Việt Nam có nên dùng MiG-35 thay thế “én bạc” MiG-21?

VietTimes -- Rất nhiều nước châu Á bao gồm cả Việt Nam, có trong biên chế các máy bay chiến đấu hạng nặng dòng Sukhoi như Su-30MK2, Su-30MKM, Su-30MK. Do tính tương đồng giữa các hệ thống của hai dòng máy bay Su và MiG. Đây cũng là sự lựa chọn tốt để có thể thay thế các máy bay MiG-21 nổi tiếng Liên Xô cũ.
MiG - 35, ứng cử viên sáng giá thay thế én bạc MiG 21 huyền thoại của không quân Việt Nam
MiG - 35, ứng cử viên sáng giá thay thế én bạc MiG 21 huyền thoại của không quân Việt Nam

Năm 2017 là năm hoàn thành những thử nghiệm cấp quốc gia của máy bay tiêm kích hạng nhẹ đa nhiệm MiG-35. Các nhà thiết kế máy bay của MiG đang hy vọng chiếc tiêm kích đầy mong đợi này sẽ là sự chuyển tiếp của thế hệ "4++" đến thế hệ máy bay thứ 5.

Trong tương lai gần, lực lượng tiêm kích hạng nhẹ Không quân Vũ trụ Nga sẽ được trang bị loại máy bay này. Phi đội bay biểu diễn "Strizhi" (Chim Yến) cũng sẽ nhận được các máy bay MiG-35 thay cho MiG-29.

Ilya Tarasenko, Tổng giám đốc Tổng công ty MiG (RAC "MiG") cho biết: MiG-35 có thể là một lựa chọn tốt cho các khách hàng nước ngoài, muốn xây dựng lực lượng không quân với những máy bay của thế hệ 4 hoặc chuyển tiếp sang thế hệ thứ 5. Đây là một trong những mục đích mà tập đoàn đặt ra và đang xem xét những khách hàng tiềm năng. Tập đoàn MiG sẵn sàng đảm bảo việc triển khai hạ tầng kỹ thuật duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ cũng như thực hiện cung cấp dây chuyền nội địa hóa sản phẩm trong việc thực hiện các dự án sản xuất máy bay nội địa.

Theo tin từ tập đoàn MiG, những đơn đặt hàng xuất khẩu đầu tiên của chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG này sẽ bắt đầu ngay sau khi vượt qua những thử nghiệm khắt khe của Bộ quốc phòng Nga.

Tại Triển lãm hàng không quân sự quốc tế tại Le Bourget, Pháp, Tổng công ty chế tạo máy bay "MiG" (thành viên của Liên hiệp các tập đoàn sản xuất máy bay Nga, OAK) bắt đầu có những cuộc đàm phán sơ bộ với khách hàng nước ngoài tiềm năng của loại máy bay này. Chiến đấu cơ MiG – 35 có được sự quan tâm đặc biệt ở châu Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi, nhưng tập đoàn MiG không công bố cụ thể các khách hàng tiềm năng.

 Aleksandr Mikheyev, chủ tịch tập đoàn Rosoboronexport cho biết: trong vòng 1-2 năm tới, MiG-35 sẽ là sản phẩm xuất khẩu có thị trường rộng lớn trong các châu lục. Theo ông, Bangladesh là quốc gia châu Á đầu tiên đặc biệt quan tâm đến việc mua sắm các máy bay MiG-35, Bangladesh là khách hàng lâu năm của công nghiệp hàng không Nga, hiện khai thác sử dụng chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp quốc phòng Nga. Nga đã cung cấp cho Bangladesh 16 chiếc máy bay huấn luyện – chiến đấu Yak-130 theo hợp đồng ký kết vào năm 2014.

Tổng công ty "MiG" tin rằng nhưng khách hàng lớn của MiG-35 có thể là Ấn Độ, Kazakhstan, các nước Nam Á, Đông Nam Á và Trung Đông.

Theo chuyên gia phân tích quân sự Victor Litovkin thuộc TASS, MiG-35 có những khả năng đầy triển vọng giành chiến thắng trên thị trường hàng không nước ngoài, đặc biệt là trong các quốc gia có sự cần thiết phải thay thế những máy bay tiêm kích cũ dòng MiG.

Những quốc gia như Brazil, Peru và các nước khu vực Đông Nam Á, Ai Cập và Algeria, Ấn Độ cũng mong muốn có thể thay thế các máy bay MiG-21 nổi tiếng Liên Xô cũ và MiG-23. Nếu quốc gia nào không quan ngại áp lực và các biện pháp trừng phạt của Mỹ, mà Washington đang tích cực sử dụng để ngăn chặn sự cạnh tranh này, MiG-35 sẽ là loại máy bay được lựa chọn.

Theo chuyên gia quân sự Vitovkin, ưu thế vượt trội của MiG -35 là chất lượng và giá thành, những tính năng kỹ chiến thuật hoàn toàn không thua kém tiêm kích của Pháp Rafale, tiêm kích Mỹ F-18, hoặc tiêm kích châu Âu Typhoon nhưng có lợi thế hơn rất nhiều về hậu cần kỹ thuật, duy tu bảo dưỡng và độ tin cậy trong khai thác sử dụng.

Trong vòng đời của MiG – 35, giá thành khai thác sử dụng máy bay rẻ hơn từ 30–40%, với những quốc gia đã từng khai thác MiG, số lượng các chuyên gia cần thuê để đảm bảo kỹ thuật giảm đến mức tối thiểu. Hơn thế nữa, giá thành một máy bay MiG – 35 rẻ hơn so với các dòng máy bay phương Tây đến 20%, nhưng lại duy trì được khả năng cơ động vượt trội hơn so với các máy bay nước ngoài khác.

Cho đến nay, rất nhiều nước châu Á có trong biên chế các máy bay chiến đấu hạng nặng dòng Sukhoi như: Su-30MK2, Su-30MKM, Su-30MK. Do tính tương đồng giữa các hệ thống của hai dòng máy bay Su và MiG, việc bay chuyển loại các giữa các máy bay này hoàn toàn không có gì phức tạp, hơn thế nữa, hệ thống đảm bảo hậu cần kỹ thuật và bảo trì bảo dưỡng cung không khó khăn để tương thích.

Theo chuyên gia quân sự Victor Litovkin của TASS: Các quốc gia, khách hàng tiềm năng có thể mua máy bay huấn luyện chiến đấu Yak – 130 của Nga (các phi công Nga gọi nó là Bàn bay), không quân các nước, có trong biên chế Su và MiG có thể tự huấn luyện bay chuyển loại cho bất cứ loại máy bay nào, kể cả các máy bay quân sự nước ngoài có tính năng kỹ chiến thuật tương đương. Chương trình huấn luyện được lập trình trên máy bay cho phép huấn luyện như vậy.

Tại triển lãm hàng không quân sự quốc tế ở Le Bourget, phó Giám đốc RAC "MiG" Victor Chernov khẳng định: Mua MiG – 35, khách hàng tiềm năng sẽ có khả năng giảm đến mức tối thiểu chi phí tái đào tạo đội ngũ phi công và giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ở mức tối thiểu nhất. Ông nhấn mạnh rằng: "Tất cả các trang thiết bị và các bộ phận của MiG-35 đều do Nga chế tạo, vì vậy chúng tôi (Tổng công ty" MIG ") có thể đảm bảo bất kỳ của khách hàng của chúng tôi rằng không có bất cứ một sự giãn đoạn cung cấp cơ sở vật chất cũng như các chi tiết kỹ thuật trong tình huống xảy ra các điều kiện chính trị bất lợi nào đối với các khách hàng của công ty".

Một điều khá thú vị là tiêm kích MiG-35 do Tổng công ty MiG độc lập phát triển, không có đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng. Các chuyên gia quân sự nhận xét rằng, sự phát triển này từ trước đến nay chưa từng có tiền lệ trong nền công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay và Liên Xô trước đây. Các nhà sáng chế đã tích hợp tất cả những yêu cầu và kinh nghiệm khai thác sử dụng của các quốc gia, đã từng sử dụng máy bay chiến đấu do Liên Xô và Nga chế tạo, đặc biệt là máy bay MiG. Chính vì nguyên nhân này, MiG – 35 sẽ nhanh chóng được đưa vào xuất khẩu. 
Việt Nam có nên dùng MiG-35 thay thế “én bạc” MiG-21?   ảnh 1MiG 35
Việt Nam có nên dùng MiG-35 thay thế “én bạc” MiG-21?   ảnh 2Hệ thống radar mảng pha chủ động AESA, động cơ điều khiển vecto, cho phép máy bay có khả năng siêu cơ động như các máy bay dòng Sukhoi
Việt Nam có nên dùng MiG-35 thay thế “én bạc” MiG-21?   ảnh 3Thiết bị  trinh sát mục tiêu bề mặt quang điện tử OLS-K dành cho máy bay MiG - 35

Thiết bị OLS-K là hệ thống giám sát mục tiêu quang điện tử tiên tiến được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển. Hệ thống OLS-K kết hợp cảm biến hồng ngoại và một camera TV cho phép phát hiện và theo dõi xe trên mặt đất cách xa 20 km và tàu thuyền trên biển với khoảng cách đến 40 km.

Thiết bị đo xa laser tính toán vị trí mục tiêu ở phạm vi lên đến 20 km, do đó máy bay có thể tiến công các mục tiêu mặt đất và mặt nước. Thiết bị chỉ thị mục tiêu laser chiếu xạ các mục tiêu cần tiêu diệt trên bề mặt, sử dụng cho vũ khí có điều khiển bằng laser. Thiết bị quang hồng ngoại điện tử OLS-K được lắp đặt cho MiG-35 dưới thân máy bay ở bên phải động cơ.

Việt Nam có nên dùng MiG-35 thay thế “én bạc” MiG-21?   ảnh 4MiG - 35
Tổng quan tính năng kỹ chiến thuật MiG - 35
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ đa nhiệm MiG - 35

TTB