Trung Quốc sẵn sàng bắn cảnh cáo, đâm tàu Mỹ dám tiến gần Hoàng Sa

Bắc Kinh ngày 19/2 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington rằng lực lượng Trung Quốc phòng thủ tại Hoàng Sa sẵn sàng bắn cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa, People’s Daily cảnh cáo.
Khu trục hạm Mỹ vừa tiến hành tuần tra gần Hoàng Sa
Khu trục hạm Mỹ vừa tiến hành tuần tra gần Hoàng Sa

Ấn phẩm của Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tung ra lời đe dọa trên. Theo đó, Trung Quốc cần phải có những hành động cứng rắn để “dạy cho Mỹ một bài học”.

Tờ báo Trung Quốc lớn tiếng rằng, quần đảo Hoàng Sa dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc từ hơn 40 năm nay là chiến tuyến tối hậu của Trung Quốc trong việc bảo vệ khu vực Biển Đông, do đó Trung Quốc phải tỏ rõ lập trường của mình bằng những hành động cứng rắn chống lại bất kỳ một cuộc xâm nhập nào.

Biện pháp chống lại bao gồm việc áp tải tàu ngoại quốc ra khỏi khu vực, thậm chí trong trường hợp xấu nhất, sẵn sàng cho tàu Trung Quốc đâm vào tàu Mỹ.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) còn đe dọa Washington. Trong một bài xã luận công bố hôm 18/2, tờ báo nổi tiếng với những luận điệu hiếu chiến này cho rằng Trung Quốc cần tăng cường năng lực “tự vệ” của mình ở Biển Đông để đối phó với các “hành động khiêu khích càng lúc càng thường xuyên hơn từ phía quân đội Mỹ”.

Tờ báo không ngần ngại xác định là kết quả của việc triển khai tên lửa tại Hoàng Sa là Chiến đấu cơ của Mỹ hay của nước nào khác, sẽ cảm thấy bất an khi thực hiện các chuyến bay khiêu khích trong khu vực”.

Bắc Kinh đã rất giận dữ sau hai chiến dịch tuần tra mà hải quân Mỹ đã thực hiện bên trong vùng 12 hải lý của các đảo đá mà Trung Quốc kiểm soát, cụ thể là Đá Xu Bi, quần đảo Trường Sa vào cuối năm ngoái, và Đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm nay. Ngoài ra Mỹ còn cho B-52 bay trên không phận các đảo này.

Trên tờ South China Morning Post (Hong Kong) ngày 19/2, một nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải Quân Trung Quốc còn cho rằng Bắc Kinh có khả năng triển khai tên lửa chống hạm đến Hoàng Sa, bố trí thêm các loại vũ khí trên các đảo nhỏ khác trong quần đảo này, chứ không riêng gì trên đảo lớn Phú Lâm.