Tờ nguyệt san The National Interest ngày 13/10 cho hay Quân đội Mỹ ngày càng dựa vào máy bay không người lái (UAV) để thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là những nhiệm vụ được cho là "nhàm chán, môi trường xấu hoặc nguy hiểm".
Phần lớn máy bay không người lái đều sẽ tiến hành trinh sát định kỳ. Chúng sẽ đóng vai trò của kẻ làm mê hoặc, làm trạm trung chuyển thông tin, thậm chí chuyển giao hàng hóa nhẹ.
Nhưng, ngày càng nhiều máy bay không người lái đã trang bị vũ khí, chẳng hạn máy bay không người lái Predator và máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ chủ yếu sử dụng trong các tình huống chiến thuật như tấn công các mục tiêu phần tử khủng bố hoặc phần tử nổi dậy.
Hiện nay, các chuyên gia chiến lược quân sự đang nghiên cứu việc mua sắm máy bay không người lái tầm xa, đặc biệt là những máy bay không người lái có thể thực hiện nhiệm vụ hạt nhân. Năm 2015 có tin cho hay Nga đang tìm cách chế tạo tàu ngầm không người lái lắp vũ khí hạt nhân.
Đây là một chiến lược gây tranh cãi, do nó có những nhân tố gây lo ngại - trao quá nhiều quyền cho những vũ khí về bản chất là người máy, rất dễ bị chiếm quyền điều khiển, gây lo ngại về mặt đạo đức - hơn nữa hành trình và khả năng tải trọng của những máy bay không người lái này đã có khả năng phá hoại lớn hơn nhiều. Song, cho dù như vậy, điều này vẫn đáng để cân nhắc.
Trên thực tế, chiếc máy bay không người lái chiến lược như vậy có thể đã sắp ra đời. Khi Mỹ quyết định tiếp tục phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo, chương trình này đã bao gồm hệ thống điều khiển có người lái và không người lái.
Máy bay ném bom tầm xa B-21 Raider đang được Mỹ phát triển trong tương lai sẽ thay thế các máy bay ném bom B-52 và B-1 hiện có, thực hiện nhiều loại nhiệm vụ hơn: tấn công hạt nhân, tấn công thông thường chiến lược và chiến thuật, theo dõi, thu thập tình báo, trinh sát và tấn công điện tử.
Quân đội Mỹ trong giai đoạn đầu có kế hoạch mua sắm 80 - 100 máy bay ném bom tầm xa, nhưng cuối cùng tổng số mua sắm có thể tăng lên tới 200 chiếc.
Trong đó, một số nhiệm vụ có lẽ không cần hệ thống có người lái, phiên bản không người lái của máy bay ném bom tầm xa sẽ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ thông thường hơn, chẳng hạn trinh sát hoặc tấn công điện tử, không cần tăng thêm các công việc không cần thiết cho nhân viên tổ lái.
Nhiệm vụ tấn công thông thường được tiến hành bằng việc sử dụng đạn không đối đất dẫn đường chính xác cũng có thể được cân nhắc giao cho hệ thống không người lái thực hiện, bởi vì nó có thể cung cấp các thủ đoạn tấn công mặt đất tầm xa, có tải trọng lớn cho Mỹ.
Hiện nay, loại hành động này chỉ có thể được thực hiện bởi các máy bay ném bom B-52 và B-1, trong khi đó hai loại máy bay ném bom này đang ngày càng cũ kỹ, lỗi thời. Còn các máy bay chiến đấu tầm ngắn hơn như máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 lại có khả năng rất hạn chế trên phương diện tấn công mặt đất.
Máy bay ném bom tầm xa không người lái thực hiện loại nhiệm vụ này sẽ vừa có thể chở rất nhiều đạn sát thương vừa có thể tránh để nhân viên tổ lái rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm.
Điều gây tranh cãi hơn là chủ ý sử dụng máy bay ném bom tầm xa phiên bản không người lái để phóng vũ khí hạt nhân.
Đương nhiên, Quân đội Mỹ đã vận hành một loạt hệ thống phóng vũ khí hạt nhân không người lái - đó cũng chính là tên lửa đạn đạo (có thể tưởng tượng chúng giống như một loại máy bay không người lái thực hiện nhiệm vụ đơn nhất, có đi không về).
Bất kể thế nào, máy bay không người lái lắp vũ khí hạt nhân vẫn gây nghi ngờ rất lớn. Nếu một chiếc máy bay không người lái như vậy bị tin tặc thao túng, bị ép đâm cháy hoặc bị thay đổi phương hướng để tấn công mục tiêu khác thì làm thế nào?
Nhân viên điều khiển từ xa của loại máy bay không người lái này làm thế nào để bảo đảm kiểm soát toàn diện hệ thống vũ khí hạt nhân sát thương như vậy?
Máy bay không người lái trang bị vũ khí hạt nhân có thể sẽ chưa thể lập tức sản xuất được, nhưng máy bay vũ trang tầm xa không người lái sẽ rất nhanh xuất hiện là điều chắc chắn, có thể nhanh hơn so với tưởng tượng của mọi người.
Triển vọng xuất hiện một hệ thống như vậy và các phương án tấn công của nó sẽ quá khó để chống lại.
Quân đội Mỹ đang tìm cách sở hữu khả năng "chiến lược triệt tiêu lần thứ ba", từ đó tránh để bản thân ngày càng rơi vào tình trạng không chịu nổi một cuộc tấn công trước khả năng tấn công tầm xa của các đối thủ tiềm tàng.
Vì vậy, đối với Quân đội Mỹ, một loại máy bay không người lái chiến lược có thể rất cần thiết.