế giới đã bước vào thời kỳ cực kỳ nguy hiểm!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Loại virus biến thể Delta rất dễ lây lan đã được phát hiện ở ít nhất 98 quốc gia/vùng lãnh thổ. Người đứng đầu WHO nhận định: dịch bệnh trên khắp thế giới đã bước vào "thời kỳ cực nguy hiểm".
Ông Tedros Adhanom hôm 2/7 cảnh báo: biến chủng Delta đã có ở 98 quốc gia và khu vực, dịch COVID-19 trên thế giới đã bước vào thời kì cực nguy hiểm (Ảnh: WHO).
Ông Tedros Adhanom hôm 2/7 cảnh báo: biến chủng Delta đã có ở 98 quốc gia và khu vực, dịch COVID-19 trên thế giới đã bước vào thời kì cực nguy hiểm (Ảnh: WHO).

Theo Chinatimes ngày 3/7, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom hôm 2/7 đã cảnh báo rằng virus biến thể Delta rất dễ lây lan được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ hồi tháng 10/2020 hiện đã được tìm thấy ở ít nhất 98 quốc gia và khu vực; dịch bệnh trên khắp thế giới rõ ràng đã bước vào "thời kỳ cực kì nguy hiểm". Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia cần tiêm vaccine cho ít nhất 10% dân số trước tháng 9, đồng thời tăng cường các biện pháp y tế công cộng và chia sẻ vaccine để chống lại sự gia tăng nhanh chóng của số ca lây nhiễm COVID-19 mới.

Tại cuộc họp báo hai tuần một lần tổ chức hôm 2/7, ông Tedros Adhanom nhắc nhở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp, tình trạng bệnh viện quá tải và tê liệt có thể trở thành bình thường; tuy nhiên, vẫn chưa có quốc gia nào thoát khỏi tình trạng khó khăn. Đặc biệt, chủng virus biến thể Delta rất nguy hiểm sẽ tiếp tục biến đổi và đột biến, cần liên tục đánh giá và điều chỉnh các biện pháp y tế cộng đồng để ứng phó.

Lãnh đạo WHO yêu cầu các nước cần tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số trước cuối tháng 9 năm nay (Ảnh: Reuters).

Lãnh đạo WHO yêu cầu các nước cần tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số trước cuối tháng 9 năm nay (Ảnh: Reuters).

Ông nhấn mạnh rằng biến chủng Delta đã được tìm thấy ở ít nhất 98 quốc gia/vùng lãnh thổ và chủng này đang lây lan nhanh chóng ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp hoặc thậm chí là cao.

Nhà dịch tễ học của WHO, bà Maria Van Kerkhove cũng nói thêm, loại coronavirus chủng mới (SARS-CoV-2) đã liên tục tiến hóa kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên và đây là những gì loại virus này sẽ làm. Hiện tại, có 4 biến thể SARS-CoV-2 được theo dõi và quan tâm, đó là Alpha, Beta, Gamma và Delta. Nó sẽ tiếp tục tiến hóa và nhiều biến thể hơn sẽ xuất hiện và được sàng lọc; một số trong số chúng sẽ được liệt kê là những biến thể đáng được chú ý.

Tuy nhiên, hiện tại các chuyên gia chủ yếu theo dõi dòng biến thể Delta, và các quốc gia nên mở rộng trình tự bộ gene của chủng loại biến thể Delta.

Mặt khác, để ngăn chặn sự gia tăng liên tục số trường hợp lây nhiễm COVID-19 mới, ông Tedros Adhanom đề cập rằng toàn thế giới có thể ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 theo hai cách. Cách thứ nhất là các biện pháp y tế cộng đồng và giao tiếp xã hội. Y tế cộng đồng bao gồm sàng lọc mạnh mẽ, sàng lọc chiến lược và cách ly; giao tiếp xã hội bao gồm đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách xã hội, tránh đến những nơi đông người và duy trì hệ thống thông gió tốt trong nhà.

Bà Maria Van Kerkhove cảnh báo: SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục tiến hóa và nhiều biến thể hơn sẽ xuất hiện (Ảnh: Politico).

Bà Maria Van Kerkhove cảnh báo: SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục tiến hóa và nhiều biến thể hơn sẽ xuất hiện (Ảnh: Politico).

