Ông Warren gọi tên này là “một trong những thành viên có chức vụ cao nhất và dày dạn kinh nghiệm nhất trong mạng lưới tài chính của ISIS”.
Đại tá Warren cho biết, Abu Salah là cựu thành viên của Al- Qaeda, đây là quan chức tài chính thứ 3 của ISIS bị tiêu diệt trong 3 tháng vừa qua. Hai tên trước đó là Abu Maryam và Abu Wakman al-Tunisi.
Theo một báo cáo của Viện Brookings Institution, tên thật của Abu Salah là Muafaq Mustafa Mohammed al-Karmoush. Trong thời gian Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố chiến dịch không kích, Bộ tài chính Mỹ cho biết, trong khoản thu nhập 500 triệu USD mà IS có được từ các vụ tiêu thụ dầu mỏ, có một phần lớn thu được từ các thương vụ dưới trướng chính quyền Assad. Ông Adam Szubin - thuộc Vụ tình báo tài chính và khủng bố của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, IS giành được 500- 1 tỉ USD trong kho bảo hiểm nhân hàng của Iraq và Syria, đồng thời lợi dụng tống tiền người dân địa phương, kiếm chác được “vài triệu USD”.
Theo tiết lộ của FT (Anh), một quan chức tình báo liên quân cho biết, theo thống kê, IS có đủ nguồn lực tài chính dự trữ tin cậy, có thể duy trì các hành động quân sự ở mức độ như hiện nay trong vòng 3 năm. Quan chức này thừa nhận, khi liên quân bắt đầu mở chiến dịch oanh tạc Syria vào tháng 10/2014, các chuyên gia dự đoán, chỉ trong vòng 12 tháng, IS sẽ thấy căng thẳng về vấn đề tài chính. Tuy nhiên hơn 1 năm đã trôi qua, vẫn không có dấu hiệu gì cho thấy IS suy giảm trong hoạt động vì lý do thâm hụt tài chính.
Dựa vào lời khai của mấy chục cựu sĩ quan chỉ huy IS cũng như lời khai của các quan chức Iraq và Syria nằm trong địa bàn IS, tờ FT của Anh đã đưa ra những đánh giá của mình về bảng cân đối tài chính của IS. Điều tra phát hiện ra rằng, trong 1 năm qua, thu nhập tài chính mà tổ chức khủng bố thánh chiến này có được từ hoạt động giành giật, tịch thu (thường vịn vào cớ tôn giáo) và thu thuế ngang với nguồn thu từ dầu mỏ. Trước khi quân đội liên quân tấn công các giếng dầu của IS vào tháng trước, ước tính mỗi năm tổ chức này thu được 450 triệu USD từ các hoạt động buôn bán dầu mỏ.
Từ phân tích của tờ FT có thể thấy, tổng thu nhập mỗi năm của IS lên tới gần 900 triệu USD, trong đó 2/3 số tiền được chi cho hoạt động mua sắm vũ khí chiến tranh. Tuy nhiên sức mạnh chiến đấu then chốt của IS chủ yếu được tạo thành bởi những người hưởng ứng “Khalip” sống ở nước ngoài. – Mỗi năm chỉ tiêu hao 200 – 250 triệu USD, điều này cho thấy các phần tử khủng bố thánh chiến này có thể chịu đựng được những đòn tấn công nặng nề về thu nhập tài chính.
Mỗi tháng IS chi khoảng 20 triệu USD cho các chiến binh tác chiến then chốt, đồng thời còn hỗ trợ 15-20 triệu USD cho các chiến binh tác chiến địa phương và nhân viên hỗ trợ. Ước tính của quan chức tình báo liên quân không giống nhau, nhưng đa số đều cho rằng, nhân lực then chốt của IS ít nhất có 30.000 người, ngoài ra còn có khoảng 50.000 – 70.000 nhân viên địa phương, nhân viên hỗ trợ và lực lượng kiêm nhiệm.
Theo phân tích của quan chức tình báo Mỹ và châu Âu, thông qua các hoạt động chiếm đoạt và cướp bóc những thành phố, thị trấn đánh chiếm được ở Iraq và Syria, những kẻ thánh chiến của IS tích lũy được trên 1 tỉ USD dự trữ. Mấy tháng gần đây, khoản thu nhập lớn của chúng lấy từ khoản kinh phí hỗ trợ nhân đạo khi Liên quân buộc phải ra tay mà không thể tránh khỏi việc làm thiệt hại đến dân thường địa phương.
Mỗi tháng, khoảng tiền lương hàng tháng của mỗi nhân viên tác chiến nước ngoài của IS nhiều nhất là 150 USD, cộng với các khoản phúc lợi - từ tiền thưởng di cư, chiến lợi phẩm 200 USD/tháng tới tiền trợ cấp cho vợ hoặc người tình... Theo giới thiệu của nhân viên tác chiến trên địa bàn IS, trung bình thu nhập mỗi tháng khoảng 800 USD.
Lĩnh vực chi tiêu được IS ưu tiên gồm máy móc an ninh nội bộ, chủ yếu phục vụ cho cảnh sát đạo đức Hisba và cảnh sát bí mật Amniyat. Điều tra của tờ FT cho thấy, mỗi tháng chi phí cho hoạt động bảo vệ an ninh nội bộ của IS lên tới 15 triệu USD. Các lĩnh vực chức năng của chính phủ, như y tế và giáo dục mỗi tháng tổng kinh phí chưa đầy 10 triệu USD.
Theo QPAN