Châu Viên bị Trung Quốc cải tạo chủ yếu trong hè năm 2014. Quá trình xây dựng các cơ sở, tòa nhà hiện vẫn tiếp tục.
Trong ảnh là đá Châu Viên vào thời điểm tháng 1 và tháng 9/2014. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Diện tích phần đất nhân tạo trên bãi đá Châu Viên được mở rộng tới 119.711 m2, tính đến ngày 14/3. Những công trình xuất hiện tại đây gồm kênh tiếp cận, đê chắn sóng, bãi đáp trực thăng, các tòa nhà hỗ trợ, cơ sở quân sự, ăng ten liên lạc vệ tinh, radar. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Đá Chữ Thập nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cũng bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988. Hoạt động cải tạo đất tại đây bắt đầu từ tháng 8/2014. Phần đất rộng dành cho xây dựng được hoàn thành vào tháng 1/2015 và Trung Quốc đang xây một đường băng ước tính dài 3.110 m và một cơ sở cảng biển. Ảnh: CSIS/AMTI
Đá Chữ Thập có diện tích 960.000 m2, tính đến ngày 21/10/2014. Ngoài đường băng, trên hòn đảo nhân tạo này còn có cảng biển đủ lớn để đón tàu tiếp tế, tàu chiến đấu cỡ lớn, nhiều nhà máy xi măng, cơ sở hỗ trợ, cầu cảng, súng phòng không, hệ thống chống người nhái, trang thiết bị liên lạc, nhà kính, bãi đáp trực thăng. Ảnh: CSIS/AMTI.
Đá Gaven là một rạn san hô hình trái tim, thuộc quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đưa quân đồn trú trái phép tại đây từ năm 2003.
Hoạt động bồi đắp, xây dựng tại bãi đá bắt đầu từ khoảng sau ngày 30/3/2014. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Phần mở rộng có diện tích 114.000 m2, tính đến ngày 19/3. Theo CSIS, bãi đá này có kênh tiếp cận, súng phòng không, súng hải quân, thiết bị liên lạc, kiến trúc hỗ trợ xây dựng, tháp phòng thủ, cơ sở quân sự, bãi đáp trực thăng và đê chắn sóng. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Đá Tư Nghĩa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1988, sau đó Bắc Kinh xây dựng nhiều công trình kiên cố để quân lính đồn trú tại đây. Trung Quốc bắt đầu hoạt động xây dựng quy mô lớn từ hè 2014. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Bằng hoạt động hút bùn và cải tạo, Trung Quốc mở rộng phần nền bê tông từ 380 m2 lên đến 62.710 m2, tính đến ngày 18/2. Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane's, những công trình ở đây cũng giống như trên đá Gaven, gồm kênh tiếp cận, công sự ven biển, 4 tháp phòng thủ, cầu cảng, cơ sở quân sự đa cấp, trạm radar, bãi đáp trực thăng, hải đăng. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Đá Gạc Ma nằm ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa, có diện tích khoảng 7,2 km2, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988. Đến đầu năm 2014, trên bãi đá chỉ có một nền bê tông nhỏ với một cơ sở liên lạc, cầu cảng và một đơn vị đồn trú. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Phần nền bê tông hiện trải rộng trên diện tích 100.000 m2, nơi rộng nhất là 400 m. Một số đồn đoán cho rằng Bắc Kinh có thể xây một đường băng tại đây nhưng giới chuyên gia nhận định công trình này quá nhỏ để có ảnh hưởng chiến lược.
Đá Gạc Ma hiện có các công trình như kênh tiếp cận, nhà máy bê tông, tháp phòng thủ, bơm khử mặn, bơm nhiên liệu, cơ sở quân sự nhiều tầng, radar, trạm liên lạc, bãi đáp trực thăng, cầu cảng và đê chắn sóng gia cố. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Đá Vành Khăn nằm ở phía đông quần đảo Trường Sa, là một rạn san hô hình bầu dục, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1995. Bãi đá bị cải tạo quy mô lớn dọc theo rìa phía tây kể từ đầu năm 2015. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Tổng diện tích đá Vành Khăn đã bị cải tạo là 960.000 m2. Tại đây có kênh tiếp cận, đê chắn sóng gia cố, cơ sở quân sự và nơi trú ấn cho ngư dân. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Đá Subi là một rạn san hô vòng phía tây nam quần đảo Trường Sa, dài khoảng 6,5 km, rộng 3,7 km. Trung Quốc chiếm đóng Subi từ năm 1988. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Phần đất cải tạo trên đảo được mở rộng đáng kể từ tháng 7/2014. Nơi này hiện có kênh tiếp cận, cầu cảng, các thiết bị thông tin liên lạc, radar, đê chắn sóng gia cố, bãi đáp trực thăng, cơ sở quận sự và có thể xây một đường băng dài 3.000 m. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Vị trí 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc cải tạo đất. Đồ họa: The Diplomat.
Theo: VnExpress