Việt Nam đương đầu “hàng rào điện tử” Mỹ

VietTimes-- Từ năm 1968 cho đến năm 1973, quân đội Mỹ đã chi khoảng 1 tỷ USD mỗi năm cho một sáng kiến sức mạnh công nghệ máy tính mới giành chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam. Dự án có nhiều tên như Practice Nine, Muscle Shoals, Illinois City và Dye Marker. Nhưng đơn giản hơn được là Chiến dịch Igloo White.
Dự án chương trình Chiến dịch Igloo White
Dự án chương trình Chiến dịch Igloo White

Mặc dù là một thất bại quân sự mang tính công nghệ với giá thành quá cao của quân đội Mỹ, Igloo White là hệ thống tác chiến điện tử lần đầu tiên trong thời gian thực, hệ thống máy tính điều khiển chương trình các hoạt động tình báo giám sát, được tổ chức và thiết lập trong chiến tranh Việt Nam.

Quân đội Mỹ tìm cách xây dựng một hàng rào công nghệ ảo chia hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Quá trình này đã xây dựng nền tảng ban đầu cho phát minh Chiến tranh điện tử hiện đại. Công nghệ này đã được ứng dụng trở lại nước Mỹ đầu những năm 1970,  được triển khai nhanh chóng nhằm chống lại các băng đảng ma túy, buôn lậu và bất kỳ người nào cố gắng vượt qua biên giới từ Mexico vào Mỹ.

Igloo White cũng hình thành nền tảng của cuộc cách mạng giám sát biên giới, những dự án đó đang diễn ra trên toàn thế giới ngày nay. Trên biên giới Mỹ-Mexico hiện nay, các drones liên tục bay tuần tiễu trên bầu trời và những cảm biến điện tử có thể cảnh báo lập tức cho các đơn vị biên phòng về bất cứ kẻ nào nỗ lực đột nhập vào lãnh thổ Mỹ.

Những gì đã diễn ra với dự án Igloo White  đơn thuần là việc chuyển công nghệ từ chiến trường đến khu vực biên giới như chúng ta thấy hiện nay, cũng như các trang thiết bị trinh sát, tìm kiếm vào đeo bám mục tiêu, được các lực lượng vũ trang Mỹ sử dụng ở Afghanistan và Iraq có thể được đến đường phố Mỹ. Trong khi cuộc khủng hoảng người tị nạn tiếp tục diễn ra trên khắp châu Âu, Trung Đông, phần còn lại của thế giới. Nước Mỹ đòi hỏi một sự đảm bảo an toàn và quốc gia này có thể mong đợi nhiều hơn từ công nghệ hàng rào ảo trong tương lai.

Để làm rõ những gì đang được hình thành trên biên giới ngày nay, cần phải hiểu lịch sử hình thành nền tảng đầu tiên của công nghệ hàng rào ảo (Hàng rào điện tử McNamara).

Cuộc chiến sạch sẽ bằng công nghệ

Trong thế kỷ XXI, người Mỹ thường nhớ lại cuộc chiến tranh Việt Nam qua hình ảnh trên màn bạc của những bộ phim gai góc, kể lại một cuộc chiến tranh với những hình ảnh tăm tối và bất lực. Phim Apocalypse Now và Metal Jacket Full vẽ lên khung cảnh một cuộc chiến tranh sũng nước bẩn thỉu, binh sĩ bò trên bùn lầy và lội qua cánh đồng lúa.

Nhưng cũng có một khung cảnh khác chiến tranh mà người Mỹ không thấy được trong các bộ phim về cuộc chiến này. Đó là cuộc chiến tranh công nghệ cao, những người tham chiến ngồi trong những bức tường màu trắng sạch sẽ, hệ thống thiết bị đầu cuối máy tính, phòng tác chiến máy lạnh.

Đó là nơi giao điểm của cuộc chiến tranh hỗn loạn năm xưa tiếp xúc với cuộc chiến tranh “sạch sẽ”, tác chiến từ xa của tương lai.

Trung tâm giám sát xâm nhập của quân đội Mỹ tại Thái Lan với một máy tính IBM 360/65

Trận chiến điều khiển từ xa của cuộc chiến tranh ở Việt Nam có trụ sở tại Thái Lan, nơi mà công nghệ siêu hiện đại của máy tính thời đó sẽ  phân tích, xử lý dữ liệu và diễn giải thông tin, được gửi từ hàng ngàn cảm biến, rải trên khắp vùng miền Việt Nam và Lào.

