Sau kỳ nghỉ Quốc khánh, tại sao người trẻ TQ bắt đầu từ bỏ Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Kinh tế số phát triển, các thành phố nhỏ ở Trung Quốc đang dần bắt kịp nhịp sống của các thành phố lớn. Ngoài ra, áp lực công việc căng thẳng ở đô thị lớn cũng khiến nhiều người trẻ kiệt sức, muốn chuyển về quê. 
Người trẻ Trung Quốc muốn về quê lập nghiệp hơn là bám trụ tại thành phố lớn. Ảnh: Visual China
Người trẻ Trung Quốc muốn về quê lập nghiệp hơn là bám trụ tại thành phố lớn. Ảnh: Visual China

Mỗi khi thay đổi công việc, chuyển nhà, chia tay thành phố lớn, không ít người trẻ lại tự hỏi mình lúc nửa đêm: Mình có nên về quê không?

Rồi những kỳ nghỉ, sau khoảng thời gian thư giãn thoải mái tại quê hương, câu hỏi này lại quanh quẩn trong đầu người trẻ lúc sửa soạn lên đường về lại thành phố lớn để làm việc.

Thành phố lớn có thể níu giữ hoài bão của người trẻ nhưng không thể giúp họ cầm được nước mắt, thành phố nhỏ lau đi nước mắt của người trẻ nhưng lại khiến họ mơ hồ về tương lai. Câu hỏi có nên tiếp tục làm việc ở thành phố lớn hay lập nghiệp ở quê nhà luôn canh cánh trong tâm trí họ.

Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, văn hóa 996, cùng những áp lực công việc và áp lực cuộc sống như mua nhà, lập gia đình chồng chất khiến nhiều bạn trẻ không chịu nổi.

Khi trở về quê hương trong kỳ nghỉ, họ cảm nhận được sự phát triển nhanh chóng của các thành phố cấp thấp và tầm trung. Đồ uống trà kiểu mới, quán rượu ngon và quán cà phê tràn ngập khắp nơi. Thị trấn trẻ hơn nhiều, một bầu không khí vừa gần gũi vừa hiện đại, mang đến cho những người trẻ tuổi đang lưỡng lự thêm một lý do để ở lại quê hương.

"Ở lại thành phố lớn hay về quê, tôi muốn cuộc sống như thế nào?" Sau mỗi kỳ nghỉ, lại càng có nhiều bạn trẻ bối rối trước câu hỏi trắc nghiệm này. Sau đây là câu chuyện của 5 bạn trẻ.

1. Châu Châu, 31 tuổi, ở Bắc Kinh, quê tỉnh Sơn Đông:

"Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mua nhà khi mới ra trường, bây giờ áp lực quá lớn khiến tôi không thể chịu nổi."

Internet đã dần xóa bỏ khoảng cách cuộc sống giữa thành phố lớn và thành phố nhỏ. Ảnh: Visual China

Internet đã dần xóa bỏ khoảng cách cuộc sống giữa thành phố lớn và thành phố nhỏ. Ảnh: Visual China

Quê tôi thuộc huyện nhỏ tỉnh Sơn Đông, kinh tế lạc hậu, năm tôi học cấp 2, quê tôi có quán KFC đầu tiên. Những lúc rảnh rỗi, học sinh thường đến công viên tụ tập.

Nhưng lần này khi trở về nhà, tôi thấy thị trấn đã xuất hiện một quán rượu ngon. Không chỉ cách trang trí gần giống các thành phố hạng nhất, giá cả cũng rẻ, một cốc bia thủ công chỉ bán 10 tệ, uống rất ngon, nếu ở Bắc Kinh, tiền ấy bạn chỉ có thể mua được một phần tư cốc.

Ngày càng có nhiều nơi để giới trẻ tụ họp, điều quan trọng nhất là giá cả rất rẻ.

