Những chuyên gia về nghệ thuật, nhà môi giới và người sưu tập đều tò mò về người đã bỏ ra một số tiền kỷ lục cho một tác phẩm nghệ thuật (bao gồm cả mức phí mua là 50 triệu USD). Vài người môi giới cho rằng, người mua có vẻ là một người Mỹ vì chỉ có duy nhất một tác phẩm của da Vinci đang có mặt tại bảo tàng quốc gia ở Washington. Và sẽ rất ý nghĩa nếu một tỷ phú mua nó và tặng cho một bảo tàng ở New York hay Los Angeles.
Những người khác thì lại có ý kiến rằng người mua là một người nước ngoài sẵn sang trả tất cả để có được tác phẩm của da Vinci ở Trung Quốc hay Trung Đông. Một trong những nhà sưu tập có tiếng phát biểu: "Tôi có cảm giác đây là một người muốn đem bức tranh duy nhất của Leonardo tới châu Á". Đầu tiên, giá của bức tranh vượt quá sức của rất nhiều tỷ phú. Ai có thể trả gần nửa tỷ USD cho bức tranh sẽ phải có tài sản trên 5 tỷ USD và thường là trên 10 tỷ USD. Chỉ có khoảng 150 người trong 2.000 tỷ phú có thể làm điều này.
Và trong khi chưa có một nguồn tin đáng tin cậy nào về người mua, có vài ứng cử viên sáng giá được đề cập đến. Đầu tiên là tỷ phú Ken Griffin người đã từng mua tranh của de Kooning và Jackson Pollock với tổng chi phí là 500 triệu USD, sau đó đã cho viện nghệ thuật Chicago mượn. Griffin không có bình luận gì nhưng nhiều nguồn tin trong thế giới nghệ thuật nói ông không phải là người mua bức tranh của da Vinci.
Một ứng cử viên Mỹ khác là Alice Walton người thừa kế chuỗi Wal-Mart, đã từng dành hàng trăm triệu USD để tài trợ cho viện bảo tàng nghệ thuật Hoa Kỳ, Crystal Bridges tại bang Arkansas. Viện bảo tàng cũng không có phản hồi nhưng những người có quan hệ gần gũi với bảo tàng cho rằng không phải Alice Walton mua tranh.
Với những người mua nước ngoài, tỷ phú Trung Quốc, Lưu Ích Khiêm cũng là một nhân vật tiềm năng. Vị tỷ phú này từng mua bức tranh của Modigliani trị giá 170 triệu USD để về treo tại bảo tàng Rồng của ông tại Thượng Hải. Nhưng thứ 5 tuần trước, Liu đã gửi một tin nhắn trên WeChat nói rằng ông không phải là người mua. "Chúc mừng người mua. Cảm giác thất bại (vì không phải là chủ nhân của bức da Vinci) ngay bây giờ".
Một trong những khả năng khác là Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới. Bên cạnh khối tài sản trị giá 95 tỷ USD, Bezos vừa bán 1 tỷ tiền chứng khoán vào đầu tháng 11 và chưa thông báo sẽ sử dụng số tiền vào việc gì. Có thể, số tiền sẽ được dùng để đầu tư vào công ty hàng không Blue Origin của ông hoặc một dự án từ thiện nào đó.
Nhưng với số tiền mặt như vậy, ông có thể dễ dàng mua bức tranh của da Vinci rồi tặng nó cho một việc bảo tàng hay treo nó ở bất cứ nơi nào Amazon dự định đặt đại bản doanh mới. Là một người hâm mộ lịch sử và những nhân vật kiệt xuất, Bezos chắc chắn phải coi bức tranh không chỉ đơn thuần là 1 tác phẩm. Người phát ngôn của Amazon cũng chưa có phản hồi gì về tin đồn này.