Sau cuộc diễu hành oanh liệt trên khắp thế giới của các biến thể của tiêm kích Su-27 và Su-30, hoạt động xuất khẩu máy bay chiến đấu của Nga tạm ngơi nghỉ vì trong những năm tiếp đó, gần như đã không có các hợp đồng lớn. Su-35 sẽ cắt đứt sự ngơi nghỉ này khi việc đàm phán mua bán máy bay này đã được tiến hành mấy năm nay.
Cội nguồn siêu tiêm kích
Cội nguồn của Su-35 cần phải tìm trong những năm 1980, khi mà theo đơn đặt hàng của Không quân Liên Xô, việc phát triển biến thể hiện đại hóa của tiêm kích chiến thuật hạng nặng vừa được đưa vào sản xuất loạt Su-27S được khởi động. Cải tiến chủ yếu là tính đa năng, trước hết thể hiện ở khả năng sử dụng vũ khí không đối diện có điều khiển. Kho vũ khí của mẫu cơ sở Su-27 với tư cách một máy bay tiến công chỉ là các bom và tên lửa không điều khiển, nhưng vào giữa thập kỷ 1980 đã bị coi là không đủ đối với máy bay tương lai, hơn nữa lại là máy bay hạng nặng.
Chiếc Su-27M tương lai thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 6/1988. Ngoài danh mục vũ khí mở rộng, máy bay còn có trang thiết bị hiện đại hơn và khả năng nhận tiếp dầu trên không. Cũng có những thay đổi bên ngoài: xuất hiện cánh ngang phía trước. “Những chiếc cánh con” nhỏ ở hai bên buồng lái đã trở nên nổi tiếng hơn với tư cách đặc điểm nổi bật của tiêm kích trên hạm Su-33 và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu mang tên Su là nhiều biến thể của tiêm kích Su-30MK.
Su-27M đã được chào bán với ký hiệu Su-35, chính điều này gây lẫn lộn với máy bay tiếp theo được chế tạo ngay từ đầu với ký hiệu này. Khác với Su-30, số phận của Su-27M/Su-35 không được may mắn. Sự sụp đổ của Liên Xô đã không cho phép đưa máy bay vào sản xuất loạt cho Không quân Liên Xô. Mấy máy bay đã hoàn thành đã được giao cho đội bay trình diễn Russkyie Vityazi, ở đó do chưa được hoàn thiện mà chúng phải nằm im, rồi trở thành nguồn phụ tùng cho các máy bay Su-27 tiêu chuẩn.
Bất chấp tất cả những vấn đề, trên một số mẫu Su-27M đã tiến hành một khối lượng lớn thử nghiệm, kể cả sử dụng vũ khí có điều khiển tối tân và sử dụng động cơ có điều khiển vector lực đẩy. Một trong các máy bay Su-27M (số hiệu 711) đã được lắp các động cơ đó và cùng với đó là ký hiệu mới Su-37 cùng cái tên Terminator.
Su-37 Terminator (Vladimir Fedorenko / RIA) |
Trên Terminator đã lần đầu tiên thực hiện thuật bay cao cấp mang tên của phi công là “Vòng tròn Frolov” (Bay bốc ngược ngửa bụng vòng tròn 360 độ với bán kính cực nhỏ). Máy bay thực hiện một “vòng thắt chết” (Vòng thắt Nesterov - bay vòng tròn theo phương đứng) bán kính nhỏ và ở tốc độ cực nhỏ, gần như quay tròn quanh đuôi của mình. Ý nghĩa thực tế của thao tác bay này đối với máy bay tiêm kích là khả năng tấn công đối phương “từ sau lưng” hay nếu đối phương đã rất gần thì cơ động như vậy là để đối phương bay vọt ra phía trước, còn bản thân mình chiếm lĩnh được vị trí tấn công.
“Hiện đại hóa lớn”
Nguồn kinh phí cực kỳ eo hẹp của Không quân Nga trong thập niên 1990 gần như đã triệt tiêu khả năng đổi mới đáng kể đội máy bay, và những nghiên cứu mới của Viện thiết kế (OKB) Sukhoi được tiến hành chủ yếu nhờ thu nhập từ xuất khẩu máy bay chiến đấu ra nước ngoài.
Nhờ khởi động thành công với các hợp đồng với Trung Quốc và Ấn Độ và hoạt động xúc tiến sau đó, các tiêm kích Sukhoi đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport và công nghiệp quốc phòng Nga nói chung, gần như chèn ép khỏi thị trường tiêm kích hạng nặng F-15 vốn trước đó được tiên đoán có triển vọng thương mại lớn do nó được xúc tiến thành công cho không quân các nước đồng minh của Mỹ trong những năm 1980.
