Tình hình Biển Đông: Lựa chọn thực tế nhất của Việt Nam là phải tự lực

VietTimes -- Việt Nam cần linh hoạt, sáng tạo và mạnh dạn hơn nữa để tìm gia được đối sách thích hợp, an toàn và sáng suốt nhất trong giai đoạn hiện nay.
Tình hình Biển Đông: Lựa chọn thực tế nhất của Việt Nam là phải tự lực

Báo Học Giả Ngoại Giao của Nhật Bản ngày 13/4/2016 có bài nhận định của tác giả Tống Linh (Linh Tong), trợ lý nghiên cứu tại Đại học ADA (ADA University) của Azerbaijan với tiêu đề “Giá dầu thấp đã gây tổn hại cho Việt Nam như thế nào trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông”.

Viện dẫn vô số các bài báo trong nước và quốc tế đánh giá khá sâu về tác động hai mặt của giá dầu thế giới giảm lên CDP của Việt Nam.

Trong các báo cáo của truyền thông Việt Nam và quốc tế, tác giả Tống Linh trích dẫn nhận định của Đài Tiếng nói Việt Nam rằng, “tác động tiêu cực của xu hướng giá dầu thế giới giảm có thể sẽ được giảm thiểu bằng các chiến lược kinh tế được hoạch định tốt của  Hà Nội trong đó biến khó khăn thành cơ hội cho nền kinh tế của Việt Nam”.

Tuy nhiên, tác giả Tống Linh cho rằng các các tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam chưa phải là những mối lo ngại duy nhất khi giá dầu giảm. Việc, giá dầu thế giới lao dốc cũng có tác động không nhỏ đến khía cạnh địa chính trị ở khu vực – trong đó, Việt Nam là một thành phần không thể không nhắc đến trong tranh chấp ở Biển Đông.

Bộ đội Hải quân đánh bộ của Việt Nam (ảnh tư liệu minh hoạ)
Bộ đội Hải quân đánh bộ của Việt Nam (ảnh tư liệu minh hoạ)

Theo tác giả Tống Linh, xét về góc độ kinh tế, giá dầu thấp đã tác động xấu đến gần như thất cả các quốc gia có hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu mỏ và Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ.

Báo Học Giả Ngoại Giao dẫn lời tác giả Tống Linh cho biết, mối quan ngại địa chính trị lớn nhất đối với Việt Nam lúc này là giải quyết và đối phó với tranh chấp đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.

Phải tự lực

Hải quân Việt Nam ở quân cảng Cam Ranh (ảnh VNE)
Hải quân Việt Nam ở quân cảng Cam Ranh (ảnh VNE)

Cũng giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam là một nước nhỏ (kể cả về quy mô dân số, ảnh hưởng quốc tế, tiềm lực quốc gia) so với một Trung Quốc to lớn, đông dân…hơn.

Trong khi đó, cộng đồng ASEAN, nơi Việt Nam là một trong những thành viên chủ chốt lại thiếu đoàn kết, bị chia cắt bởi các toan tích lợi ích quốc gia. ASEAN cũng không thể trở thành một đối trọng chống lại những tham vọng và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.

Theo chuyên gia nghiên cứu Tống Linh, Ngay cả Mỹ hay Nga cũng không đủ “gần gũi và chân thành” để Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng trông cậy.

Với Nga, quá khứ hiện đã trôi đi từ rất lâu kể từ khi khối đồng minh các quốc gia có chung hệ tương tưởng chính trị do Liên Xô dẫn đầu tan rã. Nước Nga ngày nay lại đang coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc.

Trong khi đó, sau 20 năm bình thường hóa mối quan hệ, mặc dù Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác toàn diện của nhau nhưng quan hệ Việt – Mỹ vẫn đang ở trạng thái không giống như quan hệ Việt – Nga, Việt – Trung.

Ở Biển Đông, Hoa Kỳ đang can dự vào tình hình khu vực, thách thức sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong tâm thế miễn cưỡng, chủ yếu là để đảm bảo lợi ích của chính mình cũng như các đồng minh thân cận, có giá trị chiến lược khác.

Theo tác giả Linh, xét về trật trự khu vực và quốc tế trong giai đoạn hiện nay, lựa chọn thực tế duy nhất của Việt Nam là phải tự lực và tận dụng thế cân bằng đa phương trên trường quốc tế.

Theo nhận định của chuyên gia Tống Linh, để cân bằng trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam muốn thấy và cần một nước Nga mạnh hơn, một Trung Quốc yếu hơn và một nước Mỹ ít chống Nga hơn.

Nếu cân bằng được tam cường quốc này, Việt Nam sẽ đảm bảo duy trì được lập trường, có tiếng nói đàm phán tốt hơn trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Hải quân Việt Nam ở quân cảng Cam Ranh (ảnh VNE)
Hải quân Việt Nam ở quân cảng Cam Ranh (ảnh VNE)

Tuy nhiên, theo Tống Linh, giá dầu liên tiếp sụt giảm đã khiến cho các lợi ích của Việt Nam đang tuột khỏi trạng thái cân bằng mong đợi.

Cũng theo nhận định của cá nhân tác giả Tống Linh và nhiều báo cáo của các nhà phân tích, quan sát và bình luận chính trị thế giới, hiện nay, thế giới đã chứng kiến một nước Nga yếu hơn (ít nhất là về kinh tế), trong khi đó Trung Quốc ngày càng mạnh và bành trướng hơn còn Hoa Kỳ ngày càng gia tăng các chiến dịch, chiến lược chống Nga.

Tác giả Tống Linh cũng đã chỉ ra nhiều bằng chứng, sự kiện để chứng minh những nhận định của mình.

Cuối cùng, chuyên gia Tống Linh kết luật rằng giá dầu thế giới giảm không chỉ tác động đến kinh tế và còn tác động không nhỏ đến mối quan ngại địa chính trị của Việt Nam.

Việt Nam cần làm gì?

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trong một lần bất ngờ thăm quân cảng Cam Ranh (ảnh tư liệu Zing.vn)
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trong một lần bất ngờ thăm quân cảng Cam Ranh (ảnh tư liệu Zing.vn)

Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam cần đánh giá đúng, thận trọng, kỹ lưỡng tác động của việc giảm giá dầu thô thế giới với chiến lược cân bằng trong quan hệ với 3 cường quốc Nga, Mỹ và Trung Quốc.

Việt Nam cần linh hoạt, sáng tạo và mạnh dạn hơn nữa để tìm ra được đối sách thích hợp, an toàn và sáng suốt nhất trong giai đoạn hiện nay khi mà các mối đe doạ với sự toàn vẹn lãnh thổ của mình đang ngày càng hiện hữu.

Để làm được điều này chúng ta cần có một chiến lược bài bản, có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính trị, tuyên truyền – giáo dục, ngoại giao, kinh tế, quân sự...

Nhìn gần hơn, chúng ta triên khai huy động sức mạnh đoàn kết, đóng góp của toàn dân tộc, của cộng đồng người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài, sự tư vấn, tham mưu của đội ngũ chuyên gia, tri thức trong nước, quốc tế và đặc biệt là các nước bạn bè, đối tác nước ngoài có tiếng nói, có uy tín và có năng lực mạnh – PV.

Bài viết có tham khảo một số đánh giá, nhận định của tác giả Tống Linh đăng trên trang Học Giả Ngoại Giao (Diplomat) của Nhật Bản.

Lê Dũng