Khi các cảm biến thu nhận được những âm thanh trên chiến trường, những nhân viên máy tính sẽ phải nghiên cứu và quyết định xem họ đang nghe thấy gì? Tiếng động của những xe vận tải miền Băc Việt Nam hay đơn giản chỉ là một người dân Việt Nam ngẫu nhiên đi về trong ngày qua khu vực có cảm biến. Nếu là xe vận tải, các nhân viên sẽ gọi không quân tiến hành cuộc không kích. Nếu là tiếng động thông thường, họ có thể bỏ qua.

Những nhà hoạch định kế hoạch quân sự Mỹ hứa rằng khi các kỹ thuật công nghệ mới được sử dụng trong chương trình Igloo White có nghĩa là quân đội Mỹ sẽ không vấy bẩn bàn tay trong cuộc chiến tranh nữa. Những "đôi giày trên mặt đất" không còn cần thiết quá nhiều để giành chiến thắng. Ngoại trừ những trắc thủ máy tính.

Nhưng không có một công nghệ máy tính nào có thể làm một cuộc chiến tranh trở lên sạch sẽ. Trên thực tế, dự án Igloo White cho thấy, công nghệ có tiềm năng khiến cuộc chiến tranh trở lên hỗn loạn hơn bao giờ hết.

Tướng William Westmoreland cho biết trong một bài phát biểu năm 1969: "Trên chiến trường tương lai, lực lượng quân sự đối phương sẽ bị phát hiện, theo dõi và tấn công gần như ngay lập tức thông qua việc sử dụng công nghệ máy tính có kết nối dữ liệu, trí tuệ nhân tạo của máy tính hỗ trợ đánh giá thông tin tình báo và tự động điều khiển hỏa lực tiêu diệt mục tiêu".

Chiến trường của tương lai

Tướng Westmoreland là tư lệnh trường của tất cả các hoạt động quân sự Mỹ tại Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1968, khi ông ta trở thành Tổng tham mưu trưởng Hội đồng liên quân. Dự đoán của Westmoreland có vẻ hiển nhiên với hiệu quả thực tế của công nghệ trong sự hiểu biết hiện nay. Nhưng các tướng lĩnh quân đội Mỹ thực sự có tầm nhìn xa khi  nhìn nhận về công nghệ giám sát chiến trường mới khai sinh trong thời gian cuối những năm 1960.

Tướng Westmoreland  phát biểu "Tôi có thể thấy được một chiến trường  được giám sát gần như thực tế của tất cả các hoạt động khác nhau của đối phương liên tục 24/24  giờ thời gian thực, tôi thấy những chiến trường mà ở đó quân đội Mỹ có thể hủy diệt bất cứ mục tiêu nào có thể được xác định vị trí thông qua truyền thông trực tiếp và sử dụng gần như tức khắc hỏa lực sát thương cường độ cao."

Tướng Westmoreland chắc chắn đã tiên đoán chính xác vượt thời gian, tương tự như diễn giải một trích dẫn từ nhà phát minh ảnh không gian ba chiều Dennis Gabor, cũng dễ dàng dự đoán được tương lai khi có được sự giúp đỡ tạo ra sản phẩm thực tế. Đây là chính xác những gì mà lực lượng quân sự Mỹ đã làm ở Việt Nam cùng với sự đóng góp của một nhóm bí mật các nhà khoa học và các học giả.

Nhóm Jasons

Igloo White là sản phẩm trí tuệ của một nhóm bí mật mang  tên gọi là Jasons, nhóm này được hình thành như là một ban cố vấn bán độc lập năm 1960,  được sự tài trợ từ ARPA (DARPA hiện nay). Bộ quốc phòng Mỹ đã cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triền công nghệ vũ khí trang bị tiên tiến trong tương lai.

Nhóm Jason (Jason Division) - đặt theo tên Jason và Argonauts bởi vợ của một thành viên - bao gồm khoảng 45 nhà khoa học từ các trường đại học hàng đầu nước Mỹ. Những ngày đầu tiên chủ yếu là các nhà vật lý, họ được triệu tập 6 tuần mỗi mùa hè ở La Jolla, California, phía bắc San Diego.

Những Jasons là những thiên tài đã được công nhận. Nhưng là một nhóm họ cũng vô cùng kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo đó đã có ảnh hưởng không thể xóa nhòa trong tương lai của không chỉ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam mà gần như mọi hoạt động quân sự mà quân đội Mỹ tiến hành.