F-15E (Michael B. Keller / U. S. Air Force / Global Look) |
Tiền thu từ các hợp đồng xuất khẩu đã cho phép phát động nghiên cứu hiện đại hóa sâu mẫu máy bay cơ sở Т-10S vốn được dùng để nghiên cứu chế tạo tất cả các máy bay của họ này, từ Su-27 đến Su-34. Ban đầu, thành quả nghiên cứu này được gọi là Su-35BM (hiện đại hóa lớn), còn khi đưa vào sản xuất loạt cho Không quân Nga thì có ký hiệu Su-35S. Tuy nhiên, nó không đã không dễ dàng đi đến sản xuất loạt.
Năm 2006, bắt đầu sản xuất lô thử nghiệm của máy bay “thế hệ quá độ”- khái niệm hiện đại hóa nằm ở chỗ trang bị cho máy bay được chế tạo trên mẫu đã được kiểm nghiệm những trang thiết bị và vũ khí được chế tạo trong khuôn khổ dự án phát triển hệ thống máy bay thế hệ.
Năm 2008, bị chậm trễ một năm so với tiến độ dự định ban đầu, Su-35 bước vào bay thử. Chương trình thử nghiệm với 650 chuyến bay kéo dài hơn 4 năm. Năm 2009, còn ở giai đoạn thử nghiệm đầu, đã ký hợp đồng cung cấp cho Không quân Nga 48 Su-35S trước cuối năm 2015. Các máy bay Su-35S sản xuất loạt đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Nga vào năm 2012.
Su-35S chuẩn bị xuất xưởng |
Bề ngoài, Su-35S chẳng khác mấy Su-27 ban đầu. Không có cánh ngang phía trước sử dụng trên Su-27M, Su-33 và các biến thể Su-30 sản xuất ở Irkut. Theo thông tin hiện có, một phương án thay thế cho cánh ngang phía trước ở máy bay này là cơ cấu cánh được hoàn thiện và trọng tâm máy bay được thay đổi.
Một cải tiến lớn là radar thế hệ mới: Su-35S được lắp radar N035 Irbis với anten mạng pha thụ động, có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 400 km. Kết hợp với trạm định vị quang học mới, radar hiện đại cho phép phi công Su-35 nhìn thấy đối phương kể cả khi máy bay đối phương có áp dụng các công nghệ giảm độ bộc lộ ở dải sóng radar và hồng ngoại.
Sự tinh vi, phức tạp của Su-35S, cộng thêm những khó khăn chung của công nghiệp xử lý Nga, cũng như viêc làn đầu tiên chính hãng phát triển máy bay là công ty Sukhoi lần đầu tiên đóng vai trò tích hợp thiết bị trên khoang của Su-35 đã làm kéo dài quá trình tiếp cận làm chủ máy bay trong quân đội. Tuy nhiên, vào năm 2015, đã hoàn thành giai đoạn 2 thử nghiệm nhà nước phối hợp đối với máy bay mới, còn các phi công thường trực hiện đã đang nghiên cứu, làm chủ máy bay, kể cả về việc sử dụng vũ khí.
Phi đội Su-35 sẵn sàng chiến đấu đầu tiên đã xuất hiện tại Trung đoàn tiêm kích 23 đóng tại sân bay Dzemgi, thành phố Komsomolsk trên sông Amur, thực tế là chỉ “bên kia hàng rào” nhà máy sản xuất máy bay. 30 năm trước, cũng trung đoàn này là đơn vị đầu tiên làm chủ các máy bay tối tâ Su-27, còn vào năm 2007 là tiêm kích nâng cấp Su-27SM mà sau khi được trang bị lại bằng Su-35 sẽ được bàn giao lại cho các trung đoàn khác.
Việt Nam trong danh sách khách hàng
Những câu chuyện về các thương vụ khả năng xuất khẩu Su-35 xuất hiện từ lâu và gần như lập tức Trung Quốc được nêu danh là ở tư cách ứng viên chính cho vai trò khách hàng đầu tiên. Trở ngại là quy mô lô hàng: theo thông tin hiện có, phía Trung Quốc muốn hạn chế số máy bay mua ở mức tối thiểu, còn Nga đòi bán một lô lớn, không dưới 48 chiếc. Hợp đồng lớn với mức phạt lớn một khí hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn sẽ là sự bồi thường đủ lớn trong trường hợp Trung Quốc mưu toan sao chép chế tạo biến thể Su-35 của mình như đã xảy ra với Su-27 để biến thành J-11 của Trung Quốc.
Con số có lẽ là cuối cùng là 24 máy bay và rõ ràng là sản phẩm của sự thỏa hiệp. Giá trị hợp đồng sẽ khó lòng được công bố, nhưng nếu xét đến giá của bản thân các máy bay, vũ khí, phụ tùng, đào tạo nhân lực, bảo dưỡng và các chi phí khác thì nó có thể gần gần, hay có thể là hơn 3 tỷ USD.
