Tên lửa hạt nhân của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng bị khủng bố cướp trong vòng một đêm?

VietTimes -- Hiện nay, căn cứ Incirlik được Thổ Nhĩ Kỳ cho Liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu sử dụng để tấn công IS, trong căn cứ này dự trữ khoảng 50 quả tên lửa hạt nhân của Mỹ.
Ngày 9/8 tại Saint Peterburg, Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: EPA
Ngày 9/8 tại Saint Peterburg, Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: EPA

Thổ Nhĩ Kỳ có thể cung cấp căn cứ Incirlik cho Quân đội Nga

Tờ Sputnik Nga ngày 17/8 cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể cung cấp căn cứ không quân Incirlik cho Nga để lực lượng Không quân Nga có thể sử dụng trong các chiến dịch chống khủng bố ở Syria. Ủy ban Đối ngoại-Quốc phòng Thượng viên Nga cho biết không loại trừ khả năng này.

Thành viên Ủy ban Các vấn đề quốc tế Thượng viện Nga, ông Igori Morozov cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ có thể cung cấp căn cứ không quân Incirlik để Không quân Nga có thể sử dụng trong các hoạt động chống khủng bố ở Syria, hành động này rất có thể là tín hiệu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tỏ thiện chí với Nga".

Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng, Thượng viện Nga, ông Viktor Ozerov cho biết sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan gần đây ở St. Petersburg, không loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ có thể phê chuẩn khả năng quyết định này.

Một chiếc máy bay vận tải Quân đội Mỹ hạ cánh ở căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.
Một chiếc máy bay vận tải Quân đội Mỹ hạ cánh ở căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.

Trong quá trình hội đàm, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị sẵn sàng ủng hộ hoạt động chống khủng bố của Nga ở Syria.

Ông Viktor Ozerov cho biết: "Căn cứ không quân Incirlik thực ra hoàn toàn không phải là Nga buộc phải sử dụng, nhưng quyết định này sẽ rất có ý nghĩa thực tế. Thổ Nhĩ Kỳ đã làm tốt chuẩn bị tiến hành hợp tác với Nga trong hoạt động chống khủng bố ở Syria".

50 quả tên lửa hạt nhân của Mỹ ở căn cứ Incirlik có thể gặp rủi ro

Tờ Liên hợp buổi sáng Singapore ngày 16/8 dẫn báo cáo của Trung tâm Stimson, một cơ quan nghiên cứu của Mỹ ngày 15/8 cho rằng Mỹ đang dự trữ vài chục quả tên lửa hạt nhân ở căn cứ miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, có nguy cơ bị các phần tử khủng bố hoặc các thế lực thù địch khác cướp đi.

Bài báo cho hay Mỹ để khoảng 50 quả tên lửa hạt nhân ở căn cứ không quân Incirlik. Căn cứ này cách Syria - quốc gia đang bất ổn bởi chiến tranh, chỉ khoảng 110 km.

Tháng trước, ở Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra một cuộc đảo chính bất thành, tư lệnh căn cứ này có liên quan đến cuộc đảo chính đã bị bắt. Điều này làm cho vấn đề an toàn của số tên lửa hạt nhân của Mỹ tại đây tiếp tục gây quan ngại.

Báo cáo của Trung tâm Stimson cho rằng: "Nếu xung đột nội bộ ở Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài, Mỹ phải chăng tiếp tục kiểm soát được những vũ khí này hay không là điều khó nói".

Một chiếc máy bay vận tải C-17 Quân đội Mỹ hạ cánh ở căn cứ không quân Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Chinatimes Đài Loan.
Một chiếc máy bay vận tải C-17 Quân đội Mỹ hạ cánh ở căn cứ không quân Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Chinatimes Đài Loan.

Incirlik là căn cứ quan trọng của Liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu được sử dụng để đến Iraq và Syria không kích tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo tự xưng" (IS).

Nó có vị trí chiến lược quan trọng, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu có thể nhanh chóng vươn tới các mục tiêu của IS.

