Trước đó, tại buổi làm việc giữa Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ với Bộ Công thương sáng 22/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã biểu dương những nỗ lực của Bộ Công thương trong cải cách hành chính. Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc nhở Bộ Công thương tiếp tục đẩy mạnh việc xử lý 12 dự án thua lỗ thuộc ngành.
Đến chiều cùng ngày, Bộ Công thương đã có cuộc họp xử lý các dự án không hiệu quả thuộc Bộ. Chủ trì cuộc họp này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khá gay gắt khi cho rằng ý thức cán bộ chính là một điểm nghẽn trong xử lý các dự án yếu kém.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị có biện pháp xử lý người đứng đầu doanh nghiệp trực thuộc nếu xác định được hay còn để dự án bị chậm xử lý thua lỗ.
Được biết, việc thanh tra 3 dự án nêu trên tiến hành tra theo quy định của pháp luật về thanh tra. Sau khi có kết quả, Bộ Công thương sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo thời hạn quy định.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra và có kết luận về một số dự án yếu kém, thua lỗ ngành Công thương. Cụ thể là tại Dự án nhiên liệu sinh học, xơ sợi Đình Vũ (PvTex) thuộc PVN và Nhà máy Đạm Ninh Bình thuộc Vinachem.
Ở chiều ngược lại, Bộ Công thương cũng đã xây dựng các phương án xử lý đối với Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất. Theo đó, trong 3 phương án đã xây dựng, Bộ đề xuất ưu tiên chọn phương án cho phá sản doanh nghiệp này. Tuy nhiên, Bộ cho biết cũng có thể tính tới phương án chuyển đổi sở hữu vì nếu lựa chọn phương án phá sản thì PVN sẽ mất ít nhất khoảng 5.000 tỷ đồng đã đổ vào để cứu dự án.
Dự án máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Vinachem hiện hoạt động đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể chỉ đạt công suất trung bình khoảng 65,2%, sau đó giảm xuống còn 43,5%. Năm 2015, dự án này lỗ trên 154,5 tỷ đồng, lỗ tiếp 281 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016, lỗ trên 281 tỷ đồng – theo Kiểm toán Nhà nước. Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết dự án này bị đội vốn đầu tư ở mức gần 700 tỷ đồng, với nhiều cá nhân có sai phạm.
Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam được UBND tỉnh Long An là dự án được phê duyệt đầu tư vào cuối năm 2003 với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời gian đầu tư dự án đã kéo dài gần 10 năm và vốn đầu tư bị đội lên thành gần 2.700 tỷ đồng. Đến nay dự án vẫn chưa thể vận hành. Bộ Tài chính đã phải dùng Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để trả nợ thay Tổng công ty Giấy Việt Nam số tiền hơn 1.398 tỷ đồng vay nước ngoài để đầu tư dự án này.