Pháo tự hành tung hoành trên chiến trường Syria

VietTimes -- Trong cuộc tấn công trên vùng nông thôn phía đông tỉnh Hama, quân đội Syria sử dụng rộng rãi các loại pháo tự hành. Trong các loại pháo tự hành quân đội Syria, có loại SAU pháo nòng dài M-46 130mm lắp đặt trên xe vận tải khung gầm Đức 4 cầu "Mercedes ACTROS 4140".
Quân đội Syria sử dụng pháo tự hành bánh hơi 4 cầu M-46 130 mm trên vùng sa mạc tỉnh Homs
Quân đội Syria sử dụng pháo tự hành bánh hơi 4 cầu M-46 130 mm trên vùng sa mạc tỉnh Homs

Trong một số bức ảnh, đăng tải trên mạng xã hội, cho thấy quân đội Syria còn sử dụng pháo tự hành 122mm 2C1 "Gvozdik - Hoa cẩm chướng".

Pháo tự hành tung hoành trên chiến trường Syria ảnh 1
Pháo tự hành tung hoành trên chiến trường Syria ảnh 2
Pháo tự hành tung hoành trên chiến trường Syria ảnh 3

Một điểm đặc biệt của lực lượng pháo binh quân đội Syria là các khẩu đội pháo bắn rất dữ dội, không tiếc đạn. Đạn dược được vận chuyển đến bằng xe vận tải siêu trọng KamAZ-5350.

Lực lượng khủng bố IS, có lẽ cũng không còn binh lực để tiến hành các cuộc phản công vào sâu trong hậu phương chiến trường của quân đội Syria. Do đó các khẩu đội pháo tự hành, hầu như không có lực lượng bảo vệ, cố thủ trên trận địa giữa sa mạc nhiều ngày. 

Pháo tự hành tung hoành trên chiến trường Syria ảnh 4
Pháo tự hành tung hoành trên chiến trường Syria ảnh 5
Pháo tự hành tung hoành trên chiến trường Syria ảnh 6
Pháo tự hành tung hoành trên chiến trường Syria ảnh 7

Pháo tự hành SAU M-46 130mm lắp đặt trên khung gầm xe bánh hơi Đức được coi là loại pháo tự hành có tầm bắn xa nhất. Quân đội Syria sử dụng loại đạn pháo 130 mm của Trung Quốc có liều phóng phản lực tăng tầm đuôi đạn, cho phép nâng tầm bắn lên đến 44 km. 

Pháo tự hành tung hoành trên chiến trường Syria ảnh 8

Ngoài các loại pháo tự hành, pháo phản lực BM-21 Grad, trên vùng sa mạc quân đội Syria còn sử dụng pháo phản lực hạng nặng  9P140 Uragan BM - 27, sản xuất từ thời kỳ Liên Xô cũ. 

Quân đội Syria thường biên chế nhiều loại pháo cho một đơn vị chiến đấu, phương thức tác chiến của các đơn vị binh chủng hợp thành quân đội Syria (bộ binh, tăng thiết giáp, pháo binh, súng phòng không hạng nặng và sự yểm trợ của không quân) thường theo chuẩn NATO. Chính vì nguyên tắc chiến thuật này, nên trong các trận đánh, lực lượng pháo binh bắn chuẩn bị rất nhiều trước khi bộ binh, tăng thiết giáp tham gia tấn công.

Trong tình huống đối phương phản kích dữ dội, xe tăng sẽ được điều lên bắn phá tiêu diệt hỏa điểm dưới hỏa lực yểm trợ của xe thiết giáp phòng không Shilka hoặc các xe cơ giới bọc thép gắn pháo phòng không tự động 37 mm, 2 x 23 mm. Khi xe tăng bị bắn hạ, bộ binh sẽ lùi lại phía sau cho pháo binh và không quân tiếp tục tập kích hỏa lực “làm mềm” mục tiêu.

Nhược điểm chính của phương thức tác chiến này là hiệu quả tương đối thấp đối với các khu vực phòng thủ vững chắc như chiến trường đô thị Đông Ghouta, ngoại ô Damascus, mức độ tiêu hao đạn dược và các phương tiện tăng thiết giáp khá cao. Trên chiến trường sa mạc, hiệu quả tác chiến cũng tương đối thấp do mật độ tập trung binh lực của IS không cao, các tay súng IS cơ động nhanh. Pháo binh chủ yếu phá hủy các công trình công sự của đối phương, xua đuổi phiến quân để các lực lượng vũ trang Syria tấn chiếm mục tiêu. 

TTB