Tôi chưa từng nghĩ những thay đổi này sẽ xuất hiện trên quê hương mình. Trong ấn tượng của tôi, luôn có một sự chênh lệch vô cùng lớn giữa quê hương tôi và cuộc sống ở Bắc Kinh, Bắc Kinh bao giờ cũng đi trước quê hương tôi từ bao năm nay. Tuy nhiên, Internet đã dần xóa bỏ đi khoảng cách lạc hậu này, những gì phổ biến ở thành phố lớn, người dân ở thành phố nhỏ cũng có thể cảm nhận được qua các phương tiện truyền thông như Tik Tok.

Trước đây, tôi luôn cảm thấy những bạn ở nhà lấy chồng, sinh con là quá bảo thủ, ngày tháng trôi qua ổn định nhưng lại bỏ lỡ nhiều trải nghiệm cuộc sống chất lượng cao. Giờ đây, khi khoảng cách dần thu hẹp, lối sống của thành phố lớn mà tôi từng "tự hào" cũng mất dần sức hấp dẫn.

Có thể nói, rất khó để so sánh cuộc sống ở đâu tốt hơn, và tôi bắt đầu xem xét lại lựa chọn của mình.

Nhìn lại vài năm trước, thời điểm đó tôi có thể không tính đến chuyện trở về quê. Lúc đó, tôi chỉ tập trung vào công việc và không quan tâm đến những vấn đề sống còn cơ bản như mua nhà, mua xe. Nhưng bây giờ tôi sắp lấy vợ, phải mua sắm những tài sản quan trọng và phải quyết định lập nghiệp ở thành phố nào, nên tôi không thể chần chừ thêm nữa.

Khi bạn không mua nổi một ngôi nhà, bạn sẽ chỉ lang thang khắp nơi làm việc. Quan niệm này đã khắc sâu vào xương máu của người Trung Quốc. Tôi đã tham khảo ý kiến ​​của nhiều bậc tiền bối, bạn bè và nhận thấy áp lực mua nhà ở Bắc Kinh quá lớn, đây mới chỉ là bước đầu, còn nhiều vấn đề phía sau.

Cuối cùng, tôi quyết định về quê mua nhà, tính chuyện bàn bạc công việc trực tuyến với công ty, thỉnh thoảng đến Bắc Kinh họp. Mục tiêu của tôi là đợi cho đến khi có đủ tiền, tôi sẽ mở quán bia thủ công của riêng mình ở quê nhà.

2. Lục Hà, 30 tuổi, ở Bắc Kinh, quê Trương Gia Giới, Hà Bắc:

"Những người bạn với mức lương trăm nghìn đô hàng năm vẫn gặp khó khăn, tôi không cần phải bấu víu về phương Bắc nữa."

Ảnh: Visual China
Ảnh: Visual China

Trong vòng ba đến năm năm tới, tôi sẽ rời Bắc Kinh và trở về quê hương của mình. Quyết tâm trở về quê hương của tôi khá mạnh mẽ, lý do chủ yếu là chuyện nhà cửa.

Tháng 5 năm nay tôi mới đủ tư cách mua nhà ở Bắc Kinh, trong thời gian đó, tôi rất bận không có thời gian xem nhà, phải lùi đến tháng 7 mới mua được nhà. Nhưng giá nhà tăng quá dữ dội, tôi đã phải chi thêm 500.000 NDT (khoảng 77.600 USD) vì sự chậm trễ trong hai tháng này.

Đây vẫn xem như một số tiền nhỏ, một người bạn của tôi gần đây đã đổi nhà, và càng thay đổi thì áp lực càng lớn. Lúc đầu gia đình anh ấy bỏ tiền ra mua căn nhà nhỏ, vì sắp có em bé nên cần đổi sang căn nhà 3 phòng ngủ, giá thị trường hơn 10 triệu NDT (khoảng 1,55 triệu USD), căn đầu tiên lãi được 2 triệu NDT (khoảng 310.000 USD), nhưng lãi bao nhiêu thì cũng lại dồn hết vào để trả trước một phần cho căn hộ 3 phòng ngủ.

