Putin đương đầu đòn hiểm của Mỹ ra sao
VietTimes -- Phân tích các thông tin thời sự và truyền thông thế giới, tác giả Mike Whitney một cây bút tự do đang sống tại Washington đã có những bình luận về tổng thống Nga Vladimir Putin, đặc biệt về những thành công của nước Nga hiện đại và quyết định can thiệp quân sự vào Syria.
Trong cuộc gặp tại Câu lạc bộ chính trị thảo luận quốc tế Valdai, tổng thống Putin đã phát biểu:
"Vấn đề cốt yếu là cung cấp những điều kiện cho lao động sáng tạo và phát triển kinh tế ở một bước tiến sẽ chấm dứt việc phân chia thế giới thành những bên thắng và thua vĩnh cửu. Luật chơi phải cho phép các nền kinh tế đang phát triển có ít nhất một cơ hội để bắt kịp với những nền kinh tế phát triển mà chúng ta đã biết.
Chúng ta cần phải có bước phát triển kinh tế, chống đỡ cho các nước và khu vực tụt hậu để tạo nền thành quả phát triển kinh tế và kỹ thuật cho tất cả. Đặc biệt điều này sẽ giúp kết thúc sự nghèo đói, một trong những vấn đề tệ hại nhất trong cuộc sống đương đại".
Tổng thống Putin trong cuộc gặp tại CLB chính trị thảo luận quốc tế Valdai.
Ông Putin muốn chấm dứt sự nghèo đói? Ông muốn kích thích nền kinh tế ở các nước đang phát triển? Ông muốn thay đổi hệ thống đang chia rẽ thế giới thành "các nước thắng và thua cuộc vĩnh cửu"? Nhưng điều này liệu có thể nếu ông Putin là người xấu, là một "sát thủ KGB" như phương Tây vẫn luôn cáo buộc?
Những nhà tự do người Mỹ sẽ phải ngạc nhiên khi thấy ông Putin đang ủng hộ xử lý rất nhiều các vấn đề của xã hội như họ. Ví dụ, tổng thống Nga không chỉ cam kết sẽ nâng tiêu chuẩn sống và kết thúc nghèo đói, ông còn là người tin tưởng lớn lao rằng việc chăm sóc sức khỏe toàn dân - đang miễn phí theo Hiến pháp Nga.
Dù hệ thống của Nga vẫn còn khuyết điểm nhưng đã có những bước tiến ấn tượng dưới thời của ông Putin, người đã tăng ngân sách, cải thiện việc điều trị và mở rộng khả năng tiếp cận y tế. Tổng thống Nga tin rằng chăm sóc sức khỏe là quyền cơ bản của con người. Dưới đây là những phát biểu của ông tại cuộc gặp thường niên tại Câu lạc bộ chính trị thảo luận quốc tế Valdai:
"Một ưu tiên khác là chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Mọi người trên thế giới, không chỉ tầng lớp tinh hoa cần có một cuộc sống dài, khỏe mạnh và đầy đủ. Đây là một mục tiêu cao quý. Nói tóm lại, hiện tại chúng ta cần xây dựng nền móng cho thế giới tương lai bằng cách đầu tư vào tất cả những lĩnh vực cần ưu tiên trong việc phát triển con người".
Vậy bao nhiêu nhà chính trị "tự do" của Mỹ sẽ ủng hộ một lời đề nghị như của ông Putin? Không nhiều. Những đảng viên Đảng dân chủ của Mỹ rất chia rẽ với Chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc Obamacare - một chương trình tái cơ cấu dựa trên thị trường mà đảm bảo sẽ mang lại miếng bánh lớn hơn cho các Tổ chức bảo hiểm sức khỏe lớn (HMO) và các công ty dược phẩm. Các đảng viên dân chủ đã không còn cố để thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe toàn dân như một quyền cơ bản. Họ đã thừa nhận thất bại và chuyển sang những vấn đề khác.
