VietTimes -- Tổng thống Iran Hassan Rouhani vừa lên tiếng bác bỏ một đề
xuất hướng tới cái gọi là "Thỏa thuận Trump" nhằm giải quyết tranh
chấp về vấn đề hạt nhân, nói rằng đây là một đề nghị "lạ lùng" đồng
thời chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump vì luôn luôn phá vỡ cam kết.
VietTimes -- Phần lớn cử tri Mỹ đều biết về những chính sách gây
được tiếng vang mà các ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ đưa ra liên quan tới
chăm sóc sức khỏe và đánh thuế thu nhập của người giàu. Vậy họ giải quyết các vấn
đề nước ngoài như thế nào? Không ai biết được.
VietTimes -- Mỹ và Iran vẫn đang bị "khóa" trong thế đối đầu
nguy hiểm, thường xuyên xuất hiện các vụ việc làm tăng căng thẳng, rất dễ bị
đẩy vào một cuộc xung đột toàn lực. Sau khi Mỹ rút khỏi Kế hoạch hành động chung
toàn diện (JCPOA, thỏa thuận hạt nhân Iran), Iran bị áp đặt những đòn trừng
phạt hủy diệt nền kinh tế của họ. Nhưng thay vì chịu trận, Iran lựa chọn phản
công.
VietTimes -- Các siêu cường châu Âu đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi Iran
đảo ngược động thái tăng mức độ làm giàu uranium, trong lúc một đặc phái viên
của Pháp đã có mặt ở Tehran để thúc đẩy các nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân
ký kết năm 2015.
VietTimes -- Chính quyền Iran vừa lên tiếng phản bác một cáo buộc của Nhà
Trắng cho rằng họ đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân ký với các
siêu cường, sau khi nước Cộng hòa hồi giáo tuyên bố đã vượt ngưỡng sở hữu
uranium làm giàu mức thấp được cho phép trong thỏa thuận này.
VietTimes -- Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hôm đầu tuần đã
cảnh báo về khả năng Iran đã tăng cường sản xuất uranium làm giàu - có thể được
sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân - ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump
rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi năm ngoái.
VietTimes -- Ngày 22.4, Reuters đưa tin, Mỹ vừa tuyên bố rằng tất cả những nhà nhập khẩu dầu ở Iran
sẽ phải chấm dứt các thương vụ mua bán ở nước này hoặc sẽ đối mặt với các lệnh trừng phạt. Tuyên bố này đã khiến giá dầu thô tăng khoảng 3%.
VietTimes -- Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran gây lo ngại cho các đồng minh châu Âu và lợi ích của chính Mỹ trong làm ăn với Iran, đồng thời có thể làm phức tạp thêm tình hình Trung Đông hiện nay.
VietTimes-- Theo Warisboring, Iran là một nước lớn trong khu vực và bị Mỹ và phương Tây cáo buộc hỗ trợ các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, tài trợ cho các nước đối tác và đôi lúc can dự vào khu vực, thậm chí còn đưa quân tham chiến.Tuy nhiên, các nước Ả rập Xê-út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Nga và Mỹ cũng hành động tương tự.
Mối đan xen lợi ích trong khu vực Trung Đông đầy biến động đã khiến tình hình rất khó đoán định. Cuộc chiến chống lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các quan hệ quốc tế xung quanh nó trở thành một “mê hồn trận”.
Nhà lãnh đạo tối cao của Iran – ông Ayatollah Ali Khamenei mới
đây đã thẳng thừng và phũ phàng tuyên bố, Tehran vẫn đối đầu với Mỹ vì
chính sách của siêu cường số 1 thế giới ở Trung Đông.
Theo Reutetrs, ngày 19/4, Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei cho biết Mỹ đã bịa đặt về vũ khí hạt nhân để biến Iran là một mối đe dọa, qua đó tiếp tục hành động cứng rắn trước cuộc đàm phán hạt nhân giữa Tehran với P5+1 trong tuần tới.
Ngày 13/4, Nga đã mở đường bằng cấp hệ thống tên lửa S-300
cho Iran và bắt đầu chương trình "đổi hàng hóa lấy dầu". Moskva đang chiếm vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua tranh
giành lợi ích từ việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
Lầu Năm Góc đã nâng cấp và thử nghiệm một loại bom xuyên phá hạng nặng tân tiến nhất đủ sức công phá những cơ sở hạt nhân kiên cố của Iran và đề phòng khả năng Mỹ không đạt được thỏa thuận hạt nhân với Tehran.