Vì sao Thủ tướng Đức Angela Merkel là Nhân vật của năm 2015

Tạp chí TIME của Mỹ đã vinh danh Thủ tướng Đức Angela Merkel là Nhân vật của năm 2015. Sự kiện này đã công nhận vai trò lãnh đạo của bà trong các cuộc khủng hoảng nợ công, khủng hoảng nhập cư và tị nạn hoành hành tại châu Âu suốt một năm qua.
Bà Merkel
Bà Merkel

Tổng biên tập tạp chí TIME, Nancy Gibbs cho biết: “Bà Merkel đã cho thấy một tinh thần lãnh đạo kiên định trong một thế giới vốn đang cạn kiện những nguồn dự trữ như hiện nay”.

Với việc vinh danh bà Merkel, tạp chí TIME đã đăng tải một bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của bà với tiêu đề: “Thủ tướng của thế giới tự do, hành trình từ con gái của một mục sư giáo mục Luther ở Đông Đức cho tới lãnh đạo quyền lực của lục địa”.

Tổng biên tập tạp chí TIME, Nancy Gibbs cho biết: “Bà Merkel đã cho thấy một tinh thần lãnh đạo kiên định trong một thế giới vốn đang cạn kiện những nguồn dự trữ như hiện nay”.

Với việc vinh danh bà Merkel, tạp chí TIME đã đăng tải một bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của bà với tiêu đề: “Thủ tướng của thế giới tự do, hành trình từ con gái của một mục sư giáo mục Luther ở Đông Đức cho tới lãnh đạo quyền lực của lục địa”.

Vì sao Thủ tướng Đức Angela Merkel là Nhân vật của năm 2015 ảnh 1
Bà Merkel là nhân vật của năm 2015 do TIME bình chọn.

Những câu chuyện cổ tích cũng sẽ trở thành hiện thực và một trong những câu chuyện đó bắt đầu tại một khu rừng nơi bà Angela Merkel trải qua tuổi thơ của mình. Cô bé sau này trở thành người phụ nữ quyền lực nhất thế giới lớn lên dưới ánh mặt trời phương Bắc và những rặng thông cao vút.

Ngôi nhà ba tầng của bà Merkel rộng rãi và khoáng đạt, nơi cha bà quản lý một ngôi trường dòng Luther dành cho các mục sư, một tổ hợp khá biệt lập, thường đón những học sinh từ nơi xa và những vị khách ghé qua bất chợt. Ngôi nhà của bà cũng là nơi cứ trú và làm việc của nhiều người lớn bị khuyết tật. Đối với đứa trẻ ba tuổi, độ tuổi của bà Merkel khi gia đình chuyển đến, ngôi nhà là cả một thế giới rộng lớn và vẫn là như vậy cho đến khi bà tới học ở một trường tại thị trấn Templin gần kề đó. Tại đây, bà đã nhận ra rằng, giống như 17 triệu người dân Đông Đức khác, bà thực chất đang sống trong những bức tường của một pháo đài.

Bà Merkel sống như một tù nhân trong suốt 35 năm đầu của cuộc đời. Khi trưởng thành, bà sống ở phía Tây Berlin và sự kiện xây dựng Bức tường Berlin năm 1961 đã trở thành ký ức chính trị đầu tiên trong cuộc đời của bà. Khi Bức tường sụp đổ năm 1989, bà Merkel hội tụ đủ phẩm chất cần thiết của một người làm chính trị phía Đông khi  đó: kiên nhẫn, ôn hòa, nghiêm khắc, thông minh, kín đáo nhưng rất mạnh mẽ. Và từ đó bà Merkel đã thay đổi không chỉ cuộc sống của mình mà còn cả một tiến trình lịch sử.

Vì sao Thủ tướng Đức Angela Merkel là Nhân vật của năm 2015 ảnh 2
Thủ tướng Đức tiếp các lãnh đạo G-7.

Năm 2015 đánh dấu sự khởi đầu trong chặng thứ hai của quá trình 10 năm làm Thủ tướng của một nước Đức thống nhất và là lãnh đạo quyền lực của Liên minh châu Âu, lục địa thịnh vượng nhất hành tinh. Cho đến cuối năm nay, bà Merkel đã chèo lái con thuyền EU không chỉ vượt qua một mà là hai cuộc khủng hoảng, điều đó có nghĩa là duy trì được nền hòa bình cho châu lục trong liên tiếp 7 thập kỷ qua.

Cuộc khủng hoảng đầu tiên đó là đồng euro, đồng tiền chung của 19 quốc gia, đứng trên bờ vực nguy hiểm do một thành viên, là Hy Lạp. Giải pháp cuối cùng cũng được đưa ra sau khi có đủ chữ ký của các thành viên một cách khó nhọc đồng thời là một thuốc thử lòng kiên nhẫn của người Đức, thậm chí họ đã tạo ra một động từ lấy “cảm hứng” từ Thủ tướng, đó là: Merkeling.

Vì sao Thủ tướng Đức Angela Merkel là Nhân vật của năm 2015 ảnh 3
Bà Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron.

Cuộc khủng hoảng thứ hai như một tiếng sét đánh ngang tai đối với toàn châu Âu. Cuối mùa hè vừa qua, chính phủ của bà Merkel đã mở rộng cánh cửa cho dòng người tị nạn và nhập cư tràn qua biên giới, có khoảng 1 triệu đơn xin tị nạn tại Đức tính đến cuối tháng 12. Đây là một hành động táo bạo bởi nó vừa là một cách giải thoát cho châu Âu nhưng đồng thời cũng gây nguy hiểm cho chính châu lục này. Đây cũng là một phép thử đối với một liên minh vốn được hình thành để tránh tình trạng bạo lực gây chia rẽ như tại Trung Đông. Mối liên kết này hiệu quả đến mức các quốc gia giàu có ở châu Âu phải tự mình đặt ra câu hỏi: Có ý nghĩa gì khi sống tốt?

Bà Merkel đã có câu trả lời của riêng mình: “Ở nhiều khu vực còn tồn tại chiến tranh và những nỗi sợ hãi, các quốc gia đều dần tan rã. Trong nhiều năm qua chúng ta đã đọc quá nhiều tin tức như vậy, đã nghe quá nhiều và đã tận mắt chứng kiến trên truyền hình. Nhưng chúng ta chưa thực sự hiểu điều gì đang diễn ra ở Aleppo và Mosul có thể ảnh hưởng tới Essen hay Stuttgart. Chúng ta phải đối mặt với nó ngay bây giờ”.

Đối với bà, quyết định mở cửa cho người tị nạn là một bước đi mạo hiểm trong sự nghiệp. Các nhà phân tích gọi đó là một sự khởi hành xung đột. Nhưng đó có thể là một điều không thể tránh khỏi, cho thấy cảm nhận của bà Merkel về những bức tường chắn.

Nhưng một điều không thể phủ nhận được rằng hành động rộng lượng, hào phóng, cởi mở của người Đức, một đất nước vốn chìm trong quá khứ, đã lan tỏa khắp châu Âu và sau đó là cả thế giới. Không một lãnh đạo nào ở châu Âu tại vị lâu hơn thế hay nói cách khác là có sức ảnh hưởng mạnh hơn thế trong một thế giới bị ngăn cách bởi những rào cản vô hình. Sau cùng, đó là câu chuyện của Liên minh châu Âu và là câu chuyện của sự toàn cầu hóa, cả hai đều đầy màu sắc như hành lang trong tòa văn phòng EU tại Brussels.

Theo Infonet