Trung Quốc gây căng thẳng, Mỹ-Nhật không khoanh tay

VietTimes -- Hành xử bất chấp pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông tiếp tục gây căng thẳng khu vực, khó mà bỏ qua. Mỹ, Nhật Bản và các nước khác cần phải vạch rõ sự bất hợp pháp của Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế, báo Nhật Yomiuri Shimbun kêu gọi.
Quân đội Mỹ và Nhật Bản thường xuyên tập trận chung
Quân đội Mỹ và Nhật Bản thường xuyên tập trận chung

Theo tờ Yomiuri, Trung Quốc gần đây đã cho máy bay quân sự tới cất haj cánh trên đường băng ở Đá Chữ Thập, một đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi lấp, xây dựng trái phép ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố rằng mục đích chuyến bay là để vận đưa các công nhân xây dựng bị ốm rời khỏi đảo và nước này đã điều máy bay tuần tra làm nhiệm vụ trên Biển Đông.

Sự kiện này diễn ra sau khi Trung Quốc tiến hành vận hành thử đường băng trên Đá Chữ Thập hồi tháng 1/2016, sử dụng cái gọi là “máy bay dân dụng”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai điều máy bay quân sự ra đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Tướng lĩnh hàng đầu Trung Quốc (Phạm Trường Long) đã thị sát các cơ sở do nước này xây dựng trái phép trên các đảo chiếm hữu ở Trường Sa. Mặc dù Trung Quốc không nêu rõ Phạm Trường Long đã tới thị sát đảo nào, nhưng rõ ràng đây là một hành động khiêu khích. Giới truyền thông cho biết có một cơ sở radar khổng lồ được xây dựng trên một trong 7 đảo nhân tạo của Trung Quốc cùng với ảnh minh họa thiết bị này.

Báo Nhật nêu rõ, chính quyền Trung Quốc đang leo thang căng thằng với cách hành xử lừa bịp. Bắc Kinh luôn miệng nói rằng không có ý định quân sự hóa Biển Đông, nhưng trên thực tế lại đang dốc sức đẩy nhanh việc biến các đảo nhân tạo xây dựng trái phép trên Biển Đông thành các căn cứ quân sự. Những hành động hung hăng của Trung Quốc nhằm xác quyết cái gọi là “chủ quyền” của nước này đã trở nên đập ngay vào mắt, không chỉ liên quan các đảo nhân tạo xây dựng trái phép mà còn thể hiện trên các bãi đá và vùng nước Biển Đông.

Nhiều khả năng tòa án quốc tế sẽ tuyên
Nhiều khả năng tòa án quốc tế sẽ tuyên "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị

Gần 100 tàu cá Trung Quốc được tàu hải cảnh của chính quyền yểm trợ, gần đây đã tiến vào vùng biển xung quanh các bãi đã nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Trong khu vực gần quần đảo Natuna của Indonesia, tàu hải cảnh Trung Quốc cũng can thiệp, đâm vào tàu tuần tra Indonesia và đoạt lại một tàu cá bị phía Indonesia bắt giữ vì đánh bắt trái phép.

Philippines đã kiện yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế. Phán quyết của tòa được cho là sẽ bất lợi cho Trung Quốc dự kiến sẽ được công bố trong tháng này hoặc tháng 6 tới. Chính quyền của ông Tập Cận Bình có thể đang cố thiết lập sự kiểm soát hiệu quả đối với Biển Đông thành sự đã rồi trước thời điểm tòa ra phán quyết, Yomiuri Shimbun nhận định.

Theo tờ báo Nhật, vấn đề chính yếu là bảo đảm tự do lưu thông, một nguyên tắc dựa trên luật pháp quốc tế, đã được cụ thể hóa thông qua các đợt tuần tra thực thi tự do hàng hải liên tục của chiến hạm Mỹ trong các khu vực Trung Quốc nhấn mạnh đó là lãnh hải của Bắc Kinh. Việc này sẽ cần thiết nhằm ngăn chặn Trung Quốc hành động một cách đơn phương, bất chấp  luật pháp quốc

Yomiuri Shimbun lưu ý, cuối tháng 5 này tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ lần đầu tiên thăm Việt Nam, với ý định tăng cường quan hệ song phương trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Theo hiệp định ký kết giữa Mỹ và Philippines, quân đội Mỹ trên thực tế đã bắt đầu đồn trú một số binh sĩ tại Philippines.

Báo Nhật cho rằng Mỹ cần xây dựng một cơ chế nhằm gây áp lực thường xuyên lên Trung Quốc thông qua tăng cường hợp tác với Philippines, Việt Nam và các quốc gia thích hợp khác. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã tuyên bố với các quốc gia ASEAN rằng Nhật Bản sẽ hoàn toàn hợp tác với ASEAN để đảm bảo rằng luật pháp sẽ được tôn trọng ở Biển Đông. Nhật Bản phải chia sẻ nỗi quan ngại về Trung Quốc với các nước này, đồng thời cũng phải khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì trật tự trên biển.