Không lực Hoa Kỳ sẽ duy trì một lợi thế "bất đối xứng" với các đối thủ tiềm tàng tại khu vực tây Thái Bình Dương ngay cả khi không quân của Quân đội Trung Quốc (PLA) đưa máy bay tiêm kích tàng hình đa nhiệm Uy Long J-20 vào hoạt động. Đó là luận điểm của sĩ quan hàng đầu của quân đội Mỹ - khi được hỏi về những mối quan hệ tiềm tàng về địa chính trị khi loại máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc được giới thiệu.
Vào ngày 10.8.2018, Tổng tham mưu trưởng Không lực Hoa Kỳ, David Goldfein trả lời các phóng viên tại Lầu Năm Góc: "Khi chúng tôi áp dụng công nghệ máy bay thế hệ thứ 5, nó không chỉ là áp dụng cho 1 nền tảng, đó là một dãy các hệ thống khác nhau... Đó là về một mạng lưới cho chúng ta một lợi thế bất đối xứng. Vì thế, khi tôi nghe tới việc kết quả khi F-35 đối đầu với J-20, đó là một câu hỏi không thích đáng".
Thực vậy, như ông Goldfein lưu ý, không quân sẽ tiếp tục tập trung vào một dãy các hệ thống theo cách mà mạng lưới và việc chia sẻ dữ liệu là chìa khóa thay vì việc quá chú tâm vào hiệu quả của những nền tảng riêng lẻ. Một sự so sánh trực tiếp giữa chiếc Lockheed Martin F-35 và Uy Long J-20 - theo quan điểm của ông Goldfein - là quay lại thời kỳ khi ông bay trên máy bay chiến đấu tàng hình F-117A Nighthawk - hoàn toàn không có liên lạc gì với bên ngoài khi đóng nắp buồng lái để thâm nhập vào không phận của kẻ thù. Ông Goldfein nói: "Các bạn sẽ thấy chúng tôi tập trung nhiều hơn vào một dãy các hệ thống và cách chúng tôi kết nối chúng với nhau, và ít quan tâm hơn tới từng nền tảng riêng lẻ".
Khi Goldfein dùng chiếc Nighthawk để so sánh, ông chắc chắcn không có ý định nói rằng những hệ thống của J-20 cũng giống như chiếc F-117 có từ thập niên 1980. Trong khi có rất ít những thông tin chính xác về chiếc J-20, có những dấu hiệu cho thấy, máy bay Trung Quốc được trang bị với một radar mảng pha, một hệ thống tác chiến điện tử mạnh và cảm biến điện quan/hồng ngoại tương tự như trên hệ thống của F-35. Tuy nhiên, dù máy bay Trung Quốc có thể có những cảm biến tốt - các quan chức không quân Mỹ đã cho rằng J-20 thiếu "cảm biến hợp nhất" và mạng lưới hiểu quả như F-22 hay F-35.
Một lĩnh vực mà Trung Quốc chắc chắn thiếu kinh nghiệm đó là điều mà tướng Herbert "Hawk" Carlisle - chỉ huy của Bộ tư lệnh Không quân chiến đấu từng mô tả là "xử lý tình huống đột biến". Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35 có những màn hình buồng lái chỉ ra cho phi công rất nhiều góc và phạm vi mà từ đó máy bay của họ có thể bị phát hiện và theo dõi bởi các loại radar của đối thủ. Các phi công sẽ sử dụng thông tin đó để tránh kẻ thù bằng cách chắc chắn không đi vào vùng họ có thể bị phát hiện và tấn công. Đây là công nghệ mà Hoa Kỳ đã mất hàng thập kỷ để làm chủ sau rất nhiều lần "thử - sai".
Trong khi đó, trong cùng hội thảo báo chí, bộ trưởng không quân Mỹ Deborah Lee James đã than vãn về việc phải đối mặt với việc nghị viện sẽ không thông qua khoản ngân sách cho không quân trong 1 năm nữa. Ngay cả khi nghị viện đã thông qua ngân sách cho cả năm theo mức chi tiêu của những năm trước đó [nghị quyết tiếp tục CR - thường do chính sách thắt lưng buộc bụng], nó cũng sẽ gây gián đoạn những nỗ lực mua sắm của không quân bởi số tiền sẽ không đủ để quyết định thực hiện những hợp đồng mới. Bà James nói: "Chúng tôi hy vọng sự việc sẽ không xảy ra như vậy. Chúng tôi biết các nhân viên của nghị viện đang làm việc rất vất vả trong khi các thành viên của họ đã về nghỉ ngơi vào hè này, nhưng chúng tôi được biết rằng có thể có khả năng sẽ tiếp tục có 1 nghị quyết CR trong 6 tháng hay 1 năm.
Thực tế, các nguồn tin từ nghị viện không lạc quan về viễn cảnh sẽ có một khoản ngân sách mới trong mùa thu năm nay. Vì thế, Lầu Năm Góc phải đối mặt với việc phải tìm cách có thêm ngân sách để "vật lộn" với một cuộc khủng hoảng đang hiện hữu.