Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa Xã ngày 17/3 đưa tin: "Việt Nam đang gặp phải nạn hạn hán lớn nhất cả trăm năm qua, Trung Quốc đã xả thêm nước sông Mê Kông để giảm bớt tình trạng hạn hán ở hạ nguồn sông này."
Bài báo này dẫn lời ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Trung Quốc và các nước dọc theo sông Mê Kông là láng giềng hữu hảo, lúc gặp khó khăn giúp đỡ lẫn nhau cũng là việc nên làm. Để giúp đỡ các quốc gia đối phó với hạn hán, chính phủ Trung Quốc đã khắc phục khó khăn tự thân để nỗ lực giúp đỡ hết khả năng có thể.
Trung Quốc quyết định xả thêm nước vào dòng Mê Kông cung cấp xuống hạ du. Việc này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Hy vọng việc này có thể giúp giảm bớt thiệt hại do hạn hán gây ra ở hạ nguồn."
Lưu Cang, Phóng viên thường trú Nhân Dân nhật báo tại Việt Nam dẫn lời một người được cho là Phó Chủ tịch thành phố Pleiku nói: "Tôi xem thời sự được biết Trung Quốc quyết định xả thêm nước sông Mê Kông, việc này đối với bà con đồng bào khu vực Tây Nguyên chúng tôi mà nói là một tin rất tốt" (?).
Nhân Dân nhật báo cũng viết: "Một người dân Long An có tên là Nguyễn Văn Chí nói rằng: "Tôi tin chính phủ Trung Quốc lần này vì Việt Nam xả nước Mê Kông sẽ giúp bà con quê tôi vượt qua hạn hán".
Do đó chúng tôi đã trao đổi với Bộ Ngoại giao, bắt đầu từ hôm qua chúng tôi quyết định tăng lưu lượng xả nước trên đập Cảnh Hồng lên 2000 mét khối trên giây mỗi ngày xuống hạ du. Thời gian xả nước bắt đầu từ ngày 15/3 kéo dài liên tục đến 10/4, sau đó tùy vào tình hình sẽ điều chỉnh thích hợp".Trước đó, bên hành lang kỳ họp Lưỡng Hội hôm 16/3, ông Trần Lôi - Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc nói với cánh báo chí, truyền hình: "Trung Quốc và Việt Nam vừa là đồng chí, vừa là anh em, lại là láng giềng hữu hảo liền sông liền núi.
Ông Lôi nói với báo giới: "Trước đây lưu lượng xả nước xuống hạ nguồn là 1000 mét khối / giây, hiện tại tăng lưu lượng xả nước có thể giải quyết khủng hoảng thiếu nước do hạn hán ở hạ nguồn, đáp ứng nhu cầu nước ngọt của các nước Việt Nam, Myanmar, Campuchia..."
Hà Lượng Lượng, một nhà bình luận thời sự của đài Phượng Hoàng trụ sở đóng tại Hồng Kông, Trung Quốc ngày 17/3 bình luận trên đài này:
"Sông Mê Kông bắt nguồn từ Trung Quốc, ở Trung Quốc nó có tên gọi là sông Lan Thương. Đây là con sông dài nhất Đông Nam Á, hơn 4000 km, là dòng sông mẹ của một số nước Đông Nam Á.
Ở hạ nguồn, Việt Nam và Thái Lan đều là 2 quốc gia sản xuất lúa gạo chủ yếu trên thế giới. Nay cả hai nước đều đang gặp hạn hán nghiêm trọng trăm năm mới thấy một lần. Trong tình huống đó rất cần nguồn nước từ thượng nguồn Mê Kông đổ xuống. Do phía Việt Nam đề nghị, Trung Quốc chẳng nói hai lời liền lập tức đồng ý.
Từ đây tôi liên tưởng đến câu nói, hoạn nạn mới thấy chân tình. Đó là chân tình giữa Trung Quốc với Việt Nam, Thái Lan, Lào...
Mặc dù giữa Trung Quốc với Việt Nam có những tranh chấp trên Biển Đông, hay một số nước phương Tây đặc biệt thích tuyên truyền lôi kéo một bộ phận người dân Việt Nam, khiến cho một số thành phần trong tầng lớp tinh anh của xã hội Việt Nam có cảm giác đề phòng Trung Quốc.
Nhưng tôi cho rằng, dù hiện tại có ý kiến thế nào về Trung Quốc đi nữa, chúng ta cứ nhìn việc này có thể thấy, là quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc đã không do dự xả nước cứu hạn ở hạ nguồn giúp Việt Nam và Thái Lan. Đó chính là hoạn nạn mới thấy chân tình, đó mới thực sự là láng giềng đích thực.
Người Trung Quốc có câu, bán anh em xa mua láng giềng gần. Lúc Việt Nam và Thái Lan cần nước thì Trung Quốc liền cấp nước. Đó là điều Ấn Độ không thể làm, Nhật Bản và Hoa Kỳ càng không thể nào làm được. Do đó tôi nghĩ, sự kiện này sẽ là gợi ý cho một bộ phận người dân Việt Nam".
