Tuy nhiên, đây chưa phải điều tồi tệ nhất do kết quả thử nghiệm mới đây của quân đội Mỹ cho thấy, radar khí cầu này không thể hoạt động hiệu quả.
Chương trình JLENS được thiết kế nhằm dò tìm và theo dõi các loại tên lửa hành trình hoặc những loại máy bay chiến đấu bay ở tầm thấp tại bờ đông nước Mỹ. JLENS bao gồm 2 khinh khí cầu lớn, hoạt động dựa trên thiết bị radar phức tạp trang bị trên nó.
Những thử nghiệm mới đây của quân đội Mỹ đã chỉ ra rằng, các khí cầu này không hề hiệu quả trong việc xác định các mối đe dọa trên không.
Theo đó, vấn đề của khí cầu bắt nguồn từ lỗi phần mềm, dẫn đến việc radar không phân biệt được mục tiêu nào là ưu tiên hàng đầu để theo dõi và xử lí, ngoài ra, nó cũng khó phân biệt được giữa máy bay của quân ta và quân địch.
Sai sót thứ 2 đương nhiên đến từ hệ thống neo của khí cầu, điều dẫn đến việc một chiếc đã bỗng nhiên bay lơ lửng vào tháng 10-2015 tại Maryland, khiến không quân Mỹ phải cử 2 chiếc F-16 đuổi theo. Không có thiệt hại nào dưới mặt đất từ vụ việc này mặc dù nó đã hạ cánh xuống một trường học gần Pennsylvania.
Trên thực tế, chương trình tốn kém này đã phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề trước cả sự cố vào tháng 10-2015, tuy nhiên, việc các công ty sản xuất đã đầu tư rất nhiều vào việc vận động hành lang nhằm thuyết phục giới lãnh đạo giữ lại dự án này khiến nó vẫn tiếp tục được tồn tại cho đến nay.
TheoSputnik, ANTĐ