VietTimes – Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát lệnh “cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu” thì hiện nay tình hình đã ra sao? Câu chuyện về đáp án ở Quảng Nam có thể giúp ta trả lời: chưa có lối ra.
VietTimes – Trẻ em cần tình yêu thương, sự sẻ chia, lòng đồng cảm của người lớn, đó mới thực là điều cần làm nhất lúc này. Tự nó sẽ sinh ra sức đề kháng mà không một MV nào có thể gây hại được.
VietTimes – Chỉ có thể chống lại cái sai bằng chính cái đúng. Các quy định về đánh giá, về phân luồng hướng nghiệp, về chống bệnh thành tích, v.v.., trong giáo dục cần được nhận thức đúng thì mới mong hành động đúng được.
VietTimes – Bức xúc, xót xa, phẫn nộ, chờ đợi..., đó là những tâm trạng đi kèm những lời chia sẻ mà phụ huynh, học sinh và bạn đọc gửi đến VietTimes sau khi thông tin về việc "ép học sinh không thi vào lớp 10" được công khai.
VietTimes – Xóa bỏ bệnh thành tích không thể bằng cách chữa triệu chứng, mà phải triệt được gốc bệnh. Các hình thức thi đua được dung dưỡng bởi tình trạng mất dân chủ chính là cái gốc ấy của bệnh.
VietTimes – Dẹp bệnh thành tích phải chữa từ gốc, tức là thay đổi các thước đo về chất lượng giáo dục mà thực chất là thay đổi tư tưởng giáo dục, chứ không phải đánh vào những hiện tượng của nó.
VietTimes – Việc thu thập chứng cứ trong sự việc "cản đường" học sinh thi vào lớp 10 đang gây rúng động dư luận không phải là dễ dàng, chính vì thế cần sự can đảm của phụ huynh và trách nhiệm lẫn sự hỗ trợ của Bộ GD&ĐT.
VietTimes – Bệnh thành tích vốn trầm kha trong giáo dục từ lâu, nhưng đến mức tìm cách ngăn cản học sinh thi vào lớp 10 để nâng cao điểm trung bình trong cuộc chạy đua này thì quả là đáng sợ.
Một cách cơ bản, nhiều vấn đề thuộc về xã hội và con người như tội phạm, sợ hãi, gian dối, bạo hành v.v. đều có thể lý giải dưới lăng kính của tâm lý học, và có thể giải quyết căn bản bằng con đường của giáo dục.
VietTimes – Nạn bạo hành trẻ em phải được nhìn từ chiều sâu của nó, và giải quyết từ chiều sâu ấy, chứ không chỉ là bàn luận những sự kiện đơn lẻ với những hành động dã man mà ai nhìn cũng thấy.
VietTimes – Không biết mình đam mê cái gì, đó là tình trạng phổ biến trong học sinh sinh viên bấy lâu. Môi trường giáo dục và phương pháp giáo dục cần thay đổi mạnh để khắc phục hiện trạng này.
Câu chuyện là một kỷ niệm với người thầy đáng kính của tôi nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhắc về tinh thần phản biện và phản biện khoa học như là một phẩm chất quan trọng nhất mà thầy đã dạy cho.
VietTimes – Tư tưởng "hy sinh đời bố củng cố đời con" phổ biến trong xã hội đang lấy đi cơ hội trưởng thành của trẻ. Không nên nghĩ thay, làm thay cho con, trẻ cần được lựa chọn và tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.
VietTimes – Một thợ cắt tóc giỏi thu nhập có thể cao hơn một tiến sĩ dạy đại học. Giải phóng tiềm năng con người bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện cho họ theo đuổi đam mê, đó chính là đặc
điểm của giáo dục hiện đại.
VietTimes – Môn Văn cần được nhìn nhận và đối xử bình đẳng như các môn học khác. Việc quá coi trọng bằng cách gán cho nó những giá trị quá to tát vô tình đã làm thất bại mục tiêu môn học.
“Giáo dục khai phóng” là tên gọi đang rất thời thượng ở Việt Nam ta, tất nhiên không phải đến bây giờ tên gọi này mới được du nhập hay xướng lên. Mặc dù vậy, hiểu nó, nhất là hiểu bản chất, vẫn còn là một đòi hỏi bức thiết.
VietTimes – Câu chuyện thầy giáo ở Đồng Nai viết đơn thôi việc, nêu lý do 'vấn nạn dối trá' trong giáo dục, đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Để giúp bạn đọc hiểu rõ sự tình, VietTimes vừa trực tiếp phỏng vấn nhà giáo này
VietTimes – Việc 'học để thi' vẫn đang tồn tại trên thực tế mặc dù đã có những thay đổi về mặt lý thuyết, vì vậy, theo đuổi một mục đích thực tế, hữu ích vẫn là việc cần kíp, cấp bách.
Hoạt động cứu trợ dân sinh từ lâu vẫn chưa thật minh bạch, gây những bất cập không nhỏ. Cần sớm có biện pháp khắc phục hữu hiệu, củng cố niềm tin trong nhân dân, huy động toàn dân tham gia cứu trợ và cùng quản trị đất nước.
Xây dựng văn hóa và văn hóa doanh nghiệp nói riêng không phải chỉ để phục vụ cho việc kiếm tiền mà đó chính là góp phần kiến thiết nền tảng giá trị quốc gia trong thời đại nhiều nhiễu loạn các chuẩn mực.