Là lễ hội khỏa thân nhưng người tham dự không phải hoàn toàn rút bỏ trang phục. Những người đàn ông chỉ mặc fundoshi – một loại khố có màu vải trắng và đi bít tất. Vào thời điểm diễn ra lễ hội, thời tiết ở Nhật vẫn chìm trong cái lạnh của mùa đông nhưng không làm giảm đi sức nóng và lòng nhiệt huyết của người dân.
Không khí náo nhiệt của lễ hội
Một người đàn ông dán mảnh giấy ghi rõ họ tên, số điện thoại, nhóm máu lên bụng phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
Trong trang phục mỏng manh, những người đàn ông tập trung trước cửa đền và đua nhau bắt tấm bùa bằng giấy do một vị đạo sỹ ném ra. Nghi lễ này đã xuất hiện từ hơn 500 năm trước. Người Nhật tin rằng, nếu ai bắt được lá bùa này sẽ may mắn cả năm. Tuy nhiên do chất liệu giấy dễ rách nên sau này, lá bùa được thay bằng gậy gỗ dài chừng 20 cm với tên gọi shingi.
Những nam thanh niên mặc trang phục fundoshi truyền thống
Trước đó, người tham dự sẽ ngâm mình trong dòng nước lạnh
Khi gây gỗ được ném ra, hơn 9000 người cùng lao tới để giành nhau “điều may mắn”. Không khí rất náo nhiệt và huyên náo. Trong số gần 10.000 người nhưng chỉ có hai người may mắn bắt được shingi. Những người xung quanh cố chạm vào “người may mắn” với hi vọng sẽ được sẻ chia điều tốt lành cho năm mới. Tại khuôn khổ ngày hội còn có màn tổ chức bắn pháo hoa và một số hoạt động sôi nổi không kém.
Đua nhau giành gậy may mắn shingi
Hadaka Matsuri là ngày lễ khỏa thân lớn nhất trong năm, cũng là một trong những ngày hội kỳ lạ nhất của xứ Phù tang.
Người đàn ông may mắn giành được gậy gỗ shingi
Theo Dân trí