Giống  như nhiều người Mỹ bình thường đã quá mệt mỏi về cuộc chiến tranh đang leo thang ở Việt Nam, đa số các Jasons (những nhà khoa học trong nhóm) không thích các chiến dịch ném bom trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà khoa học cũng không ngần ngại nói rằng, các lãnh đạo quân sự hàng đầu của Mỹ là vô liêm sỉ.

"Những người Jasons là - tôi không có ý xúc phạm đến họ - nhưng hãy chỉ gọi họ là  peaceniks (thành viên của phong trào hòa bình)" - Steve Lukasik đã nói với tác giả bài viết qua điện thoại. Lukasik là Phó giám đốc và sau đó Giám đốc DARPA giai đoạn năm 1967 - 1974. DARPA cung cấp nguồn tài chính cho Jasons, nhưng để phát triển dự án Igloo White  nhóm này có một đường dây nóng trực tiếp với Bộ Quốc phòng.

Lukasik nói "Anh phải hiểu rằng những Jasons có uy tín lớn, có lòng tự trọng cao, có cái tôi rất lớn, họ thực sự tin rằng họ có một số ý tưởng tốt". Một số ý tưởng trong đó thực sự đặc biệt thú vị.

Ý tưởng được đưa ra là làm gián đoạn những tuyến đường tiếp vận của Hà Nội chạy từ Miền Bắc vào Miền Nam Việt Nam. Những đoàn xe vận tải mang theo hàng tiếp vận cơ động di chuyển dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, một hệ thống đường giao thông vô cùng phức tạp.

Theo nhận định của các nhà khoa học Jasons, nếu Mỹ có thể ngăn chặn được dòng chảy vận chuyển của đoàn xe vận tải vào Miền Nam, thì Quân Giải phóng sẽ không còn khả năng chiến đấu. Các vụ không kích liên tục của chính quyền Johnson hầu như không mang lại điều gì đáng kể. Vì vậy, tại sao không đơn giản là cắt đứt các tuyến đường cũng cấp hậu cần kỹ thuật, buộc Miền Bắc Việt Nam phải tiếp nhận những điều kiện của Mỹ trên bàn đàm phán hoặc chịu thất bại ở Miền Nam Việt Nam?

Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara cho rằng một hàng rào các thực thể vật lý là cách tốt nhất để ngăn chặn dòng chảy vũ khí trang thiết bị, binh lực và cơ sở vật chất cho chiến trường từ Bắc vào Nam. Nhưng các nhà khoa học trong nhóm Jason đưa ra ý tưởng táo bạo hướng tới tương lai nhiều hơn. Họ đề xuất một hàng rào điện tử ảo, một mạng lưới các cảm biến âm thanh, địa chấn, từ trường rộng khắp trên chiến trường.

Mùa hè năm 1966, trong cuộc họp thường niên của nhóm Jasons ở La Jolla, các nhà khoa học Jasons đưa ra một kế hoạch xây dựng hàng rào ảo này. Khoảng  tháng 8.1966 các nhà khoa học Jason xây dựng một bản báo cáo đầy hứa hẹn về một hàng rào điện tử ảo có thể là dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh như người Mỹ mong muốn.

 Ban kiểm soát tại Trung tâm giám sát xâm nhập ở Thái Lan khoảng năm 1970

Trong cuốn hồi ký xuất bản năm 2005, phi công chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam John T. Halliday kể,  khi ông đến căn cứ không quân Nakhon Phanom ở Thái Lan, trụ sở chính thực hiện dự án hàng rào điện tử của các nhà khoa học Jasons, viên phi công bị sốc. Đó là thế giới thần tiên của công nghệ cao trong những ngôi nhà xa xỉ, ví dụ như được lắp máy điều hòa không khí. Đây chính là tầm nhìn đến tương lai.

Chiến tranh giống như trò chơi Pinball máy

Wiley kể lại, Halliday - phi công đi cùng nói với Duke Wiley nói với ông : "Bước ra khỏi rừng rậm nhiệt đới và vào trong tòa nhà, bạn cảm thấy đang trở lại Mỹ - nhưng là một nước Mỹ 15 năm tiếp theo, có thể sẽ là năm 1984".

Những chiếc bảng điện tử khổng lồ dường như từ bộ phim Dr. Strangelove thông tin tình báo về những máy bay ném bom Nga hướng về phía Mỹ. Lực lượng tác chiến Alpha ở đây có rất nhiều những bảng như vậy, hiển thị với thời gian thực đầy màu sắc, có tới ba bức tường bảng như vậy. Trong phòng toàn người mặc thường phục trông giống như các nhân viên của hãng IBM đi lại xung quanh trong bộ vét lịch sự với kính trắng ... Đây chính là Trung tâm Geek.

