Tàu sân bay Mỹ đối mặt với mối đe dọa ngư lôi, đáng sợ hơn tên lửa

VietTimes -- Hải quân Mỹ có thể để máy bay S-3 Viking phục vụ trở lại, có thể phát triển phiên bản mới S-4 hay phiên bản mới của MQ-25A, phát triển phiên bản săn ngầm của V-22 Osprey
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Tờ nguyệt san The National Interest Mỹ ngày 17/8 đăng bài viết "Hải quân Mỹ làm thế nào để đánh bại tàu ngầm đối phương - mối đe dọa của tàu sân bay".

Bài viết cho rằng Hải quân Mỹ sẽ cần phát triển khả năng tác chiến săn ngầm cánh cố định trên tàu sân bay để đối phó mối đe dọa đang trỗi dậy của tàu ngầm đối phương.

Hải quân Mỹ căn bản không có đủ tàu ngầm tấn công, tàu tuần tra, tàu khu trục hoặc máy bay trực thăng để bảo vệ đầy đủ lực lượng của mình tránh mối đe dọa từ dưới lòng biển khơi, vì vậy từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khả năng tác chiến săn ngầm của Hải quân Mỹ đã yếu đi.

Nhà nghiên cứu cao cấp Jerry Hendriks, Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) cho rằng: "Loại mối đe dọa này ngày càng nghiêm trọng, nó hầu như chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới tàu sân bay. Hải quân sẽ cần một phương tiện mới để thay thế máy bay săn ngầm S-3 Viking nghỉ hưu".

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Jerry Hendriks cho rằng Hải quân Mỹ có thể có vài phương án lựa chọn. Một biện pháp là để máy bay săn ngầm S-3 Viking phục vụ trở lại.

Jerry Hendriks chỉ ra, một số thân máy bay của loại máy bay săn ngầm này còn hoàn hảo, có thể sử dụng.

Hải quân Mỹ cũng có thể phát triển một loại máy bay kế tiếp của nó là S-4 có thể là phiên bản có người lái hoặc không người lái.

Hoặc Hải quân Mỹ có thể lựa chọn chế tạo loại máy bay kế tiếp của máy bay tiếp dầu không người lái MQ-25A, làm máy bay tác chiến săn ngầm.

Nhưng, bất kể loại máy bay đó là gì, nó phải có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài và khả năng leo cao và hạ xuống vị trí xác định để theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Một phương án lựa chọn khác sẽ là chuyển đổi máy bay vận tải cánh xoay nghiêng V-22 Osprey (Hải quân Mỹ đã và đang mua loại máy bay này) của Công ty Bell - Boeing thành máy bay tác chiến săn ngầm.

Loại máy bay này không có khả năng hoạt động liên lục thực hiện nhiệm vụ săn ngầm, nhưng nhà nghiên cứu Jerry Hendriks cho rằng mặc dù nó không hoàn hảo, nhưng có tính khả thi.

Song, bất kể phương án lựa chọn nào thì Hải quân Mỹ cũng sẽ buộc phải giải quyết vấn đề tác chiến săn ngầm, bởi vì tàu ngầm là mối đe dọa đáng sợ nhất cho đến nay mà bất cứ tàu chiến nào cũng phải đối mặt.

Mặc dù tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chống hạm của đối phương có thể phá hủy tàu sân bay mạnh mẽ của Hải quân Mỹ như lớp Nimitz hoặc lớp Ford, nhưng những ngư lôi hạng nặng như 533 mm hoặc 660 mm của Nga là mối đe dọa thực sự có thể đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Thiết kế thực sự của tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 là thông qua các hành động như phóng tên lửa vào đường băng tàu sân bay để phá hoại tàu sân bay. Tên lửa hành trình chống hạm còn có thể gây phá hoại nghiêm trọng đối với siêu tàu sân bay.

"Nhưng, ngư lôi bắn trúng và chính xác mục tiêu là một trong những vũ khí bắn chìm tàu sân bay rất khó có thể tính được trên thực tế" - Hendriks nói.

Ngư lôi hạng nặng không cần tiếp xúc thực sự với thân tàu, mà là nổ ở dưới thân tàu, tạo ra "chân không" to lớn. Jerry Hendriks cho rằng trong thời gian chiến dịch Midway, tàu sân bay USS Yorktown CV-5 thực ra bị tiêu diệt bởi ngư lôi phóng từ tàu ngầm Nhật Bản.

Vì vậy, mặc dù tên lửa đạn đạo chống hạm và tên lửa hành trình thường thu hút sự chú ý của phần lớn dư luận, những mối đe dọa nguy hiểm nhất của tàu sân bay thực sự là đến từ ngư lôi ở dưới mặt biển.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Một số ngư lôi tự dẫn đường do Nga thiết kế đặc biệt rắc rối, chúng đã có khả năng vượt qua được hầu hết các biện pháp đáp trả, hơn nữa mối đe dọa của chúng thường bị coi nhẹ. Điều càng thành vấn đề là Moscow đã bán những vũ khí này đến bất cứ nước nào có thể mua sắm tàu ngầm thông thường lớp Kilo.

Ở những vùng nước nông duyên hải, những tàu ngầm này hầu như khó có thể phát hiện, có thể mai phục ở đó chờ đợi tàu sân bay hoặc tàu hộ tống của nó - mai phục cụm tấn công tàu sân bay Mỹ trong tình hình không có bất cứ sự cảnh báo nào.

Hải quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng thủ chống ngư lôi để chống lại loại ngư lôi tự dẫn đường này. Hải quân Mỹ từng thử nghiệm loại hệ thống phòng thủ này trên tàu sân bay USS Bush, nhưng hệ thống này có hiệu quả hay không còn chưa biết, nó có được đưa ra hay không còn chưa rõ.

Jerry Hendriks cho rằng: "Ngư lôi tự dẫn đường không phải là mối đe dọa mới. Chúng ta trước đây đối phó với chúng, chúng ta sẽ tiếp tục đối phó với chúng. Chúng sẽ không biến mất".

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C cất hạ cánh trên tàu sân bay USS George Washington CVN 73 ngày 15/8/2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.