Anh bạn này là một người vô cùng chăm chỉ và nỗ lực, thu nhập hàng năm của gia đình hơn 1 triệu NDT, nhưng anh vẫn chỉ là "người làm thuê" cho căn nhà. Mức lương tăng có thể chỉ đủ trang trải cho lãi suất gia tăng. Cộng với chi phí nuôi con, cuộc sống của anh cũng chẳng khá hơn tôi là bao. Có bao nhiêu người có thể kiếm được hơn 1 triệu NDT một năm? Chật vật để mua nhà như vậy còn không bằng trở về quê, mỗi ngày đều có thể sống tốt.

Quê tôi ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc, nói chung là thành phố nhỏ nhưng về cơ bản tôi có đủ thứ để ăn, uống, vui chơi. Tôi chuẩn bị kết hôn, sau khi trò chuyện với một vài người trong lớp, tôi phát hiện ra rằng các bạn cùng lứa tuổi ở quê tôi cơ bản là công chức/bác sĩ/công an, thu nhập khoảng 10.000 NDT/tháng (khoảng 1500 USD).

Có thể thu nhập của họ bằng 1/3 người Bắc Kinh, nhưng họ hạnh phúc hơn tôi ở Bắc Kinh rất nhiều. Mỗi ngày đến 3, 4 giờ chiều, họ liền bắt đầu thảo luận buổi tối nên đi đâu ăn, đi đâu chơi, tăng ca ban đêm là chuyện rất hiếm, thứ Bảy và Chủ nhật cũng vậy, họ có nhiều thời gian thoải mái bên gia đình hơn.

Điều quan trọng nhất là không có nhiều áp lực cả về vật chất lẫn tâm lý. Ai đến tuổi thì lấy vợ, gả chồng, rồi sau đó thì sinh con, nhưng ở Bắc Kinh, nhiều người mặc dù rất giỏi mà đến hơn ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được vợ.

Sau khi tôi tốt nghiệp vào năm 2015, tôi liền đến Bắc Kinh vì cảm thấy nơi đây có cơ hội tốt nhất cho tôi phát triển. Tuy nhiên, cả công việc và cuộc sống đều không theo ý tôi mong muốn, do vậy, tôi nghĩ tôi không cần phải cố bám trụ ở đây thêm nữa.

Điều duy nhất khiến tôi băn khoăn là tôi vẫn không biết mình có thể làm gì khi trở về quê hương. Một số việc đòi hỏi phải có cơ duyên may mắn, tôi dự kiến sẽ tìm thấy cơ hội ở quê nhà trong 3-5 năm tới.

3. Phan Xuyên, 30 tuổi, ở Quảng Châu, quê Hà Nam:

"Tâm lý căng thẳng, đi ngủ lúc 3 giờ sáng hàng ngày, tôi đã lang thang 8 năm rồi, tôi muốn về nhà."

Ảnh: Visual China
Ảnh: Visual China

Tôi có nhà ở Quảng Châu, nhưng một năm trở lại đây tôi vẫn luôn tâm niệm "về quê".

Gần đây, tôi ngẫm ra một điều, con người ta sống để mưu cầu hạnh phúc, và đâu cần thiết phải kiếm tiền dưới áp lực ở những thành phố lớn, chẳng bằng về quê còn hơn.

Tôi tự nhận mình là một nhà đầu tư bán chuyên nghiệp, sau khi tự học các khóa học về tài chính, tôi đã có 4-5 năm kinh nghiệm kinh doanh chứng khoán, hiện tại 90% thu nhập của tôi đến từ thị trường chứng khoán. Kể cả về quê thì thu nhập cũng không bị ảnh hưởng.

Gặp gỡ nhiều người giỏi, nhiều cơ hội mới và điều kiện sống thuận tiện hơn, đó là những thứ đã thu hút tôi đến các thành phố lớn. Vì vậy, tôi đã trở thành người Thượng Hải sau khi tốt nghiệp. Mục tiêu của tôi là đạt được tự do tài chính. Sau này, mục tiêu của tôi là "tự do mua sắm trong siêu thị", ít nhất mỗi ngày đều có thể ăn lẩu ở Haidilao. Sau này tôi phát hiện ra rằng giá cả sinh hoạt ở thành phố lớn và quê hương tôi chênh lệch rất lớn, từ góc độ hưởng thụ cuộc sống, về quê hương tôi có lợi hơn.