Cách thứ hai là chia sẻ thiết bị bảo hộ y tế, oxy, dụng cụ xét nghiệm sàng lọc, phương tiện điều trị và vaccine trên toàn cầu. Ông Tedros Adhanom kêu gọi tất cả các nước tăng cường tiêm chủng để tỷ lệ tiêm chủng của mỗi nước đạt 70% vào thời điểm này năm sau. Đây là cách tốt nhất để làm chậm đại dịch và cứu sống nhiều người. Nó cũng có thể thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và ngăn không cho virus đột biến một lần nữa “chiếm thế thượng phong”.

Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, các nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia cần tiêm chủng càng sớm càng tốt cho ít nhất 10% người dân nước mình, đảm bảo rằng các nhân viên y tế và các nhóm nguy hiểm nhất được bảo vệ. Điều này sẽ giúp chấm dứt giai đoạn lan truyền dịch cấp tính và cứu sống được số lượng lớn mạng sống. "Đây là một thách thức, nhưng hoàn toàn có thể làm được. Rốt cuộc, ít nhất 3 tỷ liều vaccine đã được phân phối trên toàn thế giới. Sức mạnh của một số quốc gia đã được tập hợp để củng cố và đảm bảo việc chia sẻ vaccine, tăng cường sản xuất vaccine và đảm bảo ngân sách sẵn sàng để mua những công cụ cần thiết”.

Từ SARS-CoV-2 ban đầu hiện đã biến đổi thành nhiều chủng đột biến nguy hiểm, đứng đầu là biến chủng Delta (Ảnh: Dwnews).

Từ SARS-CoV-2 ban đầu hiện đã biến đổi thành nhiều chủng đột biến nguy hiểm, đứng đầu là biến chủng Delta (Ảnh: Dwnews).

Ông Tedros Adhanom nói rằng mặc dù hiện nay việc chia sẻ vaccine đã có, nhưng vẫn chỉ là "dòng chảy nhỏ giọt", tốc độ quá chậm để bị virus đột biến vượt qua. Đặc biệt là ở các quốc gia nơi bệnh viện quá tải, càng rất cần có vaccine và các công cụ y tế khác.

WHO cũng kêu gọi các hãng sản xuất BioTech, Pfizer và Modena chia sẻ kiến ​​thức và công nghệ vaccine để đẩy nhanh sự phát triển của các trung tâm sản xuất vắc xin mRNA mới. Ông Tedros Adhanom nói: "Càng sớm bắt đầu xây dựng nhiều trung tâm vaccine và tăng cường sản lượng vaccine toàn cầu, thì việc gia tăng mạnh số ca tử vong sẽ càng thuyên giảm nhanh chóng".

Bà Soumya Swaminathan: tiêm đủ số liều vaccine cần thiết chính là chìa khóa để nâng cao khả năng miễn dịch chống lại biến chủng virus Delta (Ảnh: WHO).

Bà Soumya Swaminathan: tiêm đủ số liều vaccine cần thiết chính là chìa khóa để nâng cao khả năng miễn dịch chống lại biến chủng virus Delta (Ảnh: WHO).

Nhà khoa học hàng đầu của WHO, bà Soumya Swaminathan cũng cho biết hiện một số lượng lớn dữ liệu về hiệu quả của các loại Pfizer và AstraZeneca đã được thu thập; tuy nhiên, có tương đối ít dữ liệu về các loại vaccine khác. WHO hiện đang thúc đẩy nghiên cứu về hiệu quả của vaccine và đang hợp tác với các quốc gia để có được dữ liệu nhằm để vaccine vẫn có thể có hiệu quả chống lại các chủng virus biến thể trong tương lai.

Bà Soumya Swaminathan nhấn mạnh rằng các loại vaccine khẩn cấp hiện tại đã được WHO phê duyệt sử dụng có thể ngăn những người bị nhiễm chủng Delta bị chuyển bệnh nặng, phải nhập viện hoặc thậm chí tử vong. Do hiện nay không có loại vaccine nào có thể đạt hiệu quả 100%, đây là lý do tại sao tình trạng lây nhiễm vẫn xảy ra sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, khả năng những người đã được tiêm chủng bị bệnh nặng là rất thấp, và tiêm đủ số liều vaccine cần thiết chính là chìa khóa để nâng cao khả năng miễn dịch chống lại biến chủng virus Delta.