Trông thông điệp liên bang cuối nhiệm kỳ tổng thống vào ngày 1.3 vừa rồi, tổng thống Nga thông tin về các loại vũ khí hạt nhân mới không thể đánh chặn của Nga.
Rất nhiều người Mỹ sẽ ngạc nhiên hơn với quan điểm của ông Putin về vấn đề biến đổi khí hậu. Dưới đây là những phát biểu khác trong đối thoại Valdai:
"Thưa các quý bà và các quý ông, một vấn đề nữa sẽ ảnh hưởng tới tương lai của toàn bộ nhân loại là vấn đề biến đổi khí hậu... Tôi đề nghị chúng ta nên có một cái nhìn rộng hơn về vấn đề này. Điều chúng ta cần là một cách tiếp cận khác cho phép chúng ta có thể có được những công nghệ mới cách mạng có bản chất giống tự nhiên không gây hại cho môi trường mà còn hài hòa với nó, cho phép chúng ta phục hồi lại sự cân bằng giữa sinh quyển và kỹ thuật trong các hoạt động của con người.
Thực tế, đây là một thách thức mang tầm vóc toàn cầu. Và tôi tin tưởng nhân loại sẽ có đủ tri thức để đối mặt với nó. Chúng ta cần có chung nỗ lực, đặc biệt là những nước có khả năng nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ, đã có những bước tiến quan trọng trong nghiên cứu cơ bản.
Chúng tôi đề nghị tổ chức một diễn đàn đặc biệt dưới sự ủng hộ của Liên hợp quốc để có thể xác định được hết tất cả các vấn đề liên quan tới việc suy giảm nguồn tài nguyên tự nhiên, sự hủy hoại môi trường sống và biến đổi khí hậu. Nga muốn làm đồng bảo trợ cho một diễn đàn như vậy..."
Tổng thống Trump đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu.
Hầu hết mọi người đều không nghi ngờ việc ông Putin ủng hộ một nỗ lực toàn cầu để chống lại việc biến đổi khí hậu. Nhưng có vấn đề là vì sao chỉ với chút ít thông tin có thể làm dịu đi hình ảnh của Putin và khiến ông trở nên nhân văn hơn trong khi truyền thông phương Tây luôn tìm cách khiến ông trở thành nhân vật xấu nhất có thể. Truyền thông không muốn mọi người biết ông Putin hoàn toàn ngược lại, là một người nhã nhặn, làm việc không mệt mỏi để khiến Nga và thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Họ muốn mọi người tin rằng ông là một kẻ chuyên quyền, một người ám ảnh thù hận với Mỹ và đe dọa tới an ninh quốc gia của nước này. Nhưng điều này không phải là sự thật.
Putin không phải là nhân vật đáng sợ như truyền thông tô vẽ, ông cũng không ghét Mỹ. Sự thật là ông Putin tốt cho nước Nga, cho ổn định khu vực và cho an ninh toàn cầu. Năm 2000, ông đã kéo Liên bang Nga tránh khỏi bờ vực suy vong và đưa đất nước theo hướng đi tích cực nhất có thể. Ảnh hưởng của ông với nền kinh tế Nga rất ấn tượng. Theo Wikipedia:
"Giữa năm 2000 và 2012, xuất khẩu năng lượng của Nga đã cung cấp một bước phát triển nhanh trong tiêu chuẩn sống với mức thu nhập thực tế sau thuế tăng 160%. Về mặt giao dịch dollar, mức năng thu nhập thực tế sau thuế gấp 7 lần kể từ năm 2000. Trong cùng thời điểm, tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói giảm một nửa, sự hài lòng về cuộc sống của người Nga cũng tăng lên ấn tượng".
Bất bình đẳng cũng là một vấn đề với Nga giống như tại Mỹ nhưng phần lớn các người dân lao động được hưởng lợi lớn từ chính sách tái cơ cấu và hệ thống phân bổ đã chứng minh bằng việc thu nhập thực tế đang tăng đều. Trong khi tại Mỹ, tiền lương thực tế sau thuế đang dậm chân tại chỗ trong hơn hai thập kỷ và tài sản của cả đất nước chỉ nằm trong tay 1% dân số. Kể từ khi ông Putin nắm quyền vào năm 2000, về mặt tổng thể các lao động được tăng lương, lợi ích, chăm sóc sức khỏe và lương hưu.