Hà Lượng Lượng. Nguồn: ifeng.com.
Vài lời bình luận: Đối với các quốc gia có các dòng sông quốc tế chảy qua, việc bảo vệ dòng sông, hệ sinh thái cũng như cuộc sống của ngư dân, nông dân ngàn đời này sống nhờ vào dòng sông ấy là trách nhiệm của tất cả các nước từ đầu nguồn đến cuối nguồn.
Việc đắp đập ngăn dòng, xây dựng thủy điện trên lãnh thổ một nước có tác động ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, chất lượng nước, dòng chảy và sinh kế của hàng vạn, hàng triệu người dân sống hai bên bờ sông. Do đó cần có sự tham vấn, nghiên cứu trao đổi và phối hợp chặt chẽ với các nước khác trên cùng dòng sông để bảo vệ tài sản chung.
Nhưng với sông Mê Kông nói riêng hay các sông phát tích từ Tây Tạng, Tân Cương chảy sang các nước khác nói chung, phía Trung Quốc cho đến nay quyết không phối hợp và chia sẻ nguồn tài nguyên nước ngọt.
Riêng trên dòng Mê Kông hiện nay Trung Quốc đã xây dựng 6 đập thủy điện ở thượng nguồn và đều nằm cách nhau san sát và còn dự kiến xây dựng thêm 14 đập khác, theo Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, Ấn Độ.
Từ lâu giới nghiên cứu khoa học Việt Nam, khu vực và quốc tế đã cảnh báo nguy cơ và những tác động tiêu cực mà các đập thủy điện Trung Quốc và một số nước xây dựng ở thượng nguồn dòng Mê Kông nhưng đều bị các nước này phớt lờ, bất chấp hậu quả và tác động mà láng giềng phải gánh chịu.
Tình trạng hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là hậu quả, hệ lụy của thảm họa kép, bao gồm hiện tượng El Nino và các đập thủy điện bắm nát dòng Mê Kông mà Trung Quốc có trách nhiệm trong đó.
Động thái Trung Quốc xả thêm nước xuống hạ nguồn Mê Kông để giảm bớt hậu quả tình trạng hạn hán do El Nino và đập thủy điện gây ra là điều đáng hoan nghênh. Nhưng xin lưu ý, đó chính là trách nhiệm của Trung Quốc chứ không phải cái Bắc Kinh đem ra mặc cả với các nước.
Các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông đang nỗ lực đốc thúc Trung Quốc cùng xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước ngọt trên dòng sông chung này, nhưng Trung Quốc đều tìm cách chối.
Các đập thủy điện trên sông Mê Kông. Nguồn:Michael Buckley / Phương Vũ - Hồng Hạnh / VnExpress.
Nhưng phản ứng của các quan chức và giới truyền thông Trung Quốc cho thấy, một là họ vẫn muốn độc quyền kiểm soát dòng sông chung Mê Kông dựa vào ưu thế vị trí thượng nguồn chứ quyết không chia sẻ.Nỗ lực của Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc tăng lượng nước xả xuống hạ nguồn sông Mê Kông rất đáng được ghi nhận khi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang tàn phá vùng đồng bằng châu thổ vốn phì nhiêu, màu mỡ này, góp phần giúp người dân vượt qua cơn bĩ cực.
Hai là nguồn nước dòng Mê Kông đang được họ sử dụng như một thứ vũ khí chính trị để chi phối khu vực và đem ra đổi chác, đúng như Giáo sư Brahma Chellaney đã chỉ ra.
Thậm chí như ông Hà Lượng Lượng, đã đem cả việc xả nước Mê Kông gán vào chuyện Biển Đông, quan hệ Việt - Trung và dùng nó để kích động, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác.
Trung Quốc vẫn nắm chặt "vòi nước" Mê Kông và thích khóa mở thế nào, lúc nào và ra sao là ở họ. Hệ thống đập thủy điện dày đặc mà Trung Quốc và một số nước xây dựng không chỉ làm trầm trọng thêm hạn hán, mà vào mùa lũ, nó trở thành những quả bom nước khổng lồ, sức công phá ghê gớm đối với hạ nguồn.
Việt Nam lại nằm ở cuối dòng Mê Kông, đó là một thực tế phải tính đến. Để tránh phụ thuộc, thiết nghĩ vượt qua cơn hạn hán trước mắt là đến ngay bài toán lâu dài, Việt Nam cần thích ứng với tình hình mới.
Đồng thời với việc đấu tranh vận động thể chế hóa quản lý nguồn nước sông Mê Kông, đã đến lúc Việt Nam cần thay đổi chiến lược cho cả Đồng bằng sông Cửu Long.
Lượng nước mà phía Trung Quốc tuyên bố xả thêm xuống Mê Kông có giúp được người dân Đồng bằng sông Cửu Long đỡ khát hay không vẫn còn phải chờ xem. Bởi lẽ với hàng ngàn km mà dòng sông đi qua, những cánh đồng cũng đang chết khát, nứt nẻ.
Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia bơm hút cho cánh đồng, nông dân của họ mới đến người dân Việt Nam nằm ở cuối nguồn.
Theo GDVN