Chắc chắn, Trung Quốc sẽ thực sự cố gắng sử dụng các giải pháp kỹ thuật nhận được cùng với máy bay để thiết kế các máy bay thế hệ mới của mình, nhưng thủ đoạn thiết kế ngược đó (reverse engineering), theo kinh nghiệm đã có, sẽ đòi hỏi không dưới 10-12 năm cho bản thân việc sản xuất nhái và thêm mấy năm nữa để làm chủ sản phẩm. Thế là đủ để Nga chế tạo được biến thể hiện đại hóa của Su-35, và tiêm kích thế hệ 5 Т-50 đang được phát triển trong khuôn khổ chương trình PAK FA cũng sẽ được sản xuất loạt và cả xuất khẩu.
Su-30MKI |
Tiếp sau Trung Quốc, cũng có dự đoán về những khách hàng khả năng khác. Các ứng viên được nêu tên là Brazil, Indonesia, Việt Nam, Pakistan và một số nước khác. Do không có các thông tin chính thức về việc đàm phán với nước nào về chuyện mua bán Su-35 thì một bằng chứng khẳng định là sự xuất hiện trên mạng báo cáo năm của doanh nghiệp khoa học-sản xuất Polyot chuyên phát triển các hệ thống liên lạc hàng không.
Trong báo cáo có viết rằng, doanh nghiệp này đang tự tổ chức nghiên cứu phát triển hệ thống liên lạc trên khoang S-108 dành cho biến thể xuất khẩu của Su-35. Khối lượng sản phẩm xuất khẩu dự kiến đến năm 2020 là 24 hệ thống sang Trung Quốc và tổng cộng 60 hệ thống sang Indonesia, Việt Nam và Venezuela. Điều này trùng với các đánh giá nhiều lần được dẫn ra về khối lượng đơn hàng xuất khẩu Su-35 dự kiến sang Trung Quốc (24 chiếc).
Ngoài ra, trong báo có tiết lộ về việc phát triển hệ thống liên lạc trên khoang S-107-1 dành cho máy bay Su-35S (biến thể sản xuất loạt dành cho Không quân Nga). Số lượng máy bay bàn giao đến năm 2020 dự đoán là 96 chiếc. Hiện tại, đang thực hiện hợp đồng cung cấp 48 tiêm kích Su-35S cho Không quân Nga như đã nêu ở trên. Thông tin về đơn hàng dự kiến mua thêm một lô Su-35S cũng xuất hiện trên báo chí, nhưng chưa được xác nhận.
Ý kiến của các chuyên gia về các khách hàng tiềm năng nêu trên có khác nhau. Được cho là ít có khả năng nhất là hợp đồng bán Su-35 sang Venezuela, nơi mà tình hình kinh tế không cho phép thực hiện các hợp đồng mua vũ khí lớn. Việt Nam trong bảng xếp hạng các khách hàng tiềm năng được đánh giá khá cao, nhưng người ta cho rằng, Hà Nội sẽ ký hợp đồng như vậy vào gần cuối thập kỷ này. Vị trí của Indonesia hiện khó đoán trước do quá trình thông qua các quyết định như vậy ở nước này rất rắc rối.
Su-30MKI (Kelly / Wikipedia) |
Tuy vậy, rõ ràng là cùng với việc Không quân Nga tiếp nhận, làm chủ Su-35 và gia tăng sản lượng máy bay này, sự hấp dẫn của Su-35 sẽ tăng trên thị trường, nhất là trong bối cảnh thay thế dần các thế hệ máy bay quân sự. Thật khó nói liệu Su-35 có lặp lại được số phận của Su-30 hay không - để làm được điều đó cần có sự khởi động dưới dạng “các đại hợp đồng” giống như đã từng có với Trung Quốc và Ấn Độ. Song điều không nên nghi ngờ là sẽ tìm được không ít khách hàng cho những lô Su-35 nhỏ và trung bình.
Việc định vị rất thành công Su-35 từ góc độ với tư cách máy bay thế hệ 5 trên bệ mang thế hệ 4 phù hợp lý tưởng với danh tiếng lẫy lừng của bệ mang Т-10 với tư cách một thiết kế máy bay gần như hoàn hảo sẽ giúp Rosoboronoexport trong việc xúc tiến Su-35 không kém việc cung cấp các máy bay này cho Không quân Nga. Còn cụ thể khi nào sẽ bắt đầu tính lịch sử xuất khẩu Su-35 và ở đây - ở Zhukovsky, Chu Hải, Bangalore hay Langkawi thì đó đã là vấn đề thứ hai.
Theo VND