Căn cứ không quân Nakhon Phanom ở Thái Lan là nơi đặt trụ sở cho hệ thống công nghệ siêu hiện đại này, được gọi đơn giản là Trung tâm giám sát xâm nhập. Từ nơi này, quân đội Mỹ sẽ tiến hành các hoạt động tác chiến điện tử lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh hiện đại.

Chiếm một diện tích khoảng  200.000 feet vuông (60.000 m2), trụ sở được coi là tòa nhà lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Tòa nhà bắt buộc phải rất lớn, Tập đoàn Kế hoach Truyền thông Quốc phòng đã triển khai trong trung tâm những chiếc máy tính khổng lồ IBM 360 và màn hình IBM 2260.

 Màn hình máy tính tại Trung tâm giám sát xâm nhập ở Thái Lan vào khoảng năm 1970

Tập đoàn Truyền thông theo kế hoạch Quốc phòng là một cái tên nhạt nhẽo cho một nhóm bí mật có nhiệm vụ xây dựng một trong những hệ thống giám sát công nghệ cao của cuộc chiến tranh và điều đó là hoàn toàn không nhẫu nhiên. Để ngắn gọn, người ta thường gọi là DCPG, một cách gọi dường như có vẻ ngớ ngẩn nhằm nguy trang, ngăn chặn không cho các lực lượng tình báo Miền Bắc Việt Nam cảm thấy có gì đáng ngờ khi nghe về đơn vị này.

Mặc dù vậy, nhóm này không hoàn toàn phải giữ bí mật. Sau khi xây dựng trung tâm chỉ huy ISC tại căn cứ Nakhon Phanom vào năm 1967, Lực lượng Không quân Mỹ rất tự hào khi nói về trung tâm truyền thông, tình báo, giám sát siêu hiện đại này. Thượng nghị sĩ Barry Goldwater, trong chuyến viếng thăm năm 1970, tuyên bố rằng thiết lập hệ thống thông tin công nghệ cao là tương lai của chiến tranh: "Cá nhân tôi nghĩ rằng đây có khả năng là một trong những bước tiến lớn trong việc tiến hành cuộc chiến tranh kể từ khi phát minh ra thuốc súng." Thượng nghị sĩ Goldwater hoàn toàn không sai.

Trung tâm chỉ huy ở Thái Lan giúp cho những người lính có một khoảng cách đáng kể an toàn trong chiến đấu. Ngày nay, nhiều chuyên gia nói rằng nó giống như chơi một game video giết người khi lực lượng quân sự Mỹ tiến hành các cuộc không kích bằng máy bay không người lái trên khoảng cách từ nửa vòng trái đất.

Vào những năm 1970, một trắc thủ điều khiển đã so sánh các hoạt động tác chiến như trò chơi gây nghiện Pinball máy.

Một sĩ quan của lực lượng không quân Mỹ giải thích nhiệm vụ này trong một bài viết, đăng tải trên tạp chí Lực lượng Vũ trang Mỹ năm 1971: "Chúng tôi hoạt động trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh như chơi trò chơi gây nghiện pinball máy và chúng tôi cắm đầu vào chơi mỗi đêm".

Dự án Igloo White gặp rất nhiều trục trặc, do khả năng hoạt động tương đối thô sơ của hệ thống. "Các phương tiện liên kết truyền thông duy nhất giữa các bộ cảm biến trên mặt đất và trung tâm ở Thái Lan là 7 trong số 24 chiếc máy bay," Lukasik nói. Thông tin liên lạc chỉ thông suốt khi máy bay đang hoạt động trên bầu trời, các bộ cảm biến không thể gửi thông tin đến trung tâm chỉ huy khi không có máy bay truyền tải.

Các nhà khoa học Jasons đặt ra ý tưởng: các cảm biến có thể được sử đụng đa năng (off-the-shelf), có nghĩa là những cảm biến này không phải được sản xuất ra chỉ để đáp ứng cho Igloo White. Lô sản phẩm đầu tiên phần lớn là các sonar-phao, từng được Hải quân Mỹ nhằm phát hiện tàu ngầm đối phương. Các thành phần sonar được thay thế bằng micro và những cảm biến cần thiết.

 TTB