Tuy nhiên, xuất phát từ sự cân nhắc về an ninh, tháng 3/2016, Lầu Năm Góc Mỹ hạ lệnh cho các gia đình và nhân viên dân sự của Quân đội Mỹ ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ rút đi.

Tác giả báo cáo này cho rằng: "Ở góc độ an ninh, tiếp tục để 50 quả tên lửa hạt nhân ở căn cứ không quân Incirlik giống như một việc đặt cược... Ở đó đã triển khai bảo vệ an toàn tương đối, nhưng không thể loại bỏ được mối đe dọa. Một khi xảy ra đảo chính, chúng ta không thể xác định còn có thể tiếp tục kiểm soát".

Thông thường, việc Mỹ dự trữ các tên lửa hạt nhân ở căn cứ không quân Incirlik chính là để đe dọa Nga, đồng thời thể hiện cam kết bảo vệ NATO của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trong 28 nước thành viên NATO.

Sau khi nổ ra đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, an toàn của các tên lửa hạt nhân ở căn cứ này đã gây ra tranh cãi gay gắt ở Mỹ. Chuyên gia an ninh Steve Andreason tuần trước nói với tờ Thời báo Los Angeles rằng: "Mặc dù hiện nay chưa xảy ra tai nạn, nhưng có đủ bằng chứng cho thấy Mỹ dự trữ tên lửa hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng bị cướp trong vòng một đêm".

Chuyên gia Steve Andreason từng làm chủ nhiệm Ban chính sách quốc phòng và kiểm soát vũ khí của Văn phòng Ủy ban an ninh quốc gia Nhà Trắng trong giai đoạn 1993 - 2001.

Máy bay vận tải Quân đội Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 31/7/2016. Ảnh: VOA Mỹ
Máy bay vận tải Quân đội Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 31/7/2016. Ảnh: VOA Mỹ

Nhà nghiên cứu Seck từ Viện nghiên cứu Hoover, bang California Mỹ có quan điểm khác, cho rằng: "Lực lượng vũ khí hạt nhân Mỹ khởi động tên lửa hạt nhân bằng mật mã, ngoài ra, sẽ không thể phóng tên lửa hạt nhân. Dự trữ hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có nguy cơ bị các nước thù địch của Mỹ cướp lấy và sử dụng".

Đối với báo cáo của Trung tâm Stimson, Lầu Năm Góc không đưa ra bình luận gì. Họ tuyên bố cho biết: "Chúng tôi sẽ không thảo luận vấn đề triển khai vũ khí mang tính chiến lược, nhà cầm quyền đã áp dụng các biện pháp thích hợp, bảo vệ nhân viên của chúng tôi và gia đình họ cùng với an toàn của các thiết bị, phương tiện Mỹ. Trong tương lai, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm như vậy".

Thổ Nhĩ Kỳ phóng thích trước 38.000 phạm nhân

Tờ Tin tức Trung Quốc ngày 17/8 dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cùng ngày cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thả trước khoảng 38.000 phạm nhân đã phạm tội vào ngày 1/7/2016.

Bekir Bozdag cho hay việc làm này hoàn toàn không phải là "đại xá", những tội phạm được thả sớm hoàn toàn không được đặc xá, mà chỉ là tạm tha và được thả.

Tuy nhiên, lần này thả trước hoàn toàn không áp dụng cho những phạm nhân phạm tội mưu sát, hành vi khủng bố hoặc tội đe dọa an ninh quốc gia.

Tương tự, vài nghìn người bị bắt sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15/7 cũng không nằm trong danh sách được phóng thích.

Ngày 27/7/2016, 8 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ khi đang chạy trốn ở Hy Lạp sau cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua. Ảnh: Chinanews
Ngày 27/7/2016, 8 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ khi đang chạy trốn ở Hy Lạp sau cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua. Ảnh: Chinanews

Bekir Bozdag cho biết: "Quy định này áp dụng cho tội ác phạm phải trước tháng 7/2016. Tội ác sau ngày 1/7 không nằm trong phạm vi xem xét". Căn cứ vào quy tắc cụ thể của phóng thích trước, giai đoạn đầu có khoảng 38.000 người được thả.