Tỷ lệ nghèo đói và thất nghiệp giảm một nửa trong khi đầu tư nước ngoài tăng ổn định. Nợ quỹ tiền tệ quốc tế đã được trả hết, việc rút vốn đầu tư khỏi đất nước đã dừng lại, dự trữ tiền tệ lên tới hàng trăm tỷ USD, thuế thu nhập cá nhân và tổ chức được cắt giảm, kỹ thuật công nghệ đã được khôi phục chưa từng có. Những tập đoàn đầu sỏ chính trị vẫn có giữ được ảnh hưởng lớn trong nhiều ngành công nghiệp họ sở hữu nhưng đã mất dần sự chi phối và "chính quyền tham nhũng đang biến mất".
Theo Gallup, năm 2017 ông Putin đứng ở vị trí thứ 6 với tỷ lệ đánh giá tích cực đạt 43%.
Mọi điều còn xa so với mức hoàn hảo nhưng nền kinh tế Nga đã đơm hoa kết trái dưới thời tổng thống Putin và về tổng thể người dân Nga đánh giá cao ông. Điều này giải thích vì sao tỷ lệ đồng thuận với ông Putin của dân chúng lên tới mức 70-80%. Ông là tổng thống được yêu mến nhất của Nga từ trước tới nay. Nhưng sự ủng hộ ông không chỉ hạn chế tại Nga. Thực tế, ông đứng trong hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu thế giới. Theo điều tra của cuối năm của Gallup International, ông đứng thứ 3 (43%) sau Thủ tướng Đức Angela Merkel (49%) và tổng thống Pháp Macron (45%). Theo Gallup: "Tỷ lệ ủng hộ của ông tăng từ 33% lên 43% trong hai năm - một con số ấn tượng".
Nơi duy nhất con người có cái nhìn tiêu cực về ông Putin là tại Mỹ (14%) và châu Âu (28%), 2 khu vực này là nơi ông bị truyền thông "chà đạp" và thường bị chỉ trích bởi tầng lớp chính trị. Vì vậy, không ngạc nhiên khi việc tìm ra một bài báo đối xử với ông Putin với mức độ khách quan nhỏ nhất giống như việc tìm một đồng xu giữa Thái Bình Dương. Truyền thông phương Tây đồng loạt coi ông Putin là một kẻ chuyên quyền, người đã hạ lệnh tiêu diệt các đối thủ chính trị, người đã gieo mối bất hòa và hủy hoại niềm tin vào dân chủ của xã hội Mỹ, người đã chỉ đạo một cuộc chiến mạng bí mật và nguy hiểm chống lại nước Mỹ - Tất cả những điều này đều không có bằng chứng. Dù là những điều bịa đặt và phỉ báng, nhưng tác động tẩy não với người dân Mỹ cũng rất ấn tượng như kết quả điều tra của Gallup. Điểm mấu chốt là: tuyên truyền của phương Tây đã thành công.
Những cuộc tấn công vào ông Putin bắt đầu vào khoảng thời gian năm 2006 vào nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông. Điều này xảy ra khi Nga đang chống lại sự bóc lột và lợi dụng mà Mỹ cần ở các nước chư hầu của mình. Đó là lúc Hội đồng cố vấn Quan hệ đối ngoại của Mỹ đưa ra bản báo cáo "Hướng đi sai của Nga" chỉ trích Nga đang củng cố chính sách ngoại giao độc lập và đẩy mạnh sự kiểm soát với các vùng dầu khí là lý do để "ý tưởng về 'quan hệ chiến lược' không còn là điều thực tế". Và Nga bị "ném ra khỏi chiếc xe buýt" chỉ vì họ muốn tự kiểm soát nguồn dầu mỏ và số phận của mình.
(còn tiếp)