VietTimes -- Trung Quốc muốn lôi kéo
Nga trợ giúp trong trò chơi quyền lực tại Biển Đông nhằm chống lại liên minh
Mỹ - Nhật. Còn Nhật Bản bất chấp phản đối của Mỹ, muốn hợp
tác toàn diện với Nga và bắn một mũi tên trúng hai đích: thứ nhất, dùng hợp tác kinh tế để giải
quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ với Nga; thứ hai, bao vây Trung Quốc.
Quan hệ đối tác Nga-Trung đang chững lại. Tuy nhiên ông Tập Cận Bình là
người chiến thắng vì chi phối được những người thân cận với tổng thống
Nga, thông qua những món cho vay ưu đãi và hợp đồng dầu khí béo bở, Foreign Policy nhận định.
Ngày 25/6, tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến viếng thăm Bắc
Kinh, chủ yếu nhằm tìm kiếm vốn đầu tư từ Trung Quốc, trong bối cảnh
kinh tế Nga đang suy giảm, một phần là do các biện pháp trừng phạt của
châu Âu.
VietTimes -- Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc
họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông
và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.
Một
nước Nga suy yếu sẽ khiếp sợ sự bành trướng của Trung Quốc, và buộc phải trở
thành một đối tác của Mỹ trong dự án lớn của Washington ở thế kỷ XXI: Kiềm chế
Trung Quốc. Và chừng nào giới tinh hoa Mỹ còn hướng tới mục tiêu lãnh đạo toàn
cầu, thì không có sự thay thế cho chiến lược làm suy yếu Nga của Mỹ.
Đằng
sau sự chêch lệch về kinh tế là một khoảng cách thậm chí còn lớn hơn về
tham vọng và tầm nhìn chiến lược. Trung Quốc là một cường quốc đang
trỗi dậy, hướng về phía trước với sự lạc quan, nước này đang xây dựng
tương lai. Còn Nga là một cường quốc đang suy sụp...