Trên fanpage Hội cổ động viên Hà Nội (Contras Hà Nội), bất ngờ một cổ động viên trung thành có nick DTA chia sẻ: “Tôi theo dõi cổ vũ Hà Nội FC từ mùa giải 2017-20118 sau khi contras Hà Nội không còn gắn tên doanh nghiệp. Qua 5 mùa giải và tính đến thời điểm này, tôi chưa bao giờ thấy CLB có động thái hay chủ trương gì đáng kể để tăng cường tương tác, chăm sóc các nhu cầu cơ bản của cổ động viên, nuôi dưỡng và phát triển thêm tình yêu của họ với đội bóng. Ngay cả với số ít những cổ động viên hiện hữu vốn rất nhiệt tình chứ chưa nói đến việc quảng bá hình ảnh, mở rộng thêm số lượng cổ động viên mới”.
Mòn mỏi một tình yêu
“Hiện nay đa phần cổ động viên CLB chắc đều như tôi, yêu bóng đá, yêu màu cờ sắc áo địa phương mà tự tìm hiểu, tự tìm đến rồi may mắn thì rủ thêm được bạn bè, người thân cùng tình yêu mà cùng nhau ra sân cổ vũ. Nhưng rõ ràng với tầm cỡ một đội bóng với số lần vô địch V.League nhiều nhất, dàn cầu thủ Hà Nội FC luôn thuộc nhóm hot nhất của đội tuyển quốc gia, lại là đại diện duy nhất của Thủ đô thì số lượng cổ động viên như hiện nay tại sao quá ít như vậy?!?
Phòng WC sân Hàng Đẫy được đánh giá rất tệ. Ảnh AT |
Đến bao giờ mới được chứng kiến sân vận động Hàng Đẫy phủ kín sắc tím, bao giờ mới có cỡ chục ngàn cổ động viên cùng hát vang bài hát truyền thống của CLB, của team Contras? Chưa nói đâu cao xa, có những thứ bắt buộc phải có với mỗi CLB mà nhiều anh chị em đã nhắc đi nhắc lại qua nhiều năm, ví dụ: “Phổ cập chương trình vé mùa hàng năm, tạo điều kiện để nhiều cổ động viên tới sân nhất có thể (có tí tiến bộ nhưng chưa ăn thua).
Tìm một địa điểm để cổ động viên có thể lui tới để tự hào, để thể hiện tình yêu của họ với CLB. Để mọi người có thể sờ nắm, nhìn ngắm cảm nhận mọi thứ thuộc về CLB mà họ cổ vũ chứ không chỉ gói gọn trong 90 phút bên trong sân chỉ khi có lịch thi đấu tại sân nhà. Nói vậy chắc không anh chị em nào lạ gì mô hình các sân nhà của đội bóng là nơi cổ động viên có thể tới thăm quan phòng truyền thống, tìm hiểu tất cả về CLB, mua sắm quần áo đồ lưu niệm, và cả ăn uống, cà phê giao lưu cùng nhau tại chỗ.
Hoặc đơn giản hơn chỉ là một cửa hàng bán áo đấu chính thức của CLB. Thật xấu hổ khi một đội bóng để cổ động viên mình phải đặt mua áo như thời bao cấp, thậm chí phải đi lùng mua cửa hàng tư nhân bên ngoài. Sân vận động Hàng Đẫy cần có khu WC được dọn dẹp sạch sẽ đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho cổ động viên đến xem, hỗ trợ bán đồ ăn uống đảm bảo chất lượng cho cổ động viên. Không thể chấp nhận tình trạng ra vào sân thì phải bịt mũi khi đi qua cửa WC, phụ nữ trẻ em đến xem phải nhịn cả 2 tiếng đồng hồ vì ko dám đi”.
Đôi lời tản mạn
Ngay lập tức chia sẻ này được khá nhiều fan hâm mộ đội bóng Thủ đô ủng hộ. Nick Trần Hùng comment: “Bài viết rất hay và mang tính xây dựng! Chứ tôi nhiều lần xem sân Hàng Đẫy, rủ bạn gái đi cùng được vài lần, sau hỏi sợ đi wc nên không dám ra sân nữa”.
Hà Nội FC là đội duy nhất chưa ra sân thi đấu do Covid-19. Ảnh HNFC |
“Không thể phủ nhận thành tích và vị thế của Hà Nội FC hiện nay là đến từ sự đầu tư phát triển đội bóng bài bản và nghiêm túc. Tuy nhiên, ngoài yếu tố chuyên môn, một đội bóng chuyên nghiệp rõ ràng cần lấy cổ động viên làm trung tâm. Việc đầu tư cho công tác cổ động chưa thể mang lại hiệu quả kinh tế ngay nhưng thiết nghĩ còn đơn giản và ít tốn kém hơn nhiều so với quản lý một CLB bóng đá tầm cỡ. Đôi lời tản mạn của 1 fan đang đếm ngược từng ngày tới trận ra quân mùa giải mới của Hà Nội FC và vẫn ngóng chưa biết khi nào có thể sở hữu áo đấu 2022”.
Một nữ cổ động viên nhận xét lời chia sẽ: “Hay, bạn ạ. Không biết CLB có chịu lắng nghe mà thay đổi không?” trong khi đó người khác lại khẳng định: “Bài viết như nói hộ nỗi lòng của anh em Contras Hà Nội”.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu