Video đỉnh cao công nghệ tăng Mỹ thành nỗi xấu hổ tăng Arab Saudi

VietTimes -- Xe tăng M1A2 Abrams được coi là đỉnh cao công nghệ xe tăng Mỹ, với lớp giáp phức hợp “chống được mọi loại đạn chống tăng” – như nhà chế tạo quảng cáo. Nhưng khi đối diện với những đối thủ thông minh, niềm tự hào Mỹ vẫn bị...bắn hạ như mọi loại tăng khác
Video đỉnh cao công nghệ tăng Mỹ thành nỗi xấu hổ tăng Arab Saudi
Nhưng trong tay quân đội Arab Saudi – quốc gia giàu có dã bỏ hàng trăm triệu USD mua hàng trăm chiếc - tăng M1A2 Abrams bỗng trở thành mục tiêu…dễ diệt với phiến quân Huthis của Yemen.
Đầu năm 2015, Arab Saudi đưa những sư đoàn thiết giáp, lục quân, không quân tiến vào lãnh thổ Yemen với tuyên bố "khôi phục dân chủ ở Yemen".
Mục tiêu của Arab Saudi khi ấy, là hỗ trợ tổng thống mới đắc cử, nhưng lại bị phế truất (với lý do gian lận bầu cử) của Yemen khôi phục vai trò tổng thống.

Cựu tổng thống Yemen - ông Sales - cùng quân đội nước này và phong trào Huthis (còn gọi là phiến quân Huthis) - một tập hợp của những bộ lạc Yemen, đã chiến đấu chống đội lại đội quân của Arab Saudi.

Trong gần một năm sau đó, cho đến nay, đội quân cơ giới hóa hùng hậu của Arab Saudi đã không thể nào tiến nổi vào thủ đô của Yemen.

Trong khi đối thủ của họ, liên minh các bộ lạc và quân chính phủ Yemen - tập hợp tưởng lỏng lẻo và trang bị thấp kém, không có hải quân, không quân... - lại tiến sang đất Arab Saudi để giáng cho quân đội nước này những trận thua đau đớn.

Hai video dưới đây được quay trên lãnh thổ Arab Saudi, vào thời điểm các ngày 8 và 12/2/2016, tại khu vực ngoại ô Al Kubah thuộc tỉnh Jizan, nhưng quay bởi phiến quân Huthis của Yemen, thực tả những trận tiêu diệt xe tăng, xe cơ giới của quân đội Arab Saudi 

Tăng  M1A2 Abrams - niềm tự hào công nghệ Mỹ đã tiêu diệt một nửa lực lượng tăng thiết giáp của Iraq trong chiến tranh vùng vịnh 1991 - khi đối diện với phiến quân Huthis đã thất bại.

Chiếc bị diệt bằng tên lửa chống tăng, chiếc thậm chí bị bắt sống, và bị phá hủy bằng thuốc nổ. Chịu chung số phận còn có cả xe chiến đấu gắn đại liên cũng của Mỹ chế tạo.

Rõ ràng, công nghệ dù hiện đại đến mấy thì vẫn khó sống sót, nếu người sử dụng không biết cách khai thác, bảo vệ