Do những tin đồn về việc mạng 5G có thể lan truyền virus Corona mới trên mạng xã hội, một số người dân bắt đầu đốt các trạm phát sóng và dây cáp.
“Điều này thật nực cười, tin đồn quá nguy hiểm!”. Ngày 4/4 theo giờ địa phương, Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove nói trong một cuộc họp báo: lý thuyết về tháp tín hiệu 5G “giúp lan truyền virus Corona mới” là hoàn toàn bịa đặt.
Sau nhiều sự cố tương tự liên tiếp xảy ra, Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao (DCMS) của Anh đã buộc phải đứng ra giải thích rõ, không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên hệ giữa mạng 5G và virus Corona mới.
Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove: lý thuyết về tháp tín hiệu 5G “giúp lan truyền virus Corona mới” là hoàn toàn bịa đặt (Ảnh: Guancha)
|
Theo báo cáo của Bộ Y tế và An sinh xã hội Anh ngày 3/4, cùng ngày, Vương quốc Anh đã ghi nhận 4.450 trường hợp mới mắc bệnh COVID-19, đưa tổng số lên 38.168 người bị bệnh; có 684 trường hợp tử vong mới, đưa số người chết lên 3.645 ca, trong đó có 40 người tử vong ngoài bệnh viện.
Bên cạnh việc đối phó với tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng, chính phủ Anh còn phải đau đầu vì một vấn đề khác.
Vào tối ngày 3/4, giờ địa phương, một tháp tín hiệu cao 70 feet (khoảng 21 mét) ở Birmingham bất ngờ bốc cháy. Cảnh sát chữa cháy địa phương đã khẩn cấp huy động lực lượng và mất hơn một giờ mới dập tắt được đám cháy.
Mặc dù nguyên nhân của vụ cháy vẫn đang được điều tra, nhưng sở cứu hỏa tiết lộ rằng về cơ bản nó đã được xác nhận rằng đó là một vụ cháy do có người cố tình phóng hỏa.
Một cột phát tín hiệu viễn thông bị đốt (Ảnh Guancha)
|
Thật trùng hợp, cũng vào tối ngày 3, một tháp tín hiệu 5G ở gần khu dân cư thành phố Coventry cũng bị đốt cháy.
Reuters ngày 5/4 đưa tin, gần đây, do các tin đồn sai trái như trên, nhiều cột phát tín hiệu ở Birmingham và Merseyside ở Anh đã bị phá hủy, các nhân viên viễn thông thậm chí còn bị nhục mạ; tình hình này xảy ra vào lúc cần đến mạng nhất.
Tháp tín hiệu của British Telecom (BT), công ty viễn thông lớn nhất của Anh, cũng bị đốt phá, gây tổn thất nặng nề.
Thật bất ngờ, sau khi những video về các vụ cháy tháp tín hiệu này được đăng tải lên mạng xã hội, đã thu hút một các được cư dân mạng trong một số nhóm Facebook tán thưởng.
Cột anten phát sóng bị đốt (Ảnh: Guancha).
|
Một cư dân mạng bình luận: “Thật tuyệt vời, tôi hoàn toàn ủng hộ việc phá hủy loại vũ khí sát thương hàng loạt như vậy”. Một cư dân mạng khác viết: “Đã đến lúc hành động. Tháp tín hiệu 5G trong khu vực của bạn cần phải bị đốt cháy. Mọi người nên đoàn kết và chiến đấu. Hiện vẫn chưa quá muộn”.
Một số cư dân mạng cho rằng: “Trước khi xuất hiện sự thống trị tà ác, tất cả chúng ta cần làm nhiều việc tốt hơn như thế này”.
Một số cư dân mạng cực đoan đã tiết lộ vị trí của cột phát sóng gần địa chỉ của họ và kêu gọi nhóm bạn “cùng nhau phá hủy”.
Hiện tại, một số nhóm mạng xã hội có thông tin có thể sắp phá hủy tháp tín hiệu 5G đã được cảnh báo đừng đùa với pháp luật, chớ cố gắng phá hỏng các thiết bị hạ tầng công cộng.
Ký kiến hô hào dân chúng đốt phá cột phát sóng 5G trên mạng (Ảnh: Guancha)
|
Được biết, vào tháng trước, một video về khả năng mạng 5G làm lây lan virus Corona mới đã được đăng trên YouTube. Cựu vận động viên điền kinh đã nghỉ thi đấu Jason Gardner và Callum, con trai của cầu thủ ngôi sao đội MU đã quá cố George Best, đã chia sẻ đoạn này video trên mạng xã hội và cho rằng mạng 5G thực sự sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến một bộ phận dân chúng dễ bị nhiễm virus Corona mới.
Sự tham gia của các nhân vật công chúng làm cho đoạn video càng được lưu hành rộng rãi.
Trong thời gian này, thông tin nói Vũ Hán là một trong những thành phố đầu tiên ở thí điểm 5G tại Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý, khiến một số người quá khích càng bị thuyết phục hơn về thuyết âm mưu.
Tuyên bố nực cười này ban đầu xuất phát từ hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe được tổ chức tại thành phố Tucson, Arizona, Mỹ vào ngày 12/3. Một bác sĩ tên Thomas Cowan tuyên bố trong bài phát biểu của mình rằng mạng 5G gây ra sự lây lan của virus Corona mới. Ông ta cũng nói rằng không có dịch ở châu Phi vì ở đó không có 5G.
Khi số lượng các trường hợp được xác nhận ở châu Phi tăng lên, tuyên bố này đã sớm bị “tát vào miệng”, nhưng sự lan truyền của thuyết âm mưu này trên các nền tảng mạng xã hội vẫn không dừng lại ...
Hiện tại, nhà mạng Mobile UK, đại diện cho Hiệp hội thương mại các nhà khai thác viễn thông, đã đưa ra một tuyên bố: “Chúng tôi lo ngại rằng một số nhóm đã sử dụng cơ hội của dịch bệnh để truyền bá các tuyên bố sai trái về an toàn của công nghệ mạng 5G. Điều đáng lo ngại là một số phần tử quá khích đã bắt đầu tấn công nhân viên của chúng tôi và thậm chí đe dọa sẽ phá hủy các cơ sở hạ tầng như tháp phát tín hiệu. Khi tình huống như vậy xảy ra, chúng tôi buộc phải có hành động quyết đoán để ngăn chặn”.
Thiết bị phát sóng 5G bị phá hoại (Ảnh: Guancha)
|
Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh (DCMS) cũng đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp, hy vọng dân chúng hãy có lý trí, đừng tin vào những tin đồn không có bằng chứng khoa học, đặc biệt là không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên hệ giữa mạng 5G và virus Corona mới.
Bộ cũng nhấn mạnh rằng ngày nay, tất cả các nhà khai thác viễn thông lớn đang nỗ lực đảm bảo cuộc sống thuận tiện của người dân Anh có thể sử dụng mạng theo ý muốn; dân chúng không nên làm điều không xứng với sự nỗ lực và làm việc vất vả của những người trong ngành viễn thông.
Vodafone, nhà khai thác di động lớn thứ hai thế giới, cho biết các cuộc tấn công này hiện đã gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Về vấn đề này, ông Stephen Powis, Giám đốc y tế của Hệ thống dịch vụ y tế Anh (NHS), cho rằng thuyết âm mưu này về 5G là tin giả mạo không có cơ sở khoa học và thậm chí có thể phá hủy hệ thống cấp cứu y tế. “Câu chuyện về 5G thực sự hoàn toàn là rác rưởi. Thực tế là tín hiệu điện thoại di động rất quan trọng đối với chúng ta”.
“Hệ thống cấp cứu y tế và các nhân viên y tế đều sử dụng mạng điện thoại di động”, Powis tiếp tục, “Việc phá hủy các cơ sở hạ tầng này khiến tôi rất tức giận!”.