Quê tôi ở một quận nhỏ phía nam Hà Nam, hầu hết các bạn cùng trang lứa của tôi đều làm việc trong các bệnh viện hoặc trường học địa phương, lương tháng khoảng 3.000 NDT, họ vẫn sống vui vẻ, khỏe mạnh. Bây giờ, quê tôi có giao thông thuận tiện, thương mại điện tử phát triển, chuyển phát nhanh hiệu quả. Những thứ thành phố lớn có, quê hương tôi cũng dần dần có.

Tôi ở Thượng Hải 3 năm và đến Quảng Châu được 5 năm, nói thật là tôi đã phải chịu rất nhiều áp lực tâm lý trong suốt 8 năm này. Tốc độ phát triển của thành phố lớn quá nhanh và những người xung quanh tôi cũng phải chạy theo guồng sống hối hả. Mặc dù tôi không thích trạng thái này, nhưng tôi không còn cách nào khác. Tôi cảm thấy hoảng sợ. Tôi nghiên cứu đầu tư hàng ngày và phải thức cho đến hai hoặc ba giờ sáng.

Tôi cũng nhận thấy rằng ngày càng có nhiều bạn bè xung quanh tôi chọn phát triển ở các thành phố cấp 2. Ví dụ, bạn cùng lớp đại học của tôi từng làm ở NetEase và chồng cô ấy làm ở JD.com, nhưng cả hai cùng trở về Quý Châu vì không thể đủ tiền mua một căn nhà ở Quảng Châu.

Khi dịch bệnh ở Quảng Châu hoàn toàn kết thúc, tôi dự định tìm một thành phố gần nhà nhất để sinh sống, và tôi có thể thường xuyên về quê thăm bố mẹ. Nhà mua ở Quảng Châu có thể cho thuê, nếu không được thì bán.

Trong những năm lăn lộn ở ngoài thương trường, tôi rất hài lòng với khả năng kiếm tiền của mình, điều không hài lòng là chưa đóng góp được gì cho xã hội, khi về quê, tôi sẽ giúp đỡ xã hội trong âm thầm.

4. Tiểu Đóa, 28 tuổi, ở Vũ Hán, quê Hồ Bắc:

"Sau khi sinh hai đứa con, tôi luôn lo lắng về việc không thể cho con cái cuộc sống tốt nhất ở một thành phố lớn."

Ảnh: Visual China
Ảnh: Visual China

Tôi về quê ngoại sinh sống hơn một tháng trước khi sinh con thứ 2. Sau khi sinh và nghỉ lễ Quốc khánh, tôi trở về thành phố Vũ Hán.

Mình nghe mẹ kể trên trung tâm thành phố mở nhiều nhà hàng, trung tâm thương mại, kinh doanh rất tốt nhưng vì mang thai nên tôi không có nhiều cơ hội đi chơi, trải nghiệm. Là một người phụ nữ mang thai, tôi nhận thấy trình độ y tế và môi trường của bệnh viện địa phương đã tốt hơn trước rất nhiều, có bố mẹ chăm sóc nên việc sinh nở của tôi diễn ra suôn sẻ hơn.

Sau khi tốt nghiệp đại học 7 năm trước, tôi và bạn trai đến Thâm Quyến để phát triển. Mặc dù công việc khá tốt nhưng mức tăng thu nhập của chúng tôi vẫn thua xa tốc độ tăng giá nhà ở Thâm Quyến. Ngay cả khi chúng tôi cố gắng lắm mới mua được nhà ở Thâm Quyến, áp lực phải nuôi gia đình là rất lớn. Ngoài ra, bố mẹ chúng tôi không quen sống ở thành phố lớn, Thâm Quyến cách nhà hơn 1.000 km, chúng tôi thường phải lái xe hơn chục tiếng đồng hồ để về thăm họ hàng ở quê.

Sau khi kết hôn và sinh con đầu lòng, chúng tôi quyết định chuyển đến Vũ Hán, nơi gần nhà hơn. Trong những năm gần đây, Vũ Hán phát triển nhanh chóng, giá cả sinh hoạt ngày càng cao, điều tôi lo lắng hơn cả là liệu chúng tôi có thể ổn định ở đây và cung cấp môi trường sống cũng như hỗ trợ giáo dục tốt nhất cho hai đứa con của chúng tôi hay không. Sau khi sinh con thứ hai, chúng tôi càng phải chịu áp lực lớn hơn, có thể phải đổi nhà rộng hơn, hai năm nữa chúng tôi tính mua nhà ở học khu và chuẩn bị chi phí cho con đi học.

Nếu về quê, đây không phải là những vấn đề lớn. Tôi và chồng đều làm trong ngành thương mại điện tử, công việc không bị gò bó về địa lý, về quê cũng không ảnh hưởng đến thu nhập, chất lượng cuộc sống của chúng tôi sẽ được cải thiện rất nhiều. Điều quan trọng nhất là cha mẹ có thể giúp tôi chăm sóc bọn trẻ, điều này sẽ khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái và dễ dàng hơn rất nhiều.

Cách đây một thời gian, chúng tôi cũng đã đi xem một vài ngôi nhà ở quê chúng tôi, điều kiện khá tốt. Tuy nhiên, tôi lo lắng hơn về nguồn lực giáo dục và y tế ở quê còn thua xa Vũ Hán, nên tôi vẫn chưa quyết định có nên về quê hay không, có lẽ tôi đợi hai con lớn rồi mới đưa ra lựa chọn, tùy thuộc vào tình hình.

5. Gia Y, 29 tuổi ở Hàng Châu, quê quận nhỏ của Giang Tô:

"Ngửi mùi hương thơm ngọt và uống cà phê, tôi thực sự không muốn quay lại thành phố lớn xô bồ – Điều bất ngờ đầu tiên khi tôi về quê."

Ảnh: Visual China
Ảnh: Visual China

vào dịp Quốc khánh là sự xuất hiện của các quán trà sữa nổi tiếng như Hey Tea, Luckin Coffee và Nayuki.

Trong vài ngày tiếp theo, những chiếc xe chạy trên đường phố không chỉ bao gồm các loại xe năng lượng mới như Xpeng và Nio, mà còn có cả xe điện mini Wuling Hongguang.

Tôi luôn biết rằng mức độ tiêu dùng của quê hương tôi không thấp, nhưng là một quận nhỏ, nó có thể cung cấp vô số lựa chọn tiêu dùng như vậy, vượt xa mong đợi của tôi. Tôi nghe bạn bè kể rằng trước kia cuối tuần họ thường đến Thượng Hải và Tô Châu lân cận để ăn uống và bắt kịp xu hướng, giờ họ cảm thấy khoảng cách đang dần thu hẹp và sẵn sàng "tiêu dùng tại chỗ" hơn.

Chỉ một ngày trước khi trở lại Hàng Châu, tôi gặp một người bạn khác cũng đang làm việc tại một thành phố lớn để uống cà phê. Sau đó, chúng tôi ra ngoài đi dạo, ánh nắng vàng nhẹ, gió thổi vi vu, thoang thoảng hương thơm trong không khí, cả hai đều xúc động nói rằng đã lâu rồi chúng tôi không có giây phút thoải mái như vậy. Bình thường, cả hai chúng tôi đều làm thêm giờ tại công ty cho đến tối, và chúng tôi không thể nhìn thấy mặt trời mỗi ngày.

Vào thời điểm đó, tôi thực sự nảy sinh ý định về quê hương. Sự phát triển của quê hương đã mang đến cho những người khăng khăng muốn ở lại các thành phố hạng nhất thêm một lựa chọn. Tôi nghĩ việc về quê và thành lập thương hiệu trang sức của riêng mình ngày càng khả thi hơn. Tôi cảm thấy rằng cả bản thân và quê hương của tôi đều đã sẵn sàng.

Theo Sina