Theo Reuters tại Singapore, Việt Nam đang đàm phán với các nhà thầu quân sự Mỹ và châu Âu với mục đích mua sắm các chiến đấu cơ, máy bay tuần biển và may bay không người lái phi vũ trang, nhằm tăng cường khả năng phòng không trên biển khi phải đối mặt với những hành động “cơ bắp” ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển Đông.
Đất nước thiện chiến này đã nhận ba tàu ngầm tấn công lớp Kilo của Nga và đang tiếp nhân thêm 3 chiếc nữa trong một hợp đồng có giá trị lên đến 2,6 tỷ USD, được ký vào năm 2009. Việc nâng cấp không quân sẽ biến Việt Nam trở thành một trong lực lượng quân sự mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Các cuộc thảo luận trước đó về máy bay không được công bố có liên quan đến nhà thầu quốc phòng Saab của Thụy Điển, tập đoàn châu Âu Eurofighter, Airbus, công ty Mỹ Lockheed Martin và Boeing.
Theo một nguồn tin dấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, các nhà thầu quốc phòng đã nhiều lần đến thăm Việt Nam trong những tháng gần đây, dù giao dịch chưa sảy ra nhưng tuyên bố của Thượng nghị sĩ Mỹ cũng có sức hút mạnh. Một số nguồn tin khác cho rằng các cuộc đàm phán có lẽ đang diễn ra.
Một nhà thầu quân sự phương Tây cho biết: Hà Nội muốn hiện đại hóa lực lượng không quân, thay thế hơn 100 chiếc MiG-21 đã lão hóa đồng thời giảm sự phụ thuộc vào Moscow trong lĩnh vực cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang 480 nghìn quân của Việt Nam.
Việt Nam đặt hàng 12 chiếc Su-30MK2 tiêm kích chiến trường của Nga nhằm tăng cường cho lực lượng Su-27 và Su-30 của mình.
"Chúng tôi cảm thấy dấu hiệu cho thấy Hà Nội muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga. Tình hữu nghị ngày càng tăng của Việt Nam với Mỹ và châu Âu sẽ làm điều đó," nhà thầu quốc phòng cho biết.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ash Carter, trong chuyến thăm Việt Nam vào chủ nhật 31.05, cam kết viện trợ 18 triệu USD giúp Hà Nội mua tàu tuần tra Mỹ. Nhưng một thỏa thuận bất kỳ nào với Lockheed hoặc Boeing sẽ trở thành quan trọng nhất, liên quan đến công ty Mỹ kể từ khi Washington nới lỏng lệnh cấm vận trong thời gian dài về cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam tháng 10 năm ngoái.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết họ đã chuyển những câu hỏi của Reuters về các cuộc đàm phán mua sắm máy bay cho các cơ quan phù hợp.
Trong một email trả lời câu hỏi của truyền thông, Boeing cho biết họ có khả năng cung cấp các "hệ thống cơ sở cơ bản về tình báo, trinh sát, giám sát hàng không và hàng hải, đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của Việt Nam". Nhưng không đưa ra các chi tiết cụ thể.
Lockheed và Saab từ chối bình luận. Eurofighter và Airbus không trả lời yêu cầu bình luận thông tin.
Giàn khoan dầu của Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước XHCN, thương mại song phương hàng năm lên đến gần 60 tỷ USD nhưng Việt Nam từ lâu đã rất cảnh giác với Trung Quốc, đặc biệt là về tuyên bố “chủ quyền phi pháp” của Bắc Kinh trên hầu hết diện tích Biển Đông.
Việc Trung Quốc hung hăng hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng biển đặc quyền kinh tế và cũng là vùng biển tranh chấp với Việt Nam trong năm ngoái đã khiến toàn thể xã hội Việt Nam tức giận. Hành động này cũng thúc đẩy nhu cầu các nước ven biển phải nâng cấp khả năng tuần tra, kiểm soát trên biển chủ quyền.
Ngân sách quốc phòng Việt Nam là bí mật quốc gia, dù dữ liệu tham chiếu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy chi tiêu quân sự ở mức 3.4 tỉ USD năm 2013, cao hơn gấp hai khoản chi phí của một thập kỷ trước đây.
Các chuyên gia cho rằng chi tiêu thực tế có thể phải cao hơn rất nhiều do những phương tiện, trang thiết bị hiện đại có được trong những năm gần đây.
Trong số các máy bay mà Saab đang được thảo luận với Việt Nam là Gripen E-thế hệ thứ tư, Saab 340 hoặc 2000 turboprops hai động cơ tuabin cánh quạt tuần biển trang bị các thiết bị giám sát biển, hệ thống cảnh báo sớm trên không, theo nguồn tin có được những hiểu biết trực tiếp từ các cuộc đàm phán.
Việt Nam đã tổ chức các cuộc đàm phán về máy bay tiêm kích đa nhiệm Typhoon Eurofighter và F/A-50 máy bay tiêm kích hạng nhẹ phát triển chung Aerospace Industries Hàn Quốc (047810.KS) và Lockheed, nguồn tin cho biết.
Tiêm kích đa nhiệm Gripen E thế hệ thứ tư
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F/A 50 Aerospace Industries Hàn Quốc (047810.KS) và Lockheed.
Lockheed cũng đang thảo luận với Việt Nam về SeaHercules, phiên bản tuần tra trên biển của máy bay vận tải C-130.
Một nguồn tin khác cho biết Boeing muốn bán chương trình máy bay do thám trên biển, trong đó có phần công nghệ giám sát trên không P-8 Poseidon, dù không có khả năng chống ngầm, lắp đặt trên máy bay phản lực thương mại.
Việt Nam cũng quan tâm đặc biệt đến các UAV drones trinh sát không vũ trang, được thực hiện bởi các nhà thầu phương Tây và châu Á.
Máy bay trinh sát, tuần biển chống ngầm P-8 Poseidon
Di sản chiến tranh Việt Nam
Việt Nam bắt đầu có sự chuyển hướng chậm từ Nga trong những năm gần đây bằng việc mua máy bay đổ bộ Twin Otter của Canada và Airbus Defence CASA C-212 tuần biển cho biên phòng hải quân và máy bay vận tải Airbus C-295.
Airbus Defence đã thảo luận để bán các máy bay tuần biển và máy bay cảnh báo sớm C-295. Ngoài ra, Airbus Helicopters đã có những cuộc cuộc đàm phán sơ bộ với Bộ quốc phòng Việt Nam.
Mặc dù mối quan hệ Hà Nội – Washington ngày càng ấm áp, vài chuyên gia cho rằng hậu quả của chiến tranh Việt Nam khiến Hà Nội cảnh giác về việc mua sắm vũ khí của Mỹ, đối với Thụy Điển đây là cơ hội tốt.
"Không có sự thiên vị ý thức hệ Việt Nam với Thụy Điển," Tim Huxley, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu quốc tế Chiến lược châu Á nói.
"Gripen E sẽ là một lựa chọn hiệu quả cho ngân sách quốc phòng. Saab có thể cung cấp một gói sản phẩm bao gồm máy bay tuần biển và kiểm soát trên không, máy bay cảnh báo sớm AWASC"
Tuy nhiên, một nguồn tin Mỹ, rất quen thuộc với các mục đích của Việt Nam cho rằng: Hà Nội thấy Washington là một đối tác đáng tin cậy hơn khi căng thẳng với Trung Quốc leo thang.
"Việt Nam quan tâm đến xây dựng mối quan hệ gần gũi tin cậy hơn với Mỹ, nhưng cũng không muốn gây căng thẳng với Trung Quốc", nguồn tin, không có thẩm quyền bình luận công khai nói. "Hà Nội đang tìm kiếm một cách cân bằng, theo từng giai đoạn, hoặc tiếp cận theo từng bước."
Từ phân tích trên cho thấy, hoặc Mỹ sẽ bật đèn xanh cho các nhà thầu quân sự Mỹ hoặc các nhà thầu phương Tây từng bước tham gia vào cung cấp thiết bị, phương tiện quân sự nhằm hiện đại hóa năng lực cảnh báo sớm, giám sát, tuần thám vùng nước nhưng không vượt quá khả năng dẫn đến xung đột leo thang trên Biển Đông, nhưng lại tạo sức ép cùng với các đồng minh châu Á của Mỹ lên Trung Quốc nhằm mục tiêu trước mắt: kiềm chế khả năng tự tin thái quá của Bắc Kinh ở châu Á – Thái Bình Dương